Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 6: Mật tông hiểu lầm về đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề -3 |
Nếu như sự xung kích thức thứ sáu mà có thể phá hủy được hai chấp Ngã Pháp thì hai người bọn họ chẳng cần phải học Thiền học Mật làm gì, chỉ cần nhờ người khác hàng ngày xuất kỳ bất ý[3] đập gậy, hét toáng để gây xung kích đột ngột cho họ, một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, nhất định thế nào cũng có cơ hội chứng ngộ. Nếu như qua một năm mà không thể chứng ngộ, thì tiếp tục mười năm ba ngàn sáu trăm năm mươi ngày, tất có thể khiến anh ta ngộ, vậy sao hai người họ không cứ thế mà làm? vì sao đến nay vẫn còn trầm luân trong Ngã kiến? Chính lý nói về đoạn trừ Ngã kiến thực sự tôi viết trong các cuốn sách, mà sao hai người bọn họ đến nay vẫn không thể tin hiểu? mà vẫn cố chấp cho rằng Tâm kiến văn giác tri mới là Tâm chân thực bất hoại? Tất cả hành giả học Phật đều phải học đầy đủ chính tri, chính kiến thì sau đó mới có thể tu hành được, không thể tu mò luyện mù theo tà kiến của Mật tông. Nếu không bất định sẽ bị phản đòn – muốn cầu giải thoát và trí tuệ Phật, cuối cùng lại rơi vào trong tà kiến, luân chuyển trong tam ác đạo, vĩnh viễn không có ngày ra, oan uổng đến cùng cực. Còn về Ngã chấp Câu sinh tương tục là nói về Ngã si, Ngã mạn, Ngã kiến, Ngã ái mà Mạt Na thức Ý căn tương ứng. Tất cả mọi chúng sinh hữu tình đều có Ý căn – Thức Mạt Na thứ bảy. Cái Ngã kiến của Thức này là nói từ vô thủy kiếp đến nay, Thức này không hề biết bản thân mình hư vọng, huân tập theo tà kiến Ngã kiến của Ý thức, từ vô thủy đến nay dựa nhờ vào công năng phân biệt của Ý thức mà chấp trước cho rằng mình (Tâm tư lượng làm chủ) là pháp chân thực bất hoại “thường hằng, nhất chân, có thể làm chủ”, cho rằng mình thường trụ bất hoại, là chúa tể có thể sinh ra Uẩn Xứ Giới. Đó chính là Ngã kiến của Mạt Na thức. “Ngã mạn” là chỉ Mạt Na thức dựa vào sự hiểu biết và vận hành của Ý thức, nâng cao tâm thế của mình trên tất cả mọi cảnh duyên, cho rằng mình hơn tất cả mọi chúng sinh hữu tình, siêu việt hơn tất thảy mọi pháp. “Ngã ái” là chỉ Mạt Na thức dựa vào công năng hiểu biết của Tâm ý thức, sinh khởi sự tham ái chấp trước đối với cái “Tôi” có tính kiến văn giác tri trên tất cả mọi cảnh duyên, đồng thời cũng sinh khởi sự tham ái chấp trước đối với tính thế gian của Thức thứ tám (vấn đề này chỉ có người chứng ngộ thực sự mới biết, người chưa ngộ nghe câu này xong cũng không thể hiểu được ý nghĩa của nó), như thế mới gọi là Ngã ái của Mạt Na thức. “Ngã si” là chỉ Mạt Na thức không thể hiểu biết gì về chân lý Thức thứ tám hiển hiện về mặt Sự, thuần túy chỉ dựa vào các phiền não Ngã kiến, Ngã ái tương ứng với “Ý thức còn chưa chứng ngộ của phàm phu” mà trụ ở trong vô thủy Vô minh và nhất niệm Vô minh, không thể đoạn tận Phiền não chướng, cho nên gọi là Ngã si. Bốn loại phiền não mà Mạt Na thức tương ứng đó chính là Ngã chấp Câu sinh tương tục. Vì Mạt Na thức Ý căn từ vô thủy kiếp đến nay hằng thường hiện hành mà không từng gián đoạn, khiến cho bốn loại phiền não tương ứng cũng hiện hành liên tục không đứt đoạn theo nó, cho nên gọi là Ngã chấp tương tục. Vì bốn loại phiền não này dựa vào Mạt Na thức Ý căn mà sinh ra, trong khi Mạt Na thức thì từ vô thủy kiếp đến nay đều không từng gián đoạn trong một sát na nào, cho nên gọi là Ngã chấp Câu sinh tương tục. Với bốn loại phiền não Ngã chấp này, trước hết phải thể chứng được thức thứ bảy này, sau đó mới có thể thể nghiệm được sự hiện hành của bốn loại phiền não này, tiếp đến mới có thể lịch duyên đối cảnh để tu đoạn chúng. Tất cả các A La Hán thời xưa đều dựa vào lời khai thị của Phật để thực chứng thức thứ bảy, gọi nó là Ý căn. Từ việc chứng biết được thức thứ bảy này, cho nên mới có thể lịch duyên đối cảnh mà đoạn trừ Ngã chấp Câu sinh tương tục tương ứng với nó, nhờ thế mà đắc quả Giải thoát. Nay hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn còn chưa chứng biết được thức này nó nằm ở đâu, không biết quán hành đối với Ngã chấp của thức này như thế nào, lại vọng ngôn nói “xung kích thể nghiệm tôn giáo của thức thứ sáu có thể phá hủy hai chấp Ngã Pháp trong thức thứ bảy (hoặc tám)”, hoàn toàn không hiểu gì về Phật pháp, thì sao có đủ tri kiến để bình luận Thiện tri thức các nơi là ngộ hay chưa ngộ? Không thể có chuyện đó được! Lại nữa, hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn còn phỉ báng, nói tôi có “cái loại tâm thù hận muốn đưa đối phương vào chỗ chết để lấy làm sung sướng này rõ ràng là trái ngược với cảnh giới giải thoát “Bi Trí song vận” của Phật Bồ Tát. Cho nên, những loại người đó đương nhiên chưa hề khai ngộ, chủ trương ngôn luận của ông ta đương nhiên không cần quan tâm làm gì”, thì việc bọn họ nói lời bình luận một chút về những gì tôi nói đã là thừa rồi, sao lại còn lên trên mạng công kích tôi? Bởi hai người họ đã tự nói rằng không cần phải quan tâm làm gì cơ mà. Có thể thấy rằng lời lẽ bọn họ tự mâu thuẫn, lời nói không xuất phát từ đáy lòng, như thế không phải là người tâm khẩu như một. Lại nữa, hai người họ dùng câu “cái loại tâm thù hận muốn đưa đối phương vào chỗ chết để lấy làm sung sướng này” nhằm chỉ trích tôi là hành vi ngắt câu lấy nghĩa[4], có dã tâm khác. Bởi vì tôi đã mở lối phương tiện riêng, để những người sợ chết mà không dám công khai đến tìm cầu chân lý, biện chứng pháp nghĩa như Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn có thể dùng cách thức biện chứng ngầm để tìm cầu chân lý, không cần cầu bằng cái chết, cũng không cần lạy đối phương làm thày sau khi nhận thua. Thế nhưng hai người bọn họ cho đến nay vẫn không có dũng khí đến biện chính pháp nghĩa công khai hoặc riêng tư, ngược lại còn vu cho tôi cái tội danh “hình như có”, phỉ báng tôi bằng cách cố ý bỏ đi đoạn văn biện luận riêng tư, chỉ chuyên nhằm vào đoạn văn biện luận công khai để nói lệch ý, từ đó phỉ báng tôi có cái tâm thù hận muốn đặt đối phương vào chỗ chết để sau đó lấy làm sung sướng; còn chỗ tôi biện chính riêng tư mở ra cửa sống cho họ thì họ lại cố ý lờ đi không nói, muốn lợi dụng chuyện này để dẫn dắt lệch hướng vấn đề cho mọi người, che dấu sự thực. Cho nên mới nói hai người họ không phải là những người thành thực, là những kẻ ngắt câu lấy nghĩa, có dã tâm khó lường. Lại nữa, họ nói câu “cảnh giới giải thoát “Bi Trí song vận” của Phật Bồ Tát”, hai người ấy có nằm mơ cũng không thể biết, huống hồ có đủ trí tuệ để nói với người khác? Chư Phật Bồ Tát nhìn thấy có chúng sinh bị người ta dẫn dắt sai lầm, đều sinh lòng đại từ bi, xuất thế làm Sư tử hống – phá hủy và hàng phục tà thuyết để cứu độ chúng sinh. Khi thực hiện đại nghĩa này, họ không chút sợ hãi trước các đại sư khắp nơi. Người có thể làm được như thế mới có thể gọi là đạt đến cảnh giới giải thoát “Bi Trí song vận”. Người không thể làm được như thế thì gọi là cảnh giới vô bi vô trí trói buộc của “chúng sinh phàm phu sợ chết” và “sợ mất thanh danh”. Thế Tôn từ khi ngộ đạo đến khi xuất thế hoằng pháp đến nay, không ngừng bác bỏ thường kiến ngoại đạo, không ngừng phá hủy đoạn kiến ngoại đạo, cho đến chín mươi sáu loại ngoại đạo cũng đều phá hết, thậm chí từng bước đi theo gót sáu thày ngoại đạo, đến tận các thành trì lớn của Ấn Độ thời đó phá pháp từng người một. Người có thể phá hủy tà thuyết để hiển rõ chính pháp, trong lòng không chút sợ hãi như thế mới là cảnh giới giải thoát “Bi Trí song vận” thực sự. Trong các kinh Tứ A Hàm đều ghi chép rõ ràng như thế, trong các kinh hệ Bát Nhã cũng ghi chép như vậy, trong các kinh Duy Thức của Tam chuyển pháp luân càng ghi lại những việc đó, nhưng hai người bọn họ đều không hề hay biết tý gì. Lại nữa, việc biện luận pháp nghĩa trong Phật giáo từ xưa đến nay, ở các vùng đất Trung Quốc và Ấn Độ vẫn thường diễn ra hai loại là công khai và riêng tư. Biện luận riêng tư, hoặc mời người thứ ba có mặt chứng kiến, hoặc chỉ có hai bên, đều do hai bên tự ước hẹn với nhau. Nếu là biện luận công khai, thì có một quy tắc nhất định: Bên luận chủ nêu ra chủ trương về Đệ nhất nghĩa, rồi thỉnh cầu quốc vương sở tại định kỳ công bố cho mọi người được biết. Khi đó, tất cả mọi người đều có thể đến luận nghĩa trước đông đảo công chúng – trừ những người đồng ý với chủ trương của bên luận chủ – thì luận chủ không được từ chối người khác đăng đàn luận nghĩa bằng bất cứ lý do nào, cho nên gọi là “Đại hội vô giá biện chính pháp nghĩa”. Người đến luận nghĩa, đều buộc phải viết cam kết chung với luận chủ: Người luận thua cuộc phải lạy người luận thắng làm thày, nếu không làm được như thế thì phải tự đoạt mệnh mình tại chỗ. Sau khi cam kết xong, thì quốc vương đứng ra làm chứng và cho tiến hành, không cho phép gian xảo chây ỳ. Việc này thường được những người chứng ngộ ở Thiên Trúc thời xưa tiến hành, cho đến nay Ấn Độ vẫn có hội biện luận như vậy, và được giới học thuật chấp nhận. Năm xưa, Bồ Tát Huyền Trang sau khi học thành, đã đi khắp các nước Thiên Trúc, đến mỗi nước lại thỉnh cầu quốc vương mở Đại hộ Vô giá như vậy, phá đổ tà thuyết để hiển rõ chính pháp, khiến cho đại chúng đều hiểu rõ ranh giới giữa chính pháp và tà pháp. Tuy rằng không phải mỗi lần đều có thể tổ chức Đại hội thành công, nhưng nhờ đó mà phục hưng được Phật giáo ở Ấn Độ. Đại hội vô giá biện chính pháp nghĩa tổ chức công khai như thế diễn ra rất nhiều ở Thiên Trúc khi xưa, nay tôi chỉ phỏng theo mà thực hiện ở thời gian và không gian khác mà thôi. Chỉ có hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn là lớp người ít nghe ít thấy nên không biết, còn dám phỉ báng tôi là có “tâm thù hận muốn đưa đối phương vào chỗ chết để sau lấy làm sung sướng”, cố ý che dấu thiện ý “biện luận riêng tư”mà tôi mở lối sẵn cho, không thèm nhắc đến, giở trò phỉ báng vô căn cứ, quả thực không phải là những người trực tâm. Những người như thế cũng chỉ là những người bề ngoài tỏ vẻ cứng cỏi, bên trong thì nhũn như con chi chi, biện luận riêng tư còn không dám làm, thì làm gì có trực tâm dũng khí để nói? Nếu như trong lòng nhận định Bình Thực tôi thực sự là kẻ không đáng để biện luận, thì việc gì phải lên mạng phỉ báng tôi chứ? Họ đã xác nhận nhất định phải biện luận, nhưng trong lòng lại không dám chắc chắn phần thắng, cho nên mới lên mạng giở trò phỉ báng ngắt câu lấy nghĩa, chứng tỏ hai người họ khẩu thị tâm phi. Những người khẩu thị tâm phi thì không thể đủ tư cách để tu học hai đạo chủ yếu của Phật pháp chân chính, chỉ có thể tu học pháp môn tà đạo của Mật tông mà thôi. Lại nữa, khi luận chủ yêu cầu mở Đại hội vô giá để biện chính pháp nghĩa, tuy trong lòng đã có tính toán, nhưng hươu nai chết bởi tay ai thì còn ở số trời chưa định. Phải đợi khi thực sự mở được Đại hội vô giá, sau khi biện luận tại chỗ thì mới biết số phận. Khi đó, liệu luận chủ có thật sự thắng hay không, còn chưa thể biết được. Cho nên, kết quả người buộc phải tự tài (tự sát) hoặc lạy người khác làm thày, cũng có khả năng rơi vào bản thân luận chủ đưa ra yêu cầu tổ chức Đại hội vô giá. Đó là chuyện mà luận chủ nhất định phải suy nghĩ tới trước khi yêu cầu mở Đại hội vô giá biện chính pháp nghĩa, vì đã biết nhất định mọi chuyện sẽ phải như vậy rồi. Vì duyên cớ đó, tất cả những người “Trung Ấn” thời xưa đều không dám nói với luận chủ Huyền Trang rằng: “(có) tâm thù hận muốn đưa đối phương vào chỗ chết để sau lấy làm sung sướng” mà chỉ có tán thán Ngài mà thôi. Vì sao vậy? Là vì người mà đã nói ra những lời chỉ trích như vậy trước khi thực hiện biện chứng thì đại chúng chắc chắn đều nói kẻ trách móc trước kia là “kẻ tà kiến vô trí, vô văn hóa nói lời không thật”. Nay hai ông Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn đã công khai lên mạng buông những lời chỉ trích như vậy, mà lại không dám đến công khai biện luận, thậm chí còn không dám đến biện luận riêng tư một cách vô trách nhiệm, thì nhất định sẽ bị giới Phật giáo chê cười, không phải là những kẻ có trí tuệ, chỉ nên đóng cửa trong tà kiến Mật tông mà tiếp tục trầm luân thôi. Những người không biết, không hiểu Phật pháp như vậy, cuồng ngôn nói có thể hiểu biết về pháp Thiền tông, cuồng ngôn nói “Đánh hét trong Thiền tông chỉ là trị liệu chấn động, dựa vào xung kích chấn động để tiêu trừ hai chấp Ngã Pháp”. Những tà kiến, tà thuyết như thế, sao có thể tin được? Thế mà rất nhiều tín chúng theo học hai người bọn họ lại không có trí tuệ để phân biệt, cứ thế tin theo không chút nghi ngờ?
[1] Chú thích của người dịch: “xung kích” chỉ sự va đập, gây chấn động, ví dụ có từ “sóng xung kích”. [2] Chú thích của người dịch: “trà dư phạn hậu” chỉ lúc uống trà sau khi ăn cơm. Với người thế tục thì hay dùng câu thành ngữ “trà dư tửu hậu”. [3] Chú thích của người dịch: “xuất kỳ bất ý” là câu trong binh pháp Tôn Tử, chỉ việc ra tay lúc đối phương không để ý. [4] Chú thích của người dịch: Nguyên văn là “đoạn chương thủ nghĩa”, chỉ việc lấy một hoặc vài ý trong toàn đoạn văn để nêu vấn đề, làm sai lệch bản chất ý nghĩa của cả đoạn văn.
Lượt xem trang: 31486 |
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |