Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Mục 4 – Quán đỉnh thứ tư -2 |
Thượng sư truyền đạo tu hành quán đỉnh thứ tư này, nội dung đại khái có ba phần, gồm Thân Kim Cương ba lãng đạo, Ngữ Kim Cương ba lãng đạo và Ý Kim Cương ba lãng đạo. Tức là những hành vi truyền thụ thân khẩu ý thực địa trong quá trình hợp tu Song thân pháp: “Thân Kim Cương ba lãng đạo: Trước hết tiến hành “chín chi tĩnh lự tiền hành” để tịnh trị thân, và bảy loại tiền hành khí du già như Mệnh cần…, gây dao động hạ khí (khiến cho khí ở hạ thể phát động, trở nên kiên cố mà không mềm hóa); thực hiện ưỡn sóng thân (làm động tác thụt trượt thân khiến sinh lạc khoái), tu khí tương hợp (quán tưởng khí Trung mạch của mình và khí Trung mạch của đối phương tương hợp trong hạ thể của Minh Phi...)… Ngữ Kim Cương ba lãng đạo: Tránh nơi tịch tĩnh, thân ngồi kiết già ưỡn thẳng (ngồi tư thế ôm nhau giao hợp, thân trên ưỡn thẳng), thấp đầu như đảnh lễ để thuận cho dẫn khí, miệng hô “cầm hồng” vân vân. Trước hết là làm “tịch”, là dùng tiếng nhỏ để dẫn, sau đến làm “phẫn”, là dẫn bằng tiếng lớn, từ hầu xuất khí để nơi xa gần đều có thể nghe thấy âm thanh. Như thế, dùng ngữ dẫn đạo để rung thân, lấy rung thân để rung mạch, lấy rung mạch để rung Bồ Đề tâm, qua đó mà sinh lạc. Rồi thuận khí dẫn đường lên trên, thân cường thể kiện, gương mặt tỏa sáng. Sau lại hạ hành khí có thể đắc tự tại (vì không khinh suất lỡ để xuất tinh dịch cho nên gọi là tự tại). Ý Kim Cương ba lãng đạo: Đây cũng là đạo phải dựa vào Thực ấn hoặc Trí ấn để tịnh trị (Đây cũng là đạo phải dựa vào Minh Phi thực thể (người thật) hoặc Minh Phi quán tưởng (tưởng tượng) để tiến hành tịnh trị), được chia làm ba phần: Thanh tịnh phương tiện tương tục (nối tiếp), Thanh tịnh trí tuệ tương tục, Thanh tịnh phương tiện trí tuệ tương tục từng cái. Nếu là Thực ấn (nếu là tu bằng Minh Phi thực thể hoặc Dũng Phụ thực thể, không phải là tu bằng “Minh Phi quán tưởng hay Dũng Phụ quán tưởng”), thì ai nấy đồng thời tiến hành (thì lúc giao hợp, ai nấy tự quán tưởng và tự thực hiện “sinh khởi dâm lạc, vận hành khí mạch…), sau đó mới tiến hành nhị hợp phương tiện trí tuệ với người kia (sau đó thì cùng thực hiện hòa hợp hai pháp “phương tiện của bên nam, trí tuệ của bên nữ” với đối phương, cùng nhập vào ckdt đạt Đẳng chí). Nếu là Trí (nếu lấy bên nữ làm chính) thì do phương tiện hành (thì sẽ do bên nam thực hiện các hành động phương tiện nhằm khiến cho bên nữ sinh khoái lạc). Thứ nhất, Thanh tịnh phương tiện tương tục: Như lúc quán đỉnh thứ ba, thực hiện thân ngữ ý ba loại đẳng quân, rồi lại dung hòa phương tiện (nam tinh) và trí tuệ (dâm dịch nữ giới) với nhau mà trụ trong sát na, rồi hành tịnh phần giới (chủng tử) của hai cha mẹ ở chỗ thắng nhụy (cổ tử cung và quy đầu), nơi đầu chót Trung mạch, như miệng núi đấu tiếp nhau (đầu chùy chỗ cuối cùng của Trung mạch bên nam và cổ tử cung chỗ cuối cùng của Trung mạch bên nữ tiếp xúc nhau), như xả nước vào ao (sau khi xuất tinh thì hòa trộn với dâm dịch của bên nữa, tức là hồng bạch Bồ Đề tương dung, như nước hai dòng sông trút vào một ao). (lúc này nên quán tưởng) Minh điểm nhỏ như hạt cải có màu cực trắng, hóa thành ánh sáng từ huyết mạch phải hành đến Tề luân. Tại Tề luân, ánh sáng của nó như mặt trời phá tan màn đêm từ từ thăng lên, ánh sáng dần dần xán lạn, như mặt trời chiếu rọi muôn nơi, như khí phổi lúc hít vào căng dần ngực lên. Rồi lại hành huyết mạch phải, quán tưởng nó ở Tâm luân cũng có đủ ba pháp. Rồi lại hành huyết mạch đến Hầu luân, cũng có ba pháp. Rồi lại hành huyết mạch đến tai phải phóng quang mà ra. Trong ánh sáng của nó, lại hiện ra đàn thành Bản tôn, liên tục thực hiện bốn quán đỉnh cho tất cả hữu tình, để hữu tình đều thành Bản tôn. Bản tôn của các hữu tình và ánh sáng do mình phóng ra, hai thứ hòa trộn vào nhau, chuyển thành Cam lộ tinh túy, an trú ở cửa Trung mạch chỗ ngoài Phạm huyệt ở Đỉnh môn. Lại niệm Đỉnh luân có ba pháp, ánh sáng đỏ của nó giáng xuống Hầu luân, rực rỡ như ngàn mặt trời. Rồi lại giáng xuống Tâm luân, nối tiếp chuyển thành nghiệm tướng của ngũ thân, màu sắc của nó cũng chuyển thành ngũ sắc. Dưới Tề luân, vì Giới đã dễ dàng tập hợp (vì chủng tử tinh dịch, dâm dịch đã dễ dàng thu thập tập hợp lại), đạo mạch thanh tịnh từ Tề (rốn) sinh ra, tại liên cung của Phật Mẫu như trước đây (tại tử cung của Minh Phi như đã nói trước đây), trụ lại bằng hình tướng của Minh điểm. Ba lãng (sóng) của Sở chấp bên phải ngưng kiên (tịnh phần Minh điểm đã thành), viên mãn tập hợp ở trong huyết mạch phải, đắc tự tại ở Cần tức, gọi là “Không giải thoát môn”, đó là (chứng đắc) Sơ quả. Lại thực hiện tương tự bên mạch trái, ba lãng (sóng) của Năng chấp cũng ngưng cố, viên mãn hội tập ở trong huyết mạch trái, đắc tự tại ở Mệnh tức, gọi là “Vô nguyện giải thoát môn”, đó là (chứng đắc) Nhị quả. Lại tiến hành ở Trung mạch tương tự như trước, ba lãng (sóng) của hai chấp Năng Sở ngưng cố, tịnh trị Trung mạch, đắc tự tại ở Trụ tức, gọi là “Vô tướng giải thoát môn”, đó là (chứng đắc) Tam quả. Thứ hai, Thanh tịnh trí tuệ tương tục, cũng hiểu rõ và thực hành nối tiếp bên trí tuệ như thế, nhưng chỉ vận hành hai mạch trái phải đến hai tai mà không bắn ra ngoài. Khi hành Trung mạch đến chỗ Phạm huyệt ở Đỉnh luân thì phóng ra thu về, việc này có thể thực hiện hoặc không thực hiện, tùy ý người đó. Ba sóng ngưng cố, tam mạch được tịnh trị, ba hành khí nhập, khí trụ, khí xuất đều tự tại, phối hợp với ba cửa giải thoát đều hiểu rõ như trên. Thứ ba, Thanh tịnh phương tiện trí tuệ tương tục từng cái: Lại nữa, vì để Thanh tịnh phương tiện trí tuệ tương tục từng cái, bên cha, thực hành bằng tướng Quang Minh của tịnh phần giới Trung mạch người nam (từ tịnh phần của chủng tử - tinh dịch thăng lên và nhập vào trong Trung mạch lúc người nam đạt cực khoái tình dục, thượng hành bằng tướng Quang Minh), dung nhập vào Đỉnh luân. Bên mẹ cũng như vậy (bên người nữ cũng tu chứng như vậy), hai bên cha mẹ chỉ niệm ngũ thân tùy ý thành tựu. Như thế, Thanh tịnh phương tiện tương tục phải cần 3 sát na, Thanh tịnh trí tuệ tương tục cần 3 sát na, Thanh tịnh phương tiện trí tuệ tương tục từng cái cần 1 sát na, tổng cộng là 7 sát na. Trong đó, không cần khí nhập, trụ, để dung nhập vào Thể tính Kim Cương vô phân biệt. Bất kỳ giác thụ nào sinh ra cũng đều không quyết định, nhưng có thể dễ dàng duy trì tùy thuận theo việc nó sinh ra”. (61-295~299) Ví dụ trên đây là pháp tu của phái Tát Già. Còn Bạch giáo[1] thì nói rằng: Quán đỉnh thứ tư này còn gọi là quán đỉnh Thắng nghĩa, qua việc thụ quán đỉnh trí tuệ bí mật của quán đỉnh thứ tư – lần đầu tiên hợp tu Song thân pháp với thượng sư khác giới, có thể Kiến đạo mà nhập vào Sơ địa: “Đại a tăng kỳ kiếp thứ hai này hiện nay là phải Kiến đạo rồi! Anh làm sao có thể Kiến đạo nhanh như thế được? Người ta phải đợi đến đại a tăng kỳ kiếp thứ hai mới Kiến đạo, còn Kiến đạo của anh là lập tức có thể Kiến đạo, vậy là lý gì đây? Cái này là vì có thượng sư này đây. Anh có cái quán đỉnh thù thắng này, đồng thời bản thân ông ấy đã là người Kiến đạo rồi, ông ấy còn đem Bồ Tát Kiến đạo dẫn vào thân anh. Người ta trong quá khứ là Bồ Tát ba đại a tăng gì kiếp gì gì, ngàn đại a tăng gì kiếp, trăm đại a tăng gì kiếp, bất khả thuyết bất khả thuyết a tăng gì kiếp, tất cả đều dẫn họ vào người anh, khiến trí tuệ của anh tăng trưởng gấp ngàn vạn lần, kết quả là anh cũng dễ Kiến đạo. Đồng thời cái gọi là quán đỉnh Thắng nghĩa – cái quán đỉnh thứ tư này – cái quán đỉnh Thắng nghĩa này chính là vấn đề Kiến đạo, cho nên một khi đã đắc quán đỉnh Thắng nghĩa, thì đồng nghĩa với việc Kiến đạo rồi. Vì Thắng nghĩa trong quán đỉnh Thắng nghĩa chính là cái kiến giải cứu cánh cuối cùng này trong đạo thành Phật đấy! Cái pháp mà trí tuệ vô thượng chính đẳng chính giác hiển hiện ra đó chính nó gọi là Thắng nghĩa, cho nên quán đỉnh thứ tư chính là quán đỉnh Thắng nghĩa”. (32-175~176) Hành giả Mật tông vì nghe được lời khai thị của thượng sư nói: Tiếp thụ quán đỉnh thứ tư là có thể lập tức chứng đắc công đức Kiến đạo. Mà Kiến đạo vị, theo quan niệm của Mật tông thì tức là trở thành Bồ Tát Sơ địa, cho nên có rất nhiều hành giả Mật tông chấp nhận thụ quán đỉnh thứ tư và hợp tu Song thân pháp lần đầu với thượng sư khác giới. Sau khi hợp tu, họ cho rằng mình đã trở thành Bồ Tát Sơ địa, vì thế mà khinh thị những người tu hành của Hiển giáo là có chứng lượng thô thiển – vì hành giả Hiển giáo khi chứng được Thức thứ tám chỉ là Bồ Tát thất trụ vị mà thôi. Thế nhưng họ lại không biết Kiến đạo trong quán đỉnh thứ tư của Mật tông kỳ thực chỉ là vọng tưởng của bản thân thượng sư Mật tông, trong Phật pháp thực sự, họ vẫn chỉ là phàm phu có “thường kiến kiến”, căn bản vẫn chưa hề nhập vào Kiến đạo vị ở Thất trụ vị trong Hiển giáo. Lại nữa, Kiến đạo chỉ là chứng được Thức thứ tám A Lại Da, chỉ là Bồ Tát thất trụ vị mà thôi. Vẫn còn phải biết tục tu học Biệt tướng trí và Nhất thiết Chủng trí, hiểu rõ đầy đủ Ngũ pháp, Tam tự tính, bảy loại Đệ nhất nghĩa, bảy loại Tính tự tính, hai loại Vô ngã, như thế mới có thể phát khởi trí tuệ Vô sinh pháp nhẫn cần phải có ở Nhập địa tâm trong Sơ địa. Lại còn phải “vĩnh phục tính chướng như A La Hán”, thêm nữa phải dũng mãnh phát Thập vô tận nguyện để bất thoái chuyển – có thể hộ trì chính pháp mà phá hết tất cả mọi ngoại đạo pháp, không chút sợ hãi, không quan tâm đến danh văn lợi dưỡng, cứ thế tu trừ Dị sinh tính mà phát khởi Đạo chủng tính, đồng thời nhờ trí tuệ Vô sinh pháp nhẫn nói ở trên để thông đạt Bát Nhã nghĩa trong Kiến đạo, mới nhập được vào Sơ địa, chứ không phải là lúc mới Kiến đạo là lập tức trở thành Bồ Tát Sơ địa ở Thông đạt vị. Vậy vì sao lại nói quán đỉnh thứ tư của Mật tông chưa thể Kiến đạo thực sự? Vì Mật tông tuy có nói “quán đỉnh thứ tư là quán đỉnh Thắng nghĩa, có thể đắc Kiến đạo”, nhưng kỳ thực là vẫn đọa vào trong Tâm ý thức của thường kiến ngoại đạo kiến, chứ chưa hề Kiến đạo: “Khi vừa đắc quán đỉnh Thắng nghĩa là lập tức phải kiến Minh thể. Ít nhất có một cái ngoại luân quách, ý là nói anh tuy chưa thấy được trời xanh không mây, nhưng anh bỗng nhiên có niệm dừng. Sau cái niệm dừng, đột nhiên cảm thấy không có ta, cảm thấy thật rộng rãi, thật thoải mái, cái thân thể này như không còn trọng lượng nữa, dường như trọng lượng này đã mất đi rồi, tựa như cái bọc lớn rơi xuống vậy” (32-266). Nói Kiến đạo và thành Bồ Tát Sơ địa như thế là vẫn rơi vào trong cảnh giới của Tâm ý thức giác tri, chưa hề chứng được Bát Nhã trí trong Phật giáo, vì họ đã coi việc thể nghiệm cảnh giới niệm dừng là Kiến đạo, coi việc trải nghiệm an trú trong cảnh giới khinh an vô ngại sau khi dừng mọi niệm là Kiến đạo. Hồng Bạch Hoa giáo như thế, Tông Khách Ba của Hoàng giáo lại càng quan niệm như thế, đều là lấy cảnh giới ý thức dâm lạc làm chủ thể Kiến đạo của Mật tông. Như vậy, người chưa chứng được Trung đạo tính, Không tính, Niết Bàn tính, Thanh tịnh tính, Thường trụ tính của Tâm Thức thứ tám mà nói về Kiến đạo của Phật pháp Đại thừa, mà nói đã chứng được công đức của Bồ Tát ở Sơ địa, kỳ thực chỉ là công đức “Sơ địa” do Mật tông tự phát minh ra, chỉ là chứng lượng “Sơ địa” do Mật tông tự ấn chứng, chỉ là trí tuệ “Sơ địa” mà Mật tông tự xưng mà thôi, hoàn toàn không liên quan gì đến gì đến công đức và trí tuệ chứng lượng ở Sơ địa của Hiển giáo, đều là thành tựu tội đại vọng ngữ cả. Thế mà tất cả “Bồ Tát Sơ địa” của Mật tông vẫn còn chưa chứng được Thức thứ tám, không biết gì về Tổng tướng trí của Thức này, còn chưa thể tiến vào Thất trụ vị trong sơ Kiến đạo của Phật giáo Đại thừa, huống hồ có thể chứng được trí tuệ của Bồ Tát Sơ địa của Phật giáo? Cho nên, “trí tuệ Kiến đạo” mà họ nói đó đều là tà kiến ngoại đạo, hoàn toàn không liên quan gì đến gì đến trí tuệ Bát Nhã trong Phật pháp, sao có thể nói là trí tuệ Sơ địa? Đều là những kẻ mắc tội đại vọng ngữ cả. Mật tông cho rằng thụ quán đỉnh thứ tư này, hợp tu Song thân pháp với thượng sư khác giới xong, sau khi tiếp nhận sự chỉ đạo của đích thân thượng sư, sau khi trải nghiệm cảnh giới Lạc Không song vận là đã trở thành Bồ Tát thánh vị. Cho cho rằng Kiến đạo của họ có sự hiểu biết về thân lợi, thân tâm nhị lợi, tâm lợi: Thân lợi là bốn loại quả - Đẳng lưu quả, Dị thục quả, Sĩ dụng quả, Vô cấu quả. Tâm lợi thì ở Tề luân, Tâm luân, Hầu luân, Đỉnh luân. Họ nói rằng: “Lấy Đẳng lưu diệt tóc trắng, lấy Dị thục làm sức mạnh làm việc, có thể trở thành sĩ phu tăng trưởng tướng, lấy Vô cấu chuyển thành vô tử…” (61-301~303) Những lời nói đó hoàn toàn khác xa với chính pháp Phật giáo, cũng đem các danh tướng cảnh giới Duy thức của Nhất thiết Chủng trí loạn giải loạn dùng, loạn phối hợp lồng ghép, khiến cho hành giả Mật tông hiểu nhầm nghiêm trọng về pháp nghĩa Phật giáo, dẫn đến hiểu sai be bét, tan nát về Phật pháp. Các hành giả Hiển giáo (rất nhiều người) cũng không biết sai lầm này, cũng dễ tin theo họ, cùng rơi vào cảnh khốn quẫn, hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cho nên, Phật pháp mà các thày Mật tông xưa nay nói kỳ thực đều không phải là Phật pháp thực sự, chỉ là “Phật pháp Mật tông” tự ý giải thích một cách ngoại đạo hóa. Các loại tà kiến như thế, xin đợi đến Chương 14 sẽ giải thích biện chính kỹ. Tông thú của họ là thân chứng Không Lạc quảng đại – đạt được công đức Đẳng giác, đắc quả báo thân lợi, tâm lợi, thân tâm nhị lợi, chứng lượng mà họ có được “vượt qua” cả Thích Ca Thế Tôn, cho nên mới nói quả vị mà Ngài chứng được là nửa địa của địa thứ 13 (là “Tiền bán địa” trong Phật địa của Mật tông), gọi là “chứng được Không Lạc quảng đại, ngộ chứng trong tất cả mọi Luân Niết Không Lạc, vô thủ xả, đoạn chứng”, thành tựu Báo thân Phật quả, chi tiết xem trong cuốn 61-301~303. Những lời nói như thế của Mật tông tuyệt đối không phải là Phật pháp, vì những tri kiến kiểu đó đều vẫn ở địa tương ứng với Ý thức, vẫn chưa tiến vào địa tương ứng với Ý căn và Như Lai Tạng, vẫn chưa kìa tri kiến của phàm phu và ngoại đạo. Vấn đề này cho phép được giải thích biện chính riêng ở trong Chương 14. Khi “thánh giả Diệu giác” của Mật tông lâm chung, cần tu Tứ pháp: Tiền hành, Xuyến tu, Phối dụng Sự nghiệp “pháp sinh thiện thú, pháp đoạt xả, pháp vãng sinh biệt châu, pháp Thiên thức Pha Ngõa của đạo Đại thủ ấn”, chi tiết xem trong 61-304~312. Đó đều là tà kiến, xin được thuật ở phần sau, tạm gác ở đây. Quán đỉnh lần thứ nhất của quán đỉnh thứ tư này, vì để có thể chứng được “Chân Như ở Phật địa”, cho nên gọi là quán đỉnh Thắng nghĩa: “Lại nữa, quán đỉnh thứ ba gọi là quán Trí tuệ, nói “Dùng Minh Phi trí tuệ” tức là trí tuệ Đại Lạc. Pháp thân quán đỉnh thứ tư vô sinh, vô Ngã, Không tính, phối hợp Lạc Không bất nhị thì mới có thể gọi là quán đỉnh Thắng nghĩa, tức là Chân Như đó. Cho nên, điều thứ 14 trong Căn bản giới của Mật tông là không được hủy báng “Nữ trí tuệ”, không phải là nói thẳng về trí tuệ của Chân Như mà thuộc về chín loại tư thế của Đại Lạc Minh Phi”. (34-109) Nói như vậy thì sở dĩ quán đỉnh thứ ba gọi là quán đỉnh Trí tuệ là vì Minh Phi có nữ âm (bộ phận sinh dục nữ), có thể khiến cho người ta chứng được “trí tuệ” của Song thân pháp, cho nên quán đỉnh thứ ba mới lấy Minh Phi làm chính, gọi là quán đỉnh Trí tuệ (quán đỉnh Trí năng). Nhưng khi làm quán đỉnh thứ ba, chỉ trọng thượng sư và Minh Phi cùng tu Câu sinh đại lạc; và để đệ tử nếm nuốt hồng bạch Bồ Đề tâm của thượng sư và Minh Phi (chất dịch hỗn hợp của tinh dịch thượng sư và dâm dịch của Minh Phi) nhằm dẫn sinh lạc thụ; và thuyết minh về đại ý tu chứng của Song thân pháp mà thôi. Đệ tử vẫn chưa đích thân tu, cho nên những gì anh ta biết có giới hạn nhất định, cái lạc được dẫn sinh ra cũng có hạn (vì chỉ là nếm nuốt qua miệng lưỡi), cho nên chưa thể lĩnh thụ được thể tính Không Lạc bất nhị thực sự, cũng chưa thể chứng được “Tâm Chân Như ở Phật địa”, vì thế vẫn chưa phải là quán đỉnh Thắng nghĩa. Phải đến khi tự mình hợp tu cùng thượng sư khác giới trong quán đỉnh thứ tư, trong quá trình đích thân trải nghiệm đó, được thượng sư giảng giải chi tiết từng cái một, thì sau đó mới có thể chứng đắc “Tâm Chân Như ở Phật địa” khi hợp tu với người khác giới, đồng thời dẫn phát thân lạc toàn cơ thể mà thể nghiệm được chân ý của Lạc Không bất nhị, cho nên mới nói quán đỉnh thứ tư mới là quán đỉnh Thắng nghĩa. Lại nói người nữ vì có nữ âm mà có thể giúp đỡ người khác chứng được Phật trí Lạc Không bất nhị, cho nên lấy người nữ và nữ âm đại diện cho trí tuệ, do đó mà không cho phép bất kỳ người nào phỉ báng câu “người nữ đại diện cho trí tuệ”. Hơn nữa, nói trí tuệ này là nói “chín loại tư thế khi Minh Phi thụ Đại Lạc”. Hiểu được điều này thức là người có trí tuệ, tức là người chứng được “Bát Nhã Bồ Đề”. Mật tông lấy nhân là quán đỉnh thứ tư này cho nên mới có thể chứng được Đệ tứ hỷ, nên mới nói người chứng được cảnh giới này gọi là người chứng được “Chân Như Báo thân Phật”. Chứng được “Chân Như” như thế, hoàn toàn khác với việc gọi Thức thứ tám ở Phật địa là Chân Như mà Thế Tôn giảng trong các kinh Hiển giáo. Vì có chứng lượng “tu chứng” như vậy mà Mật tông tự ý nói đã chứng được “Chân Như ở Phật địa”, đồng thời chế giễu “Thức thứ tám A Lại Da, Dị Thục thức” mà các Bồ Tát ở Hiển giáo chứng được là sự tu chứng ở Nhân địa, là chứng lượng thô thiển. Cũng tựa như những người vô trí, coi tất cả các loại xe đạp mà mình có là xe xịn thời thượng, rồi chế giễu chiếc xe máy Harley Davidson dung tích 600cc của người khác mà anh ta chưa từng nhìn thấy là xe đểu, thấp kém, vì thế mà ra vẻ dương dương tự đắc. Các thày Mật tông cũng như vậy, coi cảnh giới Đệ tứ hỷ của dâm lạc mà tông họ chứng được nhận lầm là đã chứng đắc “Chân Như ở Phật địa”, căn bản không biết cũng không chứng được Thức thứ tám, song lại chế giễu chứng lượng Thức thứ tám A Lại Da, Dị Thục thức của các Bồ Tát bên Hiển giáo là thô thiển, không thể chứng được “Chân Như ở Phật địa”. Những hành động ngu xuẩn đó cũng chẳng khác gì những kẻ ngu si vô trí kia, thế nhưng những kẻ ngu si vô trí kia lại sùng bái, tín phục các thượng sư Mật tông đến mức ngũ thể đầu địa[2], hoàn toàn không chút nghi ngờ. Cho nên mới nói các hành giả Mật tông thực sự là những người cực ngu ở thế gian. Các thượng sư xưa nay của Mật tông vì có những tri kiến tà trái hoang đường như thế, đã tự đứng ra ngoài kinh Phật nói, lập riêng pháp Tâm giác tri trong Đệ tứ hỷ dâm lạc là Chân Như ở Phật địa, cho nên bọn họ ra sức phủ định Thức thứ tám A Lại Da, không thừa nhận có Thức thứ tám A Lại Da, vì thế Bát Nhã Bồ Đề mà họ chứng được đều hoàn toàn khác xa với những gì Phật nói trong các kinh Tam thừa, tuyệt đối không phải là Phật pháp. Những pháp nghĩa của Mật tông đó, người có trí tuệ nghe qua là đã cảm thấy dở khóc dở cười rồi, thế nhưng các hành giả Mật tông vô trí lại hết lòng tin theo, không chút nghi ngờ, thậm chí còn ra sức thờ phụng, bảo vệ nó, thật khiến cho người ta cảm nhận sâu sắc được tập khí chủng tử do tà kiến đời trước huân tập đã vô cùng kiên cố, không thể nghĩ bàn.
[1] Chú thích của người dịch: Bạch giáo là chỉ phái Cát Cử. [2] Chú thích của người dịch: “Ngũ thể đầu địa” là động tác lạy mà hai chân, hai tay và trán cùng chạm đất, cũng là cách lạy phổ biến trong Mật tông Tây Tạng.
Lượt xem trang: 31495 |
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |