Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 6: Mật tông hiểu lầm về đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề -2 |
Lại có lớp người ít học vô tri, không hiểu về Bát Nhã của đạo Phật Bồ Đề, mê tín vào tà tri, tà kiến của Mật tông, cho rằng “Thiền” trong Thiền tông là trị liệu chấn động. Ví dụ hai người Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn đã buông lời vọng ngữ trong bài “Đốn giáo đại viên mãn Thiền Mật” nói rằng: “Đốn giáo là việc ứng dụng các thủ đoạn “Gậy Đức Sơn, tiếng hét Lâm Tế, thấy hoa nở, nghe chim hót…” để khuấy động sự thể nghiệm tôn giáo của thức thứ sáu gây xung kích[1], nhằm phá hủy hai chấp Ngã Pháp trong thức thứ bảy (hoặc tám) để khai ngộ kiến đạo. Đây đều là vấn đề cá nhân, người có hai chấp Ngã Pháp mạnh thì phải dùng lực xung kích mức độ mạnh bạo để phá hủy, còn người có hai chấp Ngã Pháp yếu thì chỉ cần cường độ xung kích bình thường là có thể phá hủy nó. Đây kỳ thực chỉ là “trị liệu chấn động” trong giới Tâm lý học phương Tây. Việc này quả thực khá là khác đối với việc kinh Phật áp dụng tâm lý an tường trong nhập định, dùng phương thức dung hóa (hòa tan) hai chấp Ngã Pháp tiệm tiến để ngộ đạo…Qua đó có thể thấy, có một số người tu hành tự xưng khai ngộ, phạm vào tội đại vọng ngữ, hễ gặp người nào đó có kiến giải bất đồng phê bình mình là trong lòng bốc lửa, công khai viết sách yêu cầu biện luận, trong sách còn nói rõ khi biện luận thì phải viết đơn cam kết: “Bên biện luận thua buộc phải “tự tài” để tỏ rõ việc chịu trách nhiệm”. Cái loại tâm thù hận muốn đưa đối phương vào chỗ chết để lấy làm sung sướng này rõ ràng là trái ngược với cảnh giới giải thoát “Bi Trí song vận” của Phật Bồ Tát. Cho nên, những loại người đó đương nhiên chưa hề khai ngộ, chủ trương ngôn luận của ông ta đương nhiên không cần quan tâm làm gì”. (226-8) Hai ông Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn quả thật là những kẻ ngoại môn của Phật pháp, đã không biết không hiểu Phật pháp lại còn vọng ngôn, cuồng hoặc người học Mật tông, đồng thời lại còn bộc lộ ra cái sở đoản của mình. Vì sao nói vậy? Bởi đốn giáo Thiền tông tuy rằng có áp dụng các thủ pháp “Gậy Đức Sơn, tiếng hét Lâm Tế, thấy hoa nở, nghe chim hót…” để người học ngộ đạo, nhưng không phải như hai ông Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn nói là “để khuấy động sự thể nghiệm tôn giáo của thức thứ sáu gây xung kích”, cũng không phải là “nhằm phá hủy hai chấp Ngã Pháp trong thức thứ bảy (hoặc tám) để khai ngộ kiến đạo”. Thực tế là sử dụng các cơ phong để người học chứng ngộ Thức thứ tám Thực Tướng tâm tại chỗ, nhờ đó mà sinh khởi trí tuệ Bát Nhã. Khi chứng được Thức thứ tám, lập tức có thể hiểu được tất cả pháp giới chúng sinh phàm thành của thế giới thập phương đều lấy Thức thứ tám này làm cội nguồn; liền hiểu được cội nguồn thể tính của tất thảy pháp giới đều chỉ là Thức thứ tám Như Lai Tạng này, vì thế mà chứng được Pháp giới Thể tính trí, nhờ đó mà tự hiểu biết được ý chỉ trong các kinh hệ Bát Nhã, không cần có người dạy. Việc phá hủy hai chấp Ngã Pháp trong thức thứ bảy (hoặc tám) là chuyện sau khi khai ngộ (chứng được Thức thứ tám). Do đã chứng được Bản lai tính, Tự tính tính, Thanh tịnh tính, Niết Bàn tính của Thức thứ tám, hiện tiền quan sát Bản lai Tự tính Thanh tịnh Niết Bàn của Thức thứ tám, vì thế hiểu được tất thảy pháp giới chúng sinh, phàm thánh đều là một cái Thể tính này, cho nên gọi là “khai ngộ”. Nhờ việc khai ngộ này, thì sau khi ngộ sẽ dần dần tu trừ Ngã chấp Câu sinh đoạn tục (Ngã chấp lúc đứt, lúc liền từ khi sinh ra) và Pháp chấp Câu sinh đoạn tục, rồi tiến đến đoạn Ngã chấp Câu sinh tương tục (Ngã chấp liên tục không đứt đoạn từ khi sinh ra) và Pháp chấp Câu sinh tương tục của thức thứ bảy, sau đó thì mới thành Phật được. Chứ không phải là phá hủy hai chấp Ngã Pháp trong thức thứ bảy (hoặc tám) trước rồi mới khai ngộ kiến đạo. Vì sao vậy? Vì nếu như người ta chưa khai ngộ, chứng được thức thứ bảy, thức thứ tám trước thì sẽ không thể biết được thể tính của hai thức này, thì sao có thể phá hủy hai chấp Ngã Pháp trong thức thứ bảy (hoặc tám) được? Hai ông Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn không biết cũng không chứng được thức thứ bảy, thức thứ tám, đã không hiểu Phật pháp, cũng không chịu im lặng, lại muốn thay Mật tông xuất đầu lộ diện, buông lời vọng thuyết, càng nhiều lời lại càng bộc bộ ra sự ngu dốt của mình, chỉ khiến người ta thấy được sự bất học vô thuật của mình mà thôi. Lại nữa, trong Thức thứ tám thực tế không có Ngã chấp và Pháp chấp. Ngã chấp và Pháp chấp là hai pháp thuộc về thức thứ sáu và thức thứ bảy, thì sao hai ông Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn lại nói trong Thức thứ tám của hai chấp Ngã Pháp? Thật đúng là kẻ ngoài nghề mà cứ tranh cướp lời của người trong nghề, càng bộc lộ sự vô tri về Phật pháp của hai vị. Lại nữa, “Thiền” trong Thiền tông không phải là kích khởi thể nghiệm tôn giáo của thức thứ sáu bằng các thủ đoạn như gậy Đức Sơn để làm xung kích dẫn đến khai ngộ kiến đạo; mà là dùng cơ phong để khiến cho tính kiến văn giác tri của thức thứ sáu xúc chứng được Tâm Thức thứ tám, sau đó có thể thể nghiệm được Bản lai Tự tính Thanh tịnh Niết Bàn của Tâm Thức thứ tám và các tính Trung Đạo của nó; đồng thời thể nghiệm được rằng Thức thứ tám có thể sinh ra chính bản thân tâm kiến văn giác tri, hiện tiền quan sát bản thân tâm kiến văn giác tri là hư vọng không thật, qua đó hiểu được rằng bản thân mình cũng là hư vọng, nhờ đó mà sinh ra sự xung kích – từ vô thủy kiếp đến nay cứ ngỡ rằng bản thân tâm kiến văn giác tri là chân thực thường trụ, hôm nay bỗng nhiên chứng thực được mình hoàn toàn hư vọng, còn cái Thức thứ tám đồng thời tồn tại với mình mới là cái “NGÔ chân thật thực sự. Mà Thức thứ tám này lại lìa kiến văn giác tri, lìa tính Tư lượng, mãi mãi trú trong Bản lai Tự tính Thanh tịnh Niết Bàn mà không tự biết có mình, cho nên mới nói “Tâm không tự thấy Tâm”; nó cũng không chấp trước vào chính mình, cho nên mới nói “Bản lai Tự tính Thanh tịnh”; nó xưa nay chưa từng chết lần nào, cho nên mới nói “vốn dĩ vô sinh”; vì nó xưa nay chưa từng sinh, cho nên mới nói Tâm này vốn dĩ đã là Niết Bàn, không cần cầu sự tu chứng của Niết Bàn nữa. Còn sự tu chứng của Niết Bàn vô dư lại là chuyện của bản thân Tâm kiến văn giác tri, cái chứng được Niết Bàn vô dư chính là tâm kiến văn giác tri: Sau khi tự mình đoạn Ngã chấp, khi xả thọ thì diệt trừ chính mình, không còn sinh ra mình ở đời sau nữa, đó chính là Niết Bàn vô dư. Thức thứ tám vốn dĩ không sinh không tử, vốn dĩ đã là Niết Bàn rồi, không cần chúng ta tu chứng Niết Bàn cho nó nữa. Sau khi chứng được Niết Bàn như thế, thì thức thứ sáu sinh ra một sự xung kích cực lớn: Trước khi ngộ thì cứ ngỡ Tâm kiến văn giác tri bản thân mình sau khi xả thọ sẽ nhập Niết Bàn; nhưng sau khi ngộ mới biết là sau khi xả thọ, tự mình cũng bị diệt trừ, chỉ còn lại Thức thứ tám lìa kiến văn giác tri tồn tại một mình, thực sự là vô “Ngã”, cho nên gọi là Niết Bàn vô dư. Nhờ sự chứng biết này mà sinh ra đại xung kích – hóa ra Niết Bàn vô dư hoàn toàn khác với những gì mình tưởng tượng trước đó – sau khi đoạn Ngã chấp, tự mình cũng không có chứng được Niết Bàn, chỉ là tự tiêu diệt chính mình (chi tiết xem cuốn sách “Tà kiến và Phật pháp” của tôi có nói rõ về vấn đề này). Cho nên, vì chứng ngộ mà sinh ra sự xung kích đối với thức thứ sáu, chứ không phải vì kích khởi sự xung kích tôn giáo của thức thứ sáu mà chứng ngộ. Những gì mà hai ông Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn nói hoàn toàn trái ngược với tình hình thực tế, tuyệt đối không phải là những người đã chứng ngộ. Hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn hoàn toàn không biết gì về nội hàm và kiến địa của chứng ngộ, chỉ đưa là những lời phỏng đoán, tưởng tượng, như thế đâu chỉ là bộc lộ sở đoản của mình, đâu chỉ là trùm đầu những người chưa ngộ, thế thì làm được trò trống gì? Lại nữa, hai chấp Ngã Pháp không phải là được phá hủy bằng sự xung kích của thức thứ sáu, mà là hiện tiền quan sát sự hư vọng của chính bản thân Tâm kiến văn giác tri, hiện quan bản thân Tâm kiến văn giác tri đích thực là do Tâm Thức thứ tám sinh ra, không phải mình vốn dĩ là cái Tâm đã tồn tại. Sau khi ngủ say mỗi ngày, nó (thức thứ sáu) do Tâm thức thứ bảy thường hằng bất đoạn sau khi tư lượng thì được sinh ra từ trong Thức thứ tám, cho nên nó mới tỉnh dậy, như thế có thể chứng thực bản thân Tâm kiến văn giác tri là hư vọng rồi. Nhờ sự hiện quan, hiện chứng như thế, cho nên đoạn được Ngã kiến cho rằng “Tâm kiến văn giác tri thường hằng bất hoại”, vì thế được gọi là người Tu Đà Hoàn sơ quả. Tu Đà Hoàn sơ quả nhờ có tri kiến này nên mới có thể biết được đại sư các nơi liệu có phải là người đã đoạn được Ngã kiến hay chưa, cho nên gọi là đã đoạn Nghi kiến. Nay hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn còn chưa biết Tâm kiến văn giác tri của mình hư vọng, không chịu chấp nhận kiến địa Thức thứ tám từ vô thủy đến nay đều lìa kiến văn giác tri viết trong cuốn sách này, vọng nhận Thức thứ tám có giác có tri, vọng nhận Tâm giác tri lúc nhất niệm bất sinh chính là Tâm Thức thứ tám, hiển nhiên đã đọa vào tâm tính ý thức – nhận lầm Tâm ý thức ở cảnh giới nhất niệm bất sinh là Thức thứ tám, có thể thấy rằng hai vị đó chưa hề đoạn được Ngã kiến. Người chưa đoạn Ngã kiến mà công khai xướng ngôn nói có thể dạy người khác đoạn Ngã kiến, thậm vô lý! Lại nữa, nội hàm của hai chấp Ngã Pháp, hai người họ còn chưa hề biết, thì sao có thể phá hủy nó? Ở đây nói Ngã chấp có hai: Ngã chấp của Ý thức và Ngã chấp của Mạt Na. Hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn còn chưa biết gì về hai thứ Ngã chấp này, thì sao có thể đoạn được? sao có thể dạy người khác đoạn được? Ngã chấp còn chưa tự biết, mà dám nói láo rằng tự mình có thể đoạn Pháp chấp, có thể hướng dẫn chúng sinh đoạn trừ Pháp chấp, thật đúng là vọng ngữ. Ngã chấp của Ý thức do Ngã kiến sinh ra. Ngã kiến như phần trên đã nói rồi, không cần thuật lại, tự suy nghĩ là biết. Còn về Ngã chấp của Ý thức, là chỉ việc hành giả đã biết, đã chứng được “bản thân Tâm kiến văn giác tri là hư vọng”, thì Ngã kiến đã đoạn. Thế nhưng, vì từ vô thủy kiếp đến nay không ngừng huân tập nó, khiến cho Ý thức nuôi dưỡng hình thành một thói quen coi mình là chủ, như thế gọi là Ngã chấp của Ý thức. Cái Ngã chấp tương ứng với Ý thức này, những người như Bồ Tát sơ học (đời này lần đầu tiên chứng ngộ, còn ở các đời trước chưa từng chứng ngộ) buộc phải tiệm tu và đoạn trừ nó sau khi đã ngộ, chứ không phải là vừa mới khai ngộ là có thể đoạn tận, cho nên gọi là Ngã chấp. Cái Ngã chấp này, nó đi theo sự xuất hiện của Ý thức đời này mà cùng sinh ra, không phải đợi huân tập sau này mới có, cho nên gọi là Ngã chấp Câu sinh. Cái Ngã chấp này, vì đêm đêm Ý thức đoạn diệt mà tạm thời không hiện khởi, sau đó lại tái hiện cùng với sự hiện khởi của Ý thức sau khi tỉnh ngủ, cho nên gọi là Ngã chấp Câu sinh đoạn tục, nó khác với Ngã chấp Câu sinh tương tục của thức thứ bảy. Cái Ngã chấp Câu sinh đoạn tục tương ứng với Ý thức này còn có tên gọi là Ngã chấp phân biệt đoạn tục. Nghĩa là, cái Ngã chấp tương ứng với Ý thức đó được sinh ra bởi tính phân biệt của Ý thức – khi Ý thức hiện khởi thì lập tức nhất định có nó ngay trong từng sát na, sát na. Khi Ý thức hiện khởi thì nhất định có Tri (sự hiểu biết), khi có Tri tức là có sự phân biệt. Cho nên, Ý thức không cần trải qua ngôn ngữ văn tự mà vẫn lập tức có thể hiểu biết các loại pháp trong Lục trần, đó chính là tính phân biệt của Ý thức – liễu tri (hiểu biết). Khi tính liễu tri này hiện khởi thì Ngã chấp đó của Ý thức lập tức đồng thời hiện khởi theo tính giác tri (nhận biết phân biệt) của Ý thức, cho nên bất cứ lúc nào Ý thức cũng đều biết có cái “Ngã – Tôi” tồn tại, sự hiểu biết đó chính là Ngã chấp của Ý thức. Tất cả mọi Bồ Tát còn chưa chứng ngộ thực sự đều không biết được đạo lý này, phải đợi sau khi nghe được bậc Chân Thiện Tri Thức giảng giải thì mới biết được. Cho dù là những người mới học như hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn nghe được thì vẫn còn chưa thể tin, huống hồ là có thể dựa vào đó mà tu học? Sự hiểu biết phân biệt của Ý thức, đêm đêm thì bị đoạn diệt, tỉnh ngủ lại được phục hồi, thì không phải là Ngã chấp phân biệt thường hằng tương tục, cho nên Ngã chấp Câu sinh đoạn tục tương ứng với cái Ý thức này còn gọi là Ngã chấp phân biệt đoạn tục. Cái Ngã chấp Câu sinh đoạn tục như thế, các Bồ Tát mới học sau khi ngộ, phải lịch duyên đối cảnh mới dần dần tu trừ được, chứ không phải là vừa mới sơ ngộ ở đời này là có thể đoạn trừ được nó. Với các Bồ Tát học lâu, khi chứng ngộ ở đời này thì cũng có thể đồng thời đoạn trừ luôn Ngã chấp Câu sinh đoạn tục mà Ý thức tương ứng. Bởi vì Bồ Tát học lâu trong quá khứ đã từng nhiều đời chứng ngộ và đoạn Ngã kiến, đồng thời cũng nhiều đời mỗi lần sau khi ngộ, gặp duyên đối cảnh dần dần tu trừ được sự hiện hành và tập khí của Ngã chấp. Thế nhưng vì Bồ Tát này vẫn chưa lìa được cái mê cách âm, cho nên lại thụ sinh dẫn đến Ý thức của đời trước bị đoạn diệt mãi mãi, còn Ý thức mới sinh ra ở đời này đương khi vẫn còn chưa khai ngộ, lại sinh ra Ngã chấp Câu sinh đoạn tục mà Ý thức tương ứng (A La Hán Thanh Văn không chịu phát đại tâm vì chúng sinh, cho nên rất sợ lại sinh khởi Ngã chấp ở đời sau sau khi thụ sinh). Thế nhưng, Bồ Tát học lâu một khi vừa chứng ngộ, thì công đức tu trừ Ngã chấp thông qua lịch duyên đối cảnh ở đời trước lại lập tức hiện khởi khi “đoạn Ngã kiến” liền sau khi chứng ngộ ở đời này. Cho nên việc đoạn Ngã chấp của các Bồ Tát học lâu đời, không cần sau khi ngộ lại phải lịch duyên đối cảnh để dần dần tu trừ, mà có thể lập tức trừ nó luôn tại chỗ sau khi đốn ngộ. Sự thực về đoạn Ngã chấp như thế, đều phải lịch duyên đối cảnh tu tập Chỉ Quán sau khi khai ngộ - tu sau khi ngộ ở đời trước hoặc sau khi ngộ ở đời này – thì mới có thể đoạn trừ nó được. Mà việc tu Chỉ Quán này đều là quan sát thân mình, tâm mình hư vọng, rồi tác ý quyết định đoạn trừ nó, chứ không phải như hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn nói là phá hủy nó bằng xung kích đánh hét của Thiền tông. Mục đích của đánh hét chỉ là muốn cho người học chứng được Tâm Thức thứ tám mà thôi, chứ không phải là gây xung kích cho nó. Hai người họ hoàn toàn không hiểu biết gì về đạo lý chứng ngộ ở Đại thừa và đoạn Ngã kiến, Ngã chấp ở Nhị thừa, vọng ngôn nói người có hai chấp Ngã Pháp mạnh thì phải phá hủy bằng xung kích cường độ mạnh, còn người có hai chấp Ngã Pháp yếu thì chỉ cần xung kích cường độ bình thường là có thể phá hủy nó, thế là trở thành chuyện đàm tiếu lúc trà dư phạn hậu[2] trong giới Phật giáo rồi.
|
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |