Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Mục 4 – Quán đỉnh thứ tư |
Mục 4 – Quán đỉnh thứ tư
Quán đỉnh thứ tư (Đệ tứ quán) thực hiện sau khi hoàn thành Mật quán thứ ba – Huệ quán, là pháp hợp tu lần đầu với thượng sư Kim Cương. Pháp tu song thân Lạc Không bất nhị mà hợp tu trong lần quán đỉnh lần này và hợp tu với vợ, con gái, mẹ, dì, các hành giả Mật tông khác giới trong những lần sau đều thuộc về “Nội ấn”. Huệ quán trong quán đỉnh bí mật thứ ba thì thuộc về “Ngoại ấn”, vì đệ tử vẫn chưa được đích thân hợp tu với người khác giới. Do chỉ nếm hồng bạch Bồ Đề tâm của thượng sư và Minh Phi mà sinh ra lạc, không phải do chính mình nhờ “chính tu hành” mà toàn thân lĩnh thụ cái lạc của Lạc Không bất nhị, cho nên mới gọi Huệ quán thứ ba đó là “Ngoại ấn”, ý là nói “cái lạc nếm nuốt dâm dịch” do ngoại pháp sinh ra, không phải là “Nội pháp” sinh ra từ trong thân thể mình. Trong quán đỉnh thứ ba, đệ tử Mật tông vẫn chưa đích thân tu, thì sao lại gọi là “Huệ”? Tông Khách Ba nói: “Quán đỉnh Huệ thứ ba là nói Thắng trí có được từ đây (ý nói “Trí tuệ thù thắng” nhờ quán đỉnh này mà có), gọi là Ngoại ấn. Trí là nói Tâm lìa phân biệt từ đó sinh ra (“Trí” này nghĩa là trí tuệ lìa khỏi sự phân biệt “Cam lộ dâm dịch không thanh tịnh” từ quán đỉnh thứ ba sinh ra), thanh tịnh Câu sinh hoan hỷ (có thể dẫn sinh ra Câu sinh hoan hỷ cực lạc thanh tịnh), nói rộng ra như phần trên. Từ Câu sinh trí hiển hiện nhờ tu quán đỉnh thứ ba, cuối cùng lìa tất thảy mọi chướng xung quanh thanh tịnh, tức là quán đỉnh thứ tư. Những thứ này là do mùi Đại Lạc rửa sạch ý (Các loại lạc này là do thượng sư và Minh Phi giao hợp trong đàn quán đỉnh đến khi Câu sinh lạc hiện khởi mà dẫn sinh ra dâm dịch Cam lộ, đem cho đệ tử nếm nuốt để biết đến cái “mùi vị Đại Lạc” này, nhờ đó mà dẫn sinh ra trí tuệ của lạc này mà rửa sạch tâm ý “Cam lộ dâm dịch không thanh tịnh” trước kia của đệ tử), cũng gọi là quán đỉnh (cho nên cũng có thể gọi là quán đỉnh). Có thể thấy công năng trừ cái đó mà an lập và tự mình an lập ở đạo đó là quán đỉnh”. (21-418) Qua thuyết minh trên của Tông Khách Ba, chúng ta có thể hiểu rằng: Sau khi đắc “Huệ quán” này thì mới có thể tiến tu quán đỉnh thứ tư. Khi thụ quán đỉnh thứ tư từ thượng sư, vào lúc giao hợp với thượng sư, sau khi được thượng sư đích thân hướng dẫn về cái lý trong tu chứng Song thân pháp, thì mới có thể cùng tu Lạc Không song vận vô thượng yoga với người khác. Người nào mà chưa cùng thượng sư nhập đàn quán đỉnh thứ tư, tiếp nhận sự đích thân chỉ đạo “lâm sàng (lâm đàn)” của thượng sư mà đã hợp tu Song thân pháp với người khác thì tức là vi phạm giới cấm hành, trở thành kẻ phạm giới Căn bản thứ 14 của Mật tông. Theo quan điểm của Mật tông thì kẻ đó chắc chắn sẽ đọa vào địa ngục “Kim Cương”. Cho nên, chắc chắn phải sau khi thụ quán đỉnh thứ tư từ thượng sư thì mới có thể “tu chứng” Song thân pháp, mới có thể chứng được “trí tuệ” tức thân thành Phật Lạc Không bất nhị. Từ đó mới có thể thông đạt tất thảy mọi kinh điển của Mật tông, mới có thể trở thành thượng sư Kim Cương có chứng lượng thực sự, vì quán đỉnh thứ tư là nền móng của việc thực tu vô thượng yoga, bởi thông đạt quán đỉnh thứ tư là biết hết mật ý và pháp thực tu của tất cả các pháp môn tu hành trong Mật tông. Thế nhưng, trước khi chính thức thụ quán đỉnh thứ tư, hành giả Mật tông trước hết bắt buộc phải tìm cầu cho được vị Minh Phi mà thượng sư yêu thích, thỉnh cầu thượng sư nhập đàn hành dâm với Minh Phi để sinh ra cái lạc của Đệ tứ hỷ, sau đó ban cho “Cam lộ” có “mùi thượng lạc” để nếm nuốt, sau đó mới có thể chọn ngày thụ quán đỉnh thứ tư – cùng thượng sư hợp tu Song thân pháp lần đầu tiên để thượng sư đích thân chỉ đạo lâm sàng. Cho nên, Tông Khách Ba cho rằng bắt buộc phải có quán đỉnh thứ tư thì mới hoàn thành hết quán đỉnh và tu chứng trong pháp môn tức thân thành Phật: “Vì mục đích giảng kinh…cho nên truyền hậu mật quán đỉnh (Để đệ tử “có thể giảng tất cả mọi Mật kinh” vân vân, cho nên truyền cho đệ tử quán đỉnh bí mật cuối cùng), tức là Sư trưởng và cửu Minh từ 12 đến 20 tuổi Đẳng chí (ý nói do Sư trưởng và chín vị Minh Phi mỗi người một độ tuổi khác nhau từ 12 đến 20 tuổi, lần lượt giao hợp với từng người, cùng nhập vào cực khoái tình dục, an trú trong đó), cụ chủng Kim Cương trút miệng đệ tử (sinh ra Đại Lạc mà xuất tinh, đem chủng tử hỗn hợp dâm dịch của Sư trưởng với chín vị Minh Phi, đầy đủ 10 người rót vào trong miệng của đệ tử), theo đó mà quán đỉnh (dựa vào chủng tử Cam lộ đó mà thực hiện quán đỉnh). Quán đỉnh thứ ba như thế, phần trước là cùng với một Minh hợp thụ diệu hoan hỷ (Như vậy, phần trước của quán đỉnh thứ ba, là cùng một vị Minh Phi giao hợp mà hưởng thụ diệu hoan hỷ); phần sau là tùy thuận cùng cửu Minh đẳng chí (sau là quán đỉnh thứ tư thì theo lời dạy trong Mật kinh, cùng chín vị Minh Phi đồng nhập vào trong cực khoái tình dục), tức cùng từng người sinh diệu hỷ (tức là cùng “từng vị Minh Phi” kia sinh diệu hoan hỷ, sinh ra Cam lộ để làm quán đỉnh thứ tư cho đệ tử). Phần trước của quán đỉnh thứ tư, là Bồ Đề tâm trụ ở trong ma ni không tiết lậu ra ngoài, Câu sinh hoan hỷ (Chứng đắc trước quán đỉnh thứ tư là sau khi thụ quán đỉnh, tự mình đưa tinh dịch và Minh điểm đồng thời an trú ở quy đầu mà không xuất tinh, đó chỉ là Câu sinh hoan hỷ), đó là quán đỉnh thứ tư thế tục (đây chỉ là quán đỉnh thứ tư của “Thế tục đế”, không phải là quán đỉnh thứ tư của “Thắng nghĩa đế”). Việc này được gọi là quán đỉnh thứ ba trong các nghi quỹ chú Mạn đà la khác (Loại quán đỉnh này trong các nghi lễ chú Mạn đà la khác chỉ là quán đỉnh thứ ba mà thôi). Nếu chỉ đắc cái này (nếu chỉ đắc loại quán đỉnh này), mà không đắc loại quán đỉnh thứ tư sau (mà chưa từng có được quán đỉnh thứ tư cuối cùng), thì khi nghe nói tất cả các kinh điển, vẫn chưa được tự tại (khi nghe giảng các kinh Mật tông, vẫn chưa thể đắc tự tại với những nội dung nói trong Mật kinh – chưa thể biết nghĩa thật của nó), vì vẫn không thể giảng tất cả các kinh (vẫn không thể giảng giải cho người khác biết tất cả Mật kinh). Người có thể giải thuyết tất cả các kinh (người có thể tuyên giảng tất cả mọi Mật ý trong tất cả các Mật kinh), thì phải đắc quán đỉnh Bình thứ hai, quán đỉnh Mật, quán đỉnh Huệ trí, quán đỉnh thứ tư (bắt buộc phải được thụ quán đỉnh thứ 2, 3, 4 thì mới có thể làm được điều đó). Ba loại đầu, nghi quỹ các kinh đều chưa từng tuyên thuyết, buộc phải đắc quán đỉnh thứ tư cuối cùng thì mới giống với tất cả các kinh. Còn lại đều dễ biết”. (21-399~400) Tông Khách Ba lại nói rằng: “Quán đỉnh thứ tư thắng nghĩa hay còn gọi xuất thế, vì khó hiểu, nên nay giải thích. Như “Đại Sơ” nói: ‘Bốn loại quán đỉnh cười, nhìn, cầm tay, giao hội không phải là nghĩa lý chân thực (Bốn loại quán đỉnh hành giả nam nữ cười vui, cùng ngắm nhìn nhau, dắt tay, giao hợp đều không phải là “Chân thực nghĩa”). Nghĩa lý chân thực trong này là không có ôm nhau (Chân thực nghĩa nói ở đây là nếu không có ôm nhau và giao hợp), quán cái sinh ra từ Nghiệp ấn (chỉ là quán sát cái sinh ra từ Sự nghiệp thủ ấn – Minh Phi chứ không do đích thân giao hợp), không phải là Vô nhị Trí (thì đây không phải là trí tuệ Vô nhị); Quán đỉnh thứ tư Chân thực nghĩa hoặc Thắng nghĩa ở đây là Vô nhị Trí. Hai cái không có, nhiều lần đã nói là Lạc Không (“Hai cái” mà quán đỉnh thế tục phần trước không có, nhiều lần nói là “Lạc, Không”). Kinh nói: ‘Từ cái vô chuyển Niết Luân Lạc đó (“vô chuyển Niết Luân Lạc” sinh ra từ giao hợp song thân đó), Câu sinh bất biến thành thứ tư (Bắt buộc phải chứng được “Diệu lạc bất biến” không xuất tinh và không gián đoạn khi liên tục “Không Lạc song vận” thì mới nói là quán đỉnh thứ tư Thắng nghĩa). Ở đây nói cái Lạc bất biến gọi là đệ tứ (ý của đoạn kinh văn trong Mật kinh này nói rằng: chứng được Diệu lạc bất biến của “Lạc Không song vận” là nghĩa lý chân thực của quán đỉnh thứ tư), chứ không phải bất cứ thứ an lạc nào đều được (cho nên không phải là chứng được bất cứ loại lạc xúc nào trong Song thân pháp thì đều có thể nói là đã hoàn thành quán đỉnh thứ tư), phải là An Lạc từ Tam ma địa chi trở lên (bắt buộc phải tuân theo sự chỉ đạo của thượng sư mà chứng được Đẳng chí Tam ma địa – Thượng sư và đệ tử đều đồng thời nhập vào trong cực khoái tình dục Đệ tứ hỷ mà hiện quan “Lạc Không bất nhị”, chứng được đầy đủ loại An Lạc từ công đức bảy chi Tam muội này trở lên thì mới có thể gọi là chứng đầy đủ Thắng nghĩa của quán đỉnh thứ tư)’” (21-399~400) Vì sao Tông Khách Ba lại chủ trương sau khi truyền quán đỉnh thứ ba thì lại phải truyền tiếp quán đỉnh thứ tư? Đó là vì đệ tử sau khi thụ quán đỉnh thứ ba, thượng sư tuy đã giải thích thêm về đạo lý của Song thân pháp, nhưng e đệ tử vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết các loại phương tiện thiện xảo chi tiết trong vô thượng yoga và lý luận của nó, trong khi lạc xúc mà anh ta lĩnh hội khi nhận quán đỉnh thứ ba lại rất ít và nhỏ bé, khác biệt rất xa so với Đại Lạc có thể lĩnh thụ được trong quán đỉnh thứ tư, chứ không giống nhau. Lại nữa, khi nhận quán đỉnh thứ ba, đệ tử vẫn chưa thể lĩnh hội được Lạc Không bất nhị, vì thế còn phải được truyền thụ quán đỉnh thứ tư – trong quá trình thượng sư và chín vị Minh Phi giao hợp, mới có thể giảng giải chi tiết cho đệ tử biết được. Sau đó, thượng sư lại ban chín vị Minh Phi cho đệ tử hợp tu, thượng sư đứng bên cạnh chỉ đạo thêm, thì mới có thể lĩnh nạp được “Thắng Lạc” của Đệ tứ hỷ khi đích thân hợp tu với chín vị Minh Phi. Vì thế, buộc phải dựa vào nhân duyên truyền thụ quán đỉnh thứ tư để đệ tử được tham dự vào quá trình hợp tu quán đỉnh thứ tư của thượng sư và Minh Phi, rồi lại tự mình hợp tu Đệ tứ hỷ với Minh Phi, để thượng sư đích thân chỉ đạo lâm sàng (cạnh giường), trong quá trình đệ tử cùng thể nghiệp với chín vị Minh Phi, thày lần lượt thuyết minh chi tiết từng thứ một để đệ tử hiểu rõ từng vấn đề nhỏ. Vì thế mới nói quán đỉnh thứ ba và quán đỉnh thứ tư có sự khác biệt. Vì duyên cớ đó mà Tông Khách Ba lại nói thế này: “Câu sinh trí trong quán đỉnh thứ ba, nếu an lập là người chứng chân thực thì sẽ hoàn toàn chẳng khác biệt gì so với Câu sinh trí Lạc Không bất nhị của quán đỉnh thứ tư. Nếu là người chưa chứng ngộ thì sẽ thành mâu thuẫn với “vì đệ tử muốn biểu thị Chân thực nghĩa bằng phương tiện thù thắng nên truyền quán đỉnh này” và “thông qua tu nghĩa giải thích trong quán đỉnh thứ ba có thể chứng Chân thực” nói trong các cuốn luận… Nếu là người chỉ dựa vào quán đỉnh Trí ân (quán đỉnh thứ ba) thì cũng phải hiểu rõ rằng quán tưởng mình và Minh Phi trở thành thiên phụ mẫu, trì thiên mạn…Thắng giải (hiểu rõ) phụ mẫu Đẳng chí sinh Bồ Đề tâm đến trong ma ni (hoàn toàn hiểu rõ: hai bên nam nữ khi đều đạt đến cực khoái tình dục thì xuất tinh dịch dâm dịch đến trong quy đầu), từ đây sinh ra lạc (từ đây sinh ra Đại Lạc). Tiếp theo cần hồi nhớ chính kiến an trú trên đó, hiểu thị quán đỉnh (thứ nữa là khiến cho đệ tử nhớ lại chính kiến “Lạc Không bất nhị” mà an trú trên Đại Lạc, khai thị như thế giúp cho đệ tử hiểu được chân nghĩa của quán đỉnh bí mật). Từ Câu sinh trí hiển hiện ra khi tu quán đỉnh như thế này, có thể sinh quả vị Câu sinh, cho nên khi quán đỉnh nhất định phải ngộ nhập Câu sinh chân thực nghĩa (cho nên khi Mật quán, phải ngộ nhập vào được “Câu sinh lạc, Câu sinh trí của Chân thực nghĩa”)”. (21-385~389) Đối với các giáo phái khác ngoài Hoàng giáo, muốn có Câu sinh trí trong quả vị (Phật vị của Mật tông) phải ngộ nhập Chân thực nghĩa của quán đỉnh thứ tư thì sau mới có thể chứng được. Cho nên phải giải thích cặn kẽ từng tí một trong quá trình thượng sư hợp tu với đệ tử khác giới thì đệ tử mới có thể hiểu rõ hoàn toàn. Lại nữa, “Câu sinh trí Không Lạc vô biệt” của quán đỉnh thứ tư và những mật quyết kéo dài quá trình thụ lạc hưởng sướng cũng như các loại phương tiện quán hành trong đó cũng đều phải do thượng sư dựa vào cơ hội đích thân hợp tu với đệ tử thì mới có thể chỉ đạo đầy đủ từng cái một. Cho nên, bắt buộc phải có đệ tử và thượng sư hợp tu trong quán đỉnh thứ tư. Tông Khách Ba của Hoàng giáo thì lại chủ trương như ý văn nêu trên: phải có chín vị Minh Phi mỗi người có độ tuổi khác nhau từ 12 đến 20 cúng hiến cho thượng sư hành dâm rồi lấy ra “Cam lộ” có “mùi Đại Lạc” để dùng trong quán đỉnh thứ tư. Sau đó, thượng sư đem toàn bộ hoặc một số Minh Phi ban cho đệ tử để anh ta sau khi thụ quán đỉnh thứ tư thì đích thân thực hành, thượng sư thì đứng cạnh chỉ đạo tại hiện trường, để giúp đệ tử chứng được Câu sinh trí của “Lạc Không bất nhị”, nhờ đó mà viên mãn “công đức” của quán đỉnh thứ tư. Từ quán đỉnh này mà “thành tựu” quả vị Pháp vương từ Lục địa cho đến Thập địa. Đó là điểm khác biệt giữa chủ trương của Tông Khách Ba bên Hoàng giáo so với ba đại phái khác. Sau khi quán đỉnh “trí tuệ vô thượng” của lần thứ tư này, lại còn phải hợp tu nhiều lần với nữ thượng sư Kim Cương, hoặc hợp tu với các Minh Phi, Phật Mẫu khác (nữ hành giả Mật tông thì phải hợp tu với nam thượng sư hoặc người nam khác – còn gọi là Dũng thức, Dũng Phụ), đó thuộc về tu hành vô thượng yoga, không còn nằm trong nội dung của quán đỉnh nữa. Vấn đề này cho phép thuật riêng ở Chương 9.
|
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |