Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 5: Tổ sư Mật tông hay coi A Lại Da thức và Như Lai Tạng là hai pháp khác nhau |
Tiết 5: Tổ sư Mật tông hay coi A Lại Da thức và Như Lai Tạng là hai pháp khác nhau Đa số các tông phái của Mật tông đều coi A Lại Da thức và Như Lai Tạng là hai pháp khác nhau chứ không phải là cùng một pháp, đồng thời còn cho rằng A Lại Da thức không phải là Tâm, mà là Minh điểm. Ví dụ, trong cuốn “Trát mạc nang đôn – Thậm thâm nội nghĩa” có nói thế này: “Có người nói A Lại Da là A Lại, không phải là (nguyên) nhân thanh tịnh tướng; Hoặc còn gọi là A Lại Da thức, là (nguyên) nhân tịnh tướng. Vì sao lại có hai nghĩa trái ngược nhau như thế? Cái A Lại Da thanh tịnh đó, tức là nhân của A Lại Da thanh tịnh, chứ không phải là tự nhân (nguyên nhân nội tại chính nó) của Niết Bàn Phật. Có người nói: ‘Không phân biệt (khác) so với bạch pháp Phật Bồ Đề (Bạch Minh điểm), dựa vào lý chính kiến, có thể an lập trên A Lại Da thức hay không? Nếu không thể, thì pháp tự thanh tịnh đó vì sao lại sinh khởi thế?’ Đáp rằng: ‘Trước ta thường nói Pháp thân thanh tịnh tâm, dựa vào Như Lai Tạng…” (34-340). Ở đây nói Mật tông coi bạch Minh điểm quán tưởng ra là A Lại Da (thức), chứ không coi Thức thứ tám mà Phật thuyết là A Lại Da, có thể nói đây là một ví dụ thực tế về việc họ đã tự ý giải thích danh tướng Phật pháp. Như vậy, chứng được Minh điểm “A Lại Da” đó xong, họ lại chế giễu những người chứng ngộ của Hiển tông là chỉ có chứng lượng A Lại Da thức thô bạc. Kỳ thực, đó là ông nói gà bà nói vịt, chứng lượng khác nhau xa. Chứng được Minh điểm như thế, mà tự nói mình đã chứng được A Lại Da, rồi khoa trương nói với người Hiển giáo rằng: “Các anh chỉ chứng được A Lại Da, chứng lượng thô thiển như vậy mà dám đứng ra bình luận người khác. A Lại Da thức trong Mật tông của chúng tôi, chỉ là cảnh giới chứng lượng của những người mới nhập môn, chúng tôi còn chứng được Chân Như ở Phật địa cao hơn, cho nên mới có thể tức thân thành Phật. Các anh chứng lượng quá nông cạn, không nên đứng ra phê bình người khác”. Thế nhưng họ lại không tự biết mình đã hiểu sai hoàn toàn về Phật pháp, lầm coi Thức thứ tám Chân thực Tâm giải thích thành Minh điểm, râu ông nọ cắm cằm bà kia, lại còn quay sang giễu bậc Hiền Thánh đã chứng ngộ của Hiển giáo có chứng lượng thô thiển. Các thượng sư cổ kim của Mật tông như thế nhiều không kể xiết (đông như bầy cá giếc qua sông), cho nên mới gọi là đám tông đồ cuồng Mật. Lại còn có thuyết cho rằng Thức thứ tám A Lại Da nằm trong quả tim thịt, sau đó nói Thức thứ tám tàng chứa Như Lai Tạng trong đó: “Thậm thâm nội nghĩa tuy đã nói đến tu trung, trụ trung, nhưng chỉ nói vị trí trụ trung, nhưng không nói đến vị trí tu trung. Nay giới thiệu ba thuyết: ‘Một là ở gân trong xương sống; Hai là trong cột sống có một thứ như là đuôi ngựa; Ba là không có”. Đúng như nói rằng trong Thức thứ tám có tàng chứa Như Lai Tạng, nhưng đó không phải là quả tim thịt, mà là quả tim thịt có Thức thứ tám và mệnh khí, không thể nói thẳng rằng quả tim thịt này và mệnh khí là Như Lai Tạng”. (34-91) Ý của đoạn văn trong “Trát mạc nang đôn – Thậm thâm nội nghĩa” này là nói trong Thức thứ tám có tàng chứa một cái Như Lai Tạng, mà tạng Thức thứ tám này nằm ở trong trái tim bằng thịt (của mỗi người). Thuyết này hoàn toàn khác với lời Phật, cũng trái ngược với chứng lượng của những người chân ngộ. Bởi Phật nói Thức thứ tám chính là Như Lai Tạng, ở quả vị chúng sinh (giai đoạn phàm phu) thì gọi là A Lại Da thức, ở quả vị giải thoát (khỏi sự) hiện hành của phiền não chướng thì gọi là Thức Dị thục thứ chín, ở Phật địa cứu cánh thì gọi là Thức Vô cấu thứ mười – tức Chân Như. Trước khi thành Phật thì gọi chung là Như Lai Tạng, cho nên A Lại Da thức và Như Lai Tạng không phải là một, cũng không hề khác nhau (phi nhất phi dị), A Lại Da thức và Chân Như ở Phật địa cũng không phải là một, nhưng không hề khác nhau. Vì Thức thứ tám có đầy đủ chủng tử công năng giúp cho chúng sinh tương lai thành Phật, cho nên mới nói “Trong Như Lai Tạng tàng Như Lai”, vì thế mà gọi là Như Lai Tạng. Không phải như các tổ sư Mật tông xưa nay vẫn đem Thức thứ tám và A Lại Da thức chia thành hai vật khác nhau, cũng không phải như các tổ sư Mật tông xưa nay đem A Lại Da thức và Như Lai Tạng một chia thành hai. Các tổ sư Mật tông xưa nay hiểu nhầm Phật pháp một cách phổ biến, tự lấy ý mình để giải thích ý nghĩa của danh tướng trong Phật pháp, sau đó tự nói mình đã chứng được Phật pháp Đại thừa, rồi lại phát minh ra cảnh giới trong Tam giới thế tục, rêu rao cảnh giới đó chính là cảnh giới Phật địa, rồi tự nói mình đã chứng được Chân Như ở Phật địa. Tìm hiểu sự thực thì cái gọi là “Chân Như ở Phật địa” mà họ đã chứng được chỉ là cảnh giới hữu lậu của Ý thức mà thường kiến ngoại đạo chứng được, còn không thể biết Thức thứ bảy của mình ở đâu, huống hồ có thể chứng được Thức thứ tám A Lại Da của mình ư? Thế mà cuồng ngôn nói mình đã chứng được Chân Như ở Phật địa, dùng để hạ thấp chứng lượng của những người tu hành Hiển giáo là thô thiển, đảo lộn cả gốc ngọn. Lại còn có thuyết nói Thức thứ tám ở trong Trung mạch thế này: “…Từ Mật xứ nối liền đến Đỉnh đầu, đầu trên có bản thể màu trắng “A”, là Minh điểm của cha, to như hạt cải nằm trên đó. Dưới rốn thì có Minh điểm của mẹ, có bản thể màu đỏ, gọi là chữ A ngắn. Trong chữ A có Thức thứ tám trụ ở đó, và có đầy đại mệnh khí mà nó nương dựa, bên trong rỗng như hư không” (“Thậm thâm nội nghĩa”: 34-370). Thức thứ tám mà Mật tông nói đó nằm bên trong chữ A do quán tưởng mà thành ở trong Trung mạch của cơ thể, hoàn toàn khác với những gì Phật thuyết. Phật dạy Thức thứ tám có tứ biến: Biến nhất thiết thời (bao trùm lan khắp mọi thời gian), Biến nhất thiết thức, Biến nhất thiết giới và Biến nhất thiết xứ. Thế nào là Biến nhất thiết xứ? Nên biết rằng Thức thứ tám có mặt ở Thập nhị xứ trong cơ thể, vậy mà sao các tổ sư Mật tông xưa nay chỉ nói Thức thứ tám trụ ở trong một chốn (xứ sở) nào đó trong Trung mạch? Vì sao các thày Mật tông lại nói hoàn toàn khác với Pháp mà Phật nói như vậy, mà lại bảo đó là Phật pháp? Vì sao dựa vào “chứng lượng” tu bằng ngoại đạo pháp trái với Phật thuyết mà dám nói sự tu chứng Phật pháp của họ cao hơn cả tu chứng bên Hiển giáo? Vì sao sự tu chứng bằng pháp ngoại đạo như thế lại có thể nói là tu chứng Quả địa trong Phật pháp, để rồi hạ thấp sự tu chứng của Phật pháp chân thực bên Hiển giáo chỉ là tu chứng Nhân địa? Rồi cuồng ngôn nói tu chứng của Hiển giáo không thần tốc bằng Mật tông? Làm gì có lý như vậy chứ! Có lúc họ lại nói Thức thứ tám ở Tâm luân, như “Trát mạc nang đôn – Thậm thâm nội nghĩa” nói thế này: “Lúc ngủ tuy tải nhiều, nhưng lấy Thức thứ tám làm chính, trụ ở trên Pháp luân giữa tâm, …Trong này khi ngủ say, tám thức chủ yếu là Thức thứ tám, trụ ở Tâm luân. Sáu thức đầu không hiển rõ, cũng đều tập trung ở đây. Khi tất cả hữu tình trụ, thì cái này rối loạn. Khi thanh tịnh, đắc quả quang minh”. (“Thậm thâm nội nghĩa”: 34-428). Trong đoạn văn trên, họ cũng hiểu sai rất nhiều về nội dung Chủng trí Phật pháp. Như trên đã nói, Phật thuyết Thức thứ tám A Lại Da không trụ ở trong Tâm luân bên trong Trung mạch, mà là lan khắp tất cả mọi nơi (Biến nhất thiết xứ), ở đây không nhắc lại. Ý thức kỳ thực cũng không phải là tập trung ở trong Tâm luân bên trong Trung mạch lúc ngủ say, cũng không phải là không hiển rõ. Thực tế là khi ngủ say, Ý thức theo đó mà đoạn diệt, không còn tồn tại, bởi Phật đã nói Ý thức chắc chắn sẽ đoạn diệt trong Ngũ vị như lúc ngủ say… Lại nữa, trong lúc tỉnh giấc, Ý thức và năm thức đầu cũng không ở trong Trung mạch, cũng không ở trong thân hay ngoài thân, mà ở ở chỗ của năm Thắng nghĩa căn. Vì sao lại nói vậy? Vì Phật thường khai thị thế này: “Chỗ Căn Trần tiếp xúc sinh ra Nhãn thức, cho đến Chỗ Căn Trần tiếp xúc sinh ra Ý thức”. Con người chúng ta từ khi sinh ra đến nay chưa từng tiếp xúc với ngoại Ngũ trần, từ vô thủy kiếp đến nay đều đã như thế rồi. Nói chúng ta tiếp xúc với Ngũ trần chính là tiếp xúc với Ngũ trần Nội tướng phần (Do Như Lai Tạng trì ngũ Phù trần căn và ngũ Thắng nghĩa căn, tiếp xúc ngoại Ngũ trần mà đối hiện ra ngũ trần cảnh (của) nội Ngũ trần tướng phần ở chỗ Thắng nghĩa căn, như thế thì Ý căn Mạt Na thức tiếp xúc với Pháp trần trên Ngũ trần, sau đó gọi Lục thức như Nhãn thức (Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân, Ý thức) tiếp xúc với Lục trần, cho nên Lục trần mà chúng ta tiếp xúc đều là Lục trần Nội tướng phần. Vì Ý thức là Tâm, không phải là Sắc pháp thì không thể tiếp xúc trực tiếp với sắc pháp ngoại Ngũ trần được, buộc phải nhờ Ngũ trần tướng “Nội tướng phần” tựa như chất cảnh do Như Lai Tạng đối hiện ra ở đầu não Thắng nghĩa căn, thì tiền Lục thức mới có thể tiếp xúc được). Nội tướng phần chỉ hiện tiền ở đầu não Thắng nghĩa căn, thì nghĩa là chỉ có ở “xứ - chỗ” tiếp xúc Căn Trần ở não bộ này mới sinh ra sáu thức đầu, vì thế mới biết rằng Lục thức không thể hiện hành ở trong Trung mạch, thực sự chỉ hiện hành ở “xứ - chỗ” ngũ Thắng nghĩa căn nơi não bộ thôi. Lại nữa, vì Căn Trần bất định, không thể nói Ý thức nhất định phải ở một chỗ nào trong não bộ. Tâm lục thức đã không phải là Sắc pháp, cũng không thể nói ở trong thân hay ngoài thân. Cho nên, câu “Khi ngủ say, Ý thức không đoạn mà trụ ở Tâm luân trong Trung mạch” nói trong “Thậm thâm nội nghĩa” hoàn toàn là hư vọng, không phải là Phật pháp thực sự. Mật tông có lúc thì lại cho rằng Như Lai Tạng thuần tịnh, còn Thức thứ tám A Lại Da là vọng; thuần là chủng tử dẫn đến sinh tử, đầu thai, chứ không như Thức bản tính thanh tịnh mà Phật nói: “Cái Tâm không thanh tịnh là chỉ tám thức, như Tập luận (của Mật tông) nói: ‘Cái gọi là Tâm, bởi Uẩn Xứ Giới và tất cả tập khí hun nhiễm, gọi là tất cả các loại A Lại Da, do các hư vọng lần lượt nối tiếp nhau. Tam giới cũng do Tâm hàm nhiếp, là căn bản của tất cả “hữu phúc”, phải nhờ tất cả Phật trí mới có thể phá hủy”…Lại nữa, Thế Thân tụng thứ 30 nói: “Trong A Lại Da thức, tất cả chủng dị thục, thường (tiếp) xúc và tác ý, có đủ Thọ Tưởng tư. Trong này duy xả Thọ, là vô phúc vô ký, hằng chuyển như nước mạnh, xả (quả) vị A La Hán”. Cái A Lại Da nói trong này, nếu không thêm chữ “Thức”, thì nghĩa của nó là Tổng căn bản, thì cũng coi như là Chân Như, cho nên gọi là A Lại Da. Về cảnh giới của nó mà nói, tức có nghĩa của dị thục và chủng tử, có nhân duyên qua lại với bảy thức còn lại. Tất cả có thể tập hợp ở đó, cho nên gọi là dị thục… Cái gọi là “xả vị A La Hán” là chỉ Phật vị, bên Tiểu thừa nếu đoạn chỗ dựa của đại phiền não của cái Ngã bổ đặc già la (chúng sinh), chỉ có thể nói là xả phần mà thôi” (“Thậm thâm nội nghĩa”: 34-337). Các thày Mật tông hiểu sai về chỉ ý của Chủng trí như vậy, tự giải nghĩa kinh chỉ của Phật một cách bừa bãi, rồi dùng để dẫn dắt sai lầm chính mình và các người học. Phật vẫn luôn nói A Lại Da thức bản tính thanh tịnh, mọi thứ vận hành của nó đều lìa tham, ghét, không bị dính ô nhiễm bởi các pháp trong Lục đạo Tam giới, cũng có Tự tính thường trụ bất hoại và hằng lợi chúng sinh, cũng là Thực Tế của Niết Bàn vô dư. Nếu theo như các thày Mật tông nói, thì Niết Bàn vô dư cũng không còn thanh tịnh, giống như cảnh giới thế tục, bởi A Lại Da thức là Thực Tế của Niết Bàn vô dư. Qua đó có thể thấy các thày Mật tông hoàn toàn không hiểu gì về Niết Bàn và Phật Bồ Đề trí cả. Lại nữa, cái tên A Lại Da, bất luận có thêm chữ “Thức” hay không, thì cũng chẳng có gì khác biệt, vẫn là Thức thứ tám, không phải như Mật tông nói vì có thêm một chữ “Thức” thì có khác biệt. Lại nữa, cái câu “xả vị A La Hán” của A Lại Da thức, là nói cái Thức thứ tám A Lại Da sau khi tu đoạn Phiền não chướng, không còn sự hiện hành của Phiền não chướng nữa, cho nên không còn thu giữ tất cả các chủng tử Phiền não chướng tạo mới mà có thể dẫn đến thụ sinh trở lại. Khi đã đoạn trừ được Phiền não chướng như thế, thì Thức thứ tám đổi tên thành Dị thục thức hay Am Ma La thức, cho nên xả (bỏ) cái tên A Lại Da, vì cái tên A Lại Da tức là mang nghĩa “có thể tàng chứa chủng Phiền não chướng”, chứ không như các thày Mật tông nói là xả bỏ cái thể Thức thứ tám đi. Cho nên, A Lại Da thức không phải là thức thuần vọng, cũng không phải là thức có thể xả bỏ, vì tất cả chư Phật trong ba đời cũng đều không thể nào xả bỏ được Thức thứ tám đi cả, huống hồ các thày trò phàm phu của Mật tông sao có đủ sức mà xả bỏ nó đi? Tuyệt không có lý ấy. Vì xả bỏ nó tức là thành pháp đoạn diệt vô (đoạn diệt không) rồi, vì như thế Thức thứ tám không còn là Tâm Kim Cương nữa, là trái với Phật thuyết. bởi tất cả những người thực sự chứng được Thức thứ tám A Lại Da đều có thể hiện tiền chứng thực Thức này không ai có thể xả bỏ được. Lại nữa, cái “tên” A Lại Da thức, ở quả vị A La Hán đã có thể xả bỏ (tên đó) rồi, chứ không phải như Mật tông nói ở Phật vị mới bỏ. Nếu không, thì phải nói rằng “Ở Phật vị mới có thể đoạn trừ sự hiện hành của Phiền não chướng”, mà không phải là “Ở Phật vị là đoạn tận tất cả chủng tử tùy miên của Phiền não chướng”; đồng thời cũng nên nói là “Ở Phật vị mới lìa được phân đoạn sinh tử, còn A La Hán thì chưa lìa được phân đoạn sinh tử”, mà như thế thì trái với điều Phật nói và sự thật chứng lượng trên phương diện tu chứng. Cho nên mới nói các thày Mật tông đã hiểu sai về Phật pháp một cách vô cùng nghiêm trọng, những gì họ nói quả thật không phải là Phật pháp. Mật tông có lúc còn cho rằng A Lại Da thức là pháp hữu sinh, cùng là nhân duyên lẫn nhau với tất cả chư pháp phiền não để được sinh ra: “Ở chỗ quả tướng đó, theo pháp tạp nhiễm A Lại Da, và tập khí từ vô thủy đến nay của nó sinh ra quả pháp. Tập khí này sinh ra, pháp trắng đen đều có. Tuy rằng có diệt hoại, nhưng Tâm của nó nối tiếp nhau, lại từ đó sinh ra, là nhân của tất cả phiền não, tức là A Lại Da thức. Mà tất cả chư pháp phiền não, lại là nhân và duyên của A Lại Da thức đấy!” (“Thậm thâm nội nghĩa”: 34-339-7). Những lời giải thích đó đều là hiểu sai ý Phật. Cái mà Phật nói là thể tính thanh tịnh của A Lại Da thức, nhưng vì Thất chuyển thức tạo tác ra các loại ác nghiệp, khiến cho A Lại Da thức không ngừng lưu xuất ra chủng tử phân đoạn sinh tử luân hồi, dẫn đến sự luân chuyển sinh tử trong Tam giới của chúng sinh. Nếu A Lại Da thức không thu tập, tàng chứa các chủng tử phân đoạn sinh tử nữa, thì sẽ không còn hiện tượng Thất chuyển thức luân hồi sinh tử của chúng sinh, cho nên mới nói tất cả các pháp phiền não của phân đoạn sinh tử lại là nhân và duyên của A Lại Da thức, chứ không phải là A Lại Da thức vì nhờ có tất cả các pháp phiền não mà được sinh ra. A Lại Da thức từ vô thủy đến nay, chưa từng bị diệt, thì sao lại có thể sinh ra? Sao lại nói có nhân và duyên (để được) sinh ra? Sao lại có thể nói A Lại Da thức Tâm nó nối tiếp nhau, lại từ đó sinh ra? Không đúng chính lý chút nào cả! Trong Đạo chủng trí, Phật nói về việc A Lại Da thức và vọng tâm bảy thức đầu là nhân duyên của nhau, là nói A Lại Da thức vì do có vọng tâm bảy thức đầu tạo tác các nghiệp mà thành chủng tử, (chủng tử này) lưu giữ trong A Lại Da thức, khi gặp duyên thì hiện hành, cho nên khiến cho A Lại Da thức lưu chuyển trong Lục đạo Tam giới – tức nói vọng tâm bảy thức đầu là nhân và duyên khiến cho A Lại Da thức lưu chuyển trong Lục đạo Tam giới. Lại nói các nghiệp chủng và chủng Phiền não chướng huân tập trong các đời trước được lưu giữ trong A Lại Da thức, chính là nhân và duyên khiến cho Thất thức tâm đời này và đời tương lai được sinh ra, cho nên mới nói A Lại Da thức và bảy thức đầu là nhân duyên của nhau, chứ không phải là nói “tất cả chư pháp phiền não là nhân và duyên của A Lại Da thức”, bởi A Lại Da thức là kẻ chấp trì tất cả các chủng tử pháp phiền não, còn tất cả phiền não thì không tương ứng với tâm hành của A Lại Da thức. Mật tông có lúc còn nói A Lại Da là thể của chư thức, tự sinh rối loạn: “Cái gọi là thức là chỉ Thức thứ tám, từ một thức này sinh khởi ra các thức còn lại, từ cái thứ hai tạo tác các phiền não, sinh ra phân biệt về cảnh nên gọi là tướng, cho nên chia thành hai loại vô gián ý và niệm Ngã ý”. (“Thậm thâm nội nghĩa”: 34-344). Trong đoạn văn này nếu đã nói các thức đều do A Lại Da thức sinh ra, thì không nên nói tâm của A Lại Da thức tương tục (nối tiếp nhau), lại từ cái kia (bảy thức đầu) sinh ra. Thành ra, lời nói tự mâu thuẫn nhau, bởi A Lại Da thức chưa từng tạm ngừng hoặc đoạn diệt trong một sát na nào, thì sao có thể nói từ cái kia sinh ra. Cho nên, những gì mà “Thậm thâm nội nghĩa” nói, trước sau mâu thuẫn với nhau, chứng tỏ không phải là lời nói của kẻ ngộ thật. Các thày Mật tông còn thường ngộ nhận A Lại Da là Thức hữu thủ: “Lại nữa, các hữu tình tương hợp trên tự thể nó, cho nên cũng nói A Lại Da thức là Thủ thức. “Giải thâm mật kinh” nói: “Thủ thức rất thâm tế, các chủng như dòng xiết, sợ nó chấp là Ngã, dị sinh tiền không nói”. Đây là nhân của tất cả tịnh sắc căn, là gốc thủ giữ tất cả các thân, cho đến khi tận hình thọ, khi ngũ tịnh sắc căn chưa biến đổi, có thể nhiếp trì. Khi sinh tử nối tiếp nhau, lại có thể hình thành thân khác, là do cận thủ, do có thể trì thân, cho nên gọi là Thủ thức”. (34-338-12)
|
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |