Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 3: Nguyên nhân Mật giáo hưng và Phật giáo vong |
Tiết 3: Nguyên nhân Mật giáo hưng và Phật giáo vong Có 7 nguyên nhân khiến cho “Mật giáo hưng và Phật giáo vong” ở Thiên Trúc khi xưa: Thứ nhất: Lấy pháp ngoại đạo thay thế cho Phật pháp. Mật tông thực chất không phải là Phật giáo, chỉ là tôn giáo lấy pháp ngoại đạo thay thế cho Phật pháp – là ngoại đạo pháp lấy biểu tướng của Phật giáo và danh tướng của Phật pháp bao bọc bề ngoài – tất cả các danh tướng tu chứng và sự tu chứng Pháp Báo Hóa thân cho đến các loại tam muội đẳng chí, tứ gia hành, tứ vô lượng tâm, Pháp giới Thể tính trí, tứ trí, ngũ trí, Bát Nhã, Căn bản trí, Hậu đắc trí, Niết Bàn, Chân Như, đạo thành Phật…mà họ nói đều khác với nội dung ý chỉ mà Phật Thế Tôn đã nói trong các kinh điển Tam thừa. A Lại Da thức mà Mật tông chứng được cũng không phải là Thức thứ tám tâm A Lại Da mà bên Hiển giáo chứng được, chỉ là A Lại Da thức Minh điểm mà họ tự bày đặt ra mà thôi, cho nên tất thảy các bậc hiền thánh trong Hiển giáo với chứng lượng của mình khi ấn chứng cho họ, chắc chắn sẽ thấy không dính dáng gì, đều là râu ông nọ cắm cằm ba kia. Như vậy, Mật giáo với việc không chứng được Thực Tướng Tâm nói trong các kinh Phật giáo, với các loại “Bát Nhã vọng tưởng” mà chưa từng chứng được trí tuệ Bát Nhã nói trong các kinh Phật giáo, với “trí tuệ dâm uế thế gian của ngoại đạo Song thân pháp” chưa từng nhập vào Kiến đạo vị của mình, họ ngược lại còn quay sang vu oan cho các Bồ Tát chân ngộ của Hiển giáo là có chứng lượng thô thiển, hạ thấp xuống là pháp môn tu hành “Nhân địa”, đồng thời lại tự tôn cao pháp ngoại đạo mà mình tu hành là pháp môn tu hành “Quả vị” của Phật giáo, qua đó để sùng Mật ức Hiển, thật nực cười vô cùng. Như vậy, chứng lượng mà những người trong Mật giáo nói vừa không có liên quan gì đến tu chứng trong các kinh điển Tam thừa, vừa sùng thượng Đệ tứ hỷ của Song thân pháp – truy cầu lạc thụ có tầng thứ cao nhất trong dâm lạc nhân gian, hiển nhiên chỉ là “nghệ thuật dâm lạc thế gian” của phái Tính Lực ngoại đạo mà thôi. Cho nên, Mật giáo căn bản chỉ là thuật dâm lạc thế gian được bao bọc bằng biểu tướng và danh tướng Phật giáo, tuyệt đối không phải là Phật giáo, thuần chất chỉ là Lạt Ma giáo thôi. Vì duyên cớ đó, ngay từ thời xưa đã từng có người nói họ là pháp hữu phân biệt, pháp hý luận, pháp bất liễu nghĩa, chủ trương không được tu theo họ. Như Tông Khách Ba từng biện bạch hộ Mật giáo thế này: “…Vì thế mà có người nói ‘Hành phẩm mà Ba La Mật Đa thừa nói là bất liễu nghĩa, là pháp hý luận, chỉ nên tu Không’ và nói ‘Sinh khởi thứ đệ, tu trì niệm tụng Mật chú là có phân biệt, là pháp hý luận, là bất liễu nghĩa, nếu biết liễu nghĩa thì không phải tu’. Hai thuyết đó hoàn toàn không phải chân thực, những người có trí nên tránh xa, nên xả bỏ. Nên hướng đến song vận đạo phương tiện trí tuệ (nên chuyển sang song vận đạo là đạo phương tiện thụ lạc mà không xuất tinh và đạo trí tuệ chứng biết Lạc Không bất nhị mà có thể Lạc Không song vận), song vận đạo sinh khởi viên mãn (pháp đạo viên mãn sinh khởi Đệ tứ hỷ), tu học dần theo thứ tự, hiểu rõ thâm nghĩa trung đạo vĩnh lìa hý luận, nương dựa vào các Tam muội da (dựa vào Tam muội từ Sơ hỷ cho đến Đệ tứ hỷ của Song thân pháp), hướng nhập vào quỹ đạo đại xa hai lý đầy đủ” (21-458). Thế nhưng những lời lẽ đó của Tông Khách Ba quả thực không thông sự lý chút nào. Đó là vì pháp của Mật giáo không chỉ Song thân pháp (giai đoạn) cuối cùng là tà trái hoang đường, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp, mà cho đến những pháp như trì chú, quán tưởng, Minh điểm, bảo bình khí, cúng lửa…ban đầu cũng đều hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp. Nếu như có người thiện biết Bát Nhã liễu nghĩa, thì anh ta sẽ thấy ngay được các pháp trì chú, quán tưởng, bảo bình khí, cúng lửa đều là “vọng tưởng tu chứng Phật pháp của phàm phu”. Vì thế, nếu như có người trí sau khi chứng ngộ, phát khởi trí tuệ Bát Nhã như Đạo chủng trí thì tất sẽ phát biểu như vậy. Còn Tông Khách Ba tù mù không biết điều này, còn ra sức biện hộ cho các pháp trì chú, quán tưởng… của Mật giáo, rõ ràng không phải là người có trí tuệ. Thế nhưng vì Mật giáo giỏi ứng hợp tâm lý cầu hữu, cầu thế gian pháp của chúng sinh cho nên mới tuyên truyền rộng rãi Mật pháp này; đồng thời lại khéo xuyên tạc phụ họa các loại danh tướng quả vị trong kinh Phật, lừa dối những người học sơ cơ, khiến cho người ta tin là thật, không dám sinh nghi. Lại vì họ biết sáng chế ra giới Tam muội da, khiến cho các đệ tử không dám tiết lộ pháp nghĩa của Mật giáo, dẫn đến người ngoài không sao biết trộm được sự tà trái của họ. Bằng thủ đoạn đó, Mật giáo đã phòng ngừa được việc bị người ngoài phá hoại, đồng thời nhờ đó mà dễ dẫn dụ những người học Phật sơ cơ không biết nội tình lao vào trong Mật giáo, giẫm lên vết xe đổ của những người đã vào Mật giáo trước đó, qua đó khuếch trương thế lực của mình, tận thu tài nguyên của Phật giáo, cuối cùng dần dần từng bước thay thế Phật giáo – mận thay đào chết – diệt vong Phật giáo chân chính. Thứ hai: Mượn thế lực chính trị để mở rộng Mật giáo. Mật giáo giỏi bám víu vào thế lực chính trị - ví dụ như bám víu vào vương triều Ba La – dựa vào đó để nhanh chóng mở rộng thế lực của mình. Vì trong vương triều Ba La có nhiều kẻ quyền quý tin theo Mật giáo nên khiến cho bách tính hiểu nhầm rằng Mật giáo đúng là Phật giáo. Đợi khi Mật giáo hưng thịnh lên rồi, thì họ bèn đem pháp Đại thủ ấn, đại viên mãn của thường kiến ngoại đạo ra dẫn dắt sai lầm cho chúng sinh, cuồng ngôn nói Mật giáo có pháp có thể khiến chúng sinh thời mạt pháp “tức thân thành Phật”, nhờ đó mà khiến cho sự tu chứng của “những người học Phật giáo” bị đánh đồng với thường kiến ngoại đạo. Sau khi chuyển dịch nội hàm của Phật giáo xong, thì Phật giáo đã bị tưởng lầm thành thường kiến ngoại đạo không khác, bị đánh đồng với pháp môn tu hành của Ấn Độ giáo không hai, đã không còn chỗ nào thắng diệu hơn ngoại đạo nữa, khiến cho người ta không còn sinh lòng kính ngưỡng, những người tin tưởng Phật giáo ngày càng giảm sút, cuối cùng chỉ còn lại pháp sùng bái quỷ thần của Mật giáo cùng với Trung Quán phái Tự Tục chỉ có ngôn thuyết biểu tướng Phật pháp và Trung Quán phái Ứng Thành của Vô nhân luận. Phật giáo chính thống đã bị thoán cải trở thành “Phật giáo” Mật tông, đã không còn giáo pháp và thực chất của Phật giáo nữa. Phật giáo chân chính đã bị diệt vong bởi tay Mật giáo một cách hòa bình và bất tri bất giác như thế đó. Khi vương triều Ba La bị tiêu diệt, “Phật giáo” cũng bị diệt theo nó kỳ thực chỉ là Mật giáo – Mật giáo được bao bọc bởi vẻ bề ngoài của Phật giáo. Phật giáo thực sự đã bị Mật giáo tiêu diệt ngay từ khi vương triều Ba La còn đang quật khởi hưng thịnh rồi – khi đó chỉ còn lại tấm da của Phật giáo mà thôi, còn nội tạng máu huyết và xương cốt đều đã là bản chất của ngoại đạo pháp Mật giáo rồi. Chính vì lý do đó, thuyết “Phật giáo bị tiêu diệt bởi quân đội Hồi giáo” chỉ là lời nói của những kẻ không biết chân tướng sự việc, là những ngôn từ của Mật tông nhằm đánh lạc hướng những người nghiên cứu Phật giáo mà thôi. “Phật giáo” mà bị quân đội Hồi giáo tiêu diệt chỉ là ngoại đạo Mật tông đã thay thế cho Phật giáo chân chính, tuyệt đối không phải là Phật giáo thực sự nữa. Do đó, thủ đoạn mượn dựa vào thế lực chính trị để thoán đoạt Phật giáo chính thống là một phương thức thường dùng của Mật tông vậy. Hiện tượng khéo dựa vào thế lực chính trị này không chỉ xuất hiện ở “Phật giáo thời kỳ cuối” ở Tây Tạng, tương tự còn từng xuất hiện ở “Phật giáo Tây Tạng” sau này nữa. Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 đã từng dựa vào quân đội Khả Hãn Mông Cổ và thế lực chính trị triều Thanh để khiến cho phái Giác Nãng Ba không có chỗ cầu viện, sau đó đã kêu gọi phái Tát Già và Đạt Bố liên thủ đánh giết phái Giác Nãng Ba hoằng truyền pháp Như Lai Tạng, trục xuất lãnh tụ đời cuối cùng Đa La Na Tha một đời truyền bá pháp Như Lai Tạng, bài bác Song thân pháp, ép bức tất cả tự viện của phái Giác Nãng Ba phải đổi sang Hoàng giáo. Phái Giác Nãng Ba sau đó bị diệt vong, chỉ còn lại biểu tướng (vẻ bề ngoài) có truyền thừa pháp hệ, còn diệu pháp Như Lai Tạng từ đó đã mãi mãi tuyệt duyên với nhân dân Tây Tạng. Những việc này đều là sự thực do Mật giáo quá giỏi trong việc lợi dụng sức mạnh chính trị nhằm khuếch đại thế lực của tông phái mình. Những hành vi đó của các pháp vương, các thượng sư xưa nay của Mật tông đều trái ngược giáo ngôn của Phật Đà, cũng trái ngược với giới luật, dẫn dắt sai lầm chúng sinh cùng bước vào trong trọng tội tà kiến phá hoại chính pháp, thực không phải là việc nên làm chút nào. Vì thế mà tôi chủ trương chính giáo phân ly, không đồng lưu ô hợp với “chủ trương chính giáo hợp nhất” của Mật giáo Tây Tạng. Vì sao vậy? Vì việc thực hiện chính giáo hợp nhất vốn dĩ đã là trái với giới luật mà Phật đã quy định, cũng tất khiến cho hành vi công khai biện chính pháp nghĩa mãi mãi bị vùi dập, như vậy thì cái lý chân thực sẽ không thể nào hiển lộ thông qua việc biện chính pháp nghĩa công khai nữa. Như thế thì pháp vương Mật giáo lãnh tụ tôn giáo tối cao sẽ có thể độc tài toàn diện mà hoằng truyền tà pháp Mật giáo. Càng phát triển tà giáo thì sẽ ngày càng thối nát, sẽ khiến cho pháo nghĩa chân chính của Phật giáo khác với họ sẽ không được hoằng truyền, tiếp tục đem tà kiến của họ đầu độc toàn diện sinh linh. Cho nên, hành vi chính giáo hợp nhất sẽ có trăm hại mà không có lấy một lợi đối với Phật giáo chân chính, cũng trái ngược với phong trào tự do tín ngưỡng tôn giáo, vì thế mà không nên thực hiện. Như trên đã nói, vì Mật giáo rất giỏi trong việc bám víu lấy thế lực chính trị, dựa vào đó để tiêu diệt Phật giáo chân chính – pháp Như Lai Tạng của Hiển giáo, dẫn đến kết quả Mật giáo hưng mà Phật giáo vong. Thứ ba: Khuếch đại chứng đức chứng lượng. Các thượng sư Mật giáo xưa nay vẫn thường rất khéo trong việc thổi phồng chứng đức chứng lượng, mê hoặc chúng sinh, lấy đó làm thủ đoạn mở rộng thế lực của Mật giáo, cuối cùng nuốt lấy và thay thế Hiển giáo, diệt vong Phật giáo. Những hành vi như thế ví dụ rất nhiều, đời nào cũng có, cho đến nay vẫn chưa dứt tuyệt. Ví dụ như A Vương Nặc Bố mà Hội Chính Giác Vân Từ ở Đào Viên ngày nay tôn sùng – đại sư Vô Ngã Mẫu – là một trường hợp điển hình. Hay như Hỷ Nhiêu Căn Đăng cực giỏi tuyên truyền, khéo dựa nhờ vào phóng viên truyền thông, đem những lời lẽ quảng cáo, khéo biên thành kịch bản phỏng vấn, đăng lên báo, tung ra những ngôn thuyết không đúng sự thực, đó cũng là ví dụ thực tế thổi phồng chứng lượng của Mật tông. Ví dụ những người như Hỷ Nhiêu Căn Đăng thường nói rằng: Chứng lượng của A Vương Nặc Bố ngang với Phật Thích Ca Mâu Ni. Sự khoác lác về “chứng đức chứng lượng” như thế là nhằm kiếm lấy sự cung kính của chúng sinh vô tri, hòng có được nhiều danh văn lợi dưỡng. Việc này có sách báo làm chứng: Lời quảng cáo bản thứ 20 của Nhật Báo Đài Loan ngày 7.3.1999 nói rằng: “Những người đạt đến cấp đạo cảnh ngũ pháp luân gồm có Thích Ca Mâu Ni, đại sư Liên Hoa Sinh, đại sư Mã Nhĩ Ba, đại sư Tông Khách Ba, đại sư Vô Ngã Mẫu và Quán Thế Âm Bồ Tát đã đạt đến cảnh giới Phật Đà”. Kỳ thực trong số các “đại sư” Mật tông xưa nay mà họ liệt kê ra, không có lấy một người từng đắc một trong những Kiến đạo của Tam thừa, đều đọa vào trong thường kiến ngoại đạo, còn không phải là Bồ Tát thất trụ hiền vị chứng ngộ, huống hồ là thành Phật? Thế mà họ lại dám cuồng vọng bám víu vào chứng đức và chứng lượng của Thích Tôn, chẳng khác gì kẻ ăn mày khoác một cái áo cũ rách nát hoa lệ, đứng ở nơi biên thùy hoang vu mà tự cho mình là vua, vọng bám vào quốc vương coi là bạn bè chí cốt, thế nhưng chúng nhân không biết, lại tin là thật, chẳng khác nhau là mấy. Những kẻ đó nói như thế ở Đài Loan, sau khi tranh ngôi chính thống Mật giáo ở Đài Loan xong, thấy giới Mật giáo ở Đài Loan không phản bác mình, lại bỏ ra một khoản tiền lớn chiêu tập các Lạt Ma Mật tông khắp nơi trên thế giới có liên quan đến họ, tụ hội ở khách sạn Viên Sơn Đài Bắc, tổ chức cái gọi là Hội nghị cao tăng của “Tổng hội Phật giáo thế giới”, qua đó nhằm tôn cao chứng lượng ngoại đạo ăn bám Mật tông như Nghĩa Vân Cao và A Vương Nặc Bố, rồi khắp nơi tìm cách hạ thấp Hiển giáo, muốn tranh ngôi chính thống với Hiển giáo. Đáng thương thay cho các đại sư Hiển giáo, thấy thế lực mở rộng và tác phong hoành hành của họ, nhưng lại không có một người nào dám đứng ra bài bác, biện luận và phân tích sự tà trái của chúng, cứ thế ngồi giương mắt nhìn những người học sơ cơ ngộ nhận rằng họ mới thực sự là Phật giáo, dẫn đến rất nhiều tỳ kheo, tỳ kheo ni cũng tham gia vào Hội, tu học theo họ, đều rơi vào trong tà kiến của ngoại đạo. Đó là một trong những pháp thường dùng từ xưa đến nay của Mật giáo – thổi phồng “chứng đức chứng lượng”, khiến cho người ta sinh lòng kính tín, không dám hoài nghi, chỉ biết tin theo họ. Kỳ thực, bọn họ căn bản chỉ là ngoại đạo, không có chút tơ hào chứng lượng và chứng đức nào. Đài Loan ngày nay cũng có những người theo tín ngưỡng dân gian ăn bám theo Mật tông: Những người như Hỷ Nhiêu Căn Đăng của Hội Chính Giác Vân Từ bắt chước, dựa vào việc tôn cao đám Nghĩa Vân Cao, A Vương Nặc Bố, Ngưỡng Ngạc Ích Tây Nặc Bố…để lừa dối người học sơ cơ Phật giáo ở Đài Loan. Thời gian ngày càng kéo dài, khi thế lực của họ được khuếch đại đến cực hạn, thì Phật giáo sẽ vì thế mà bị đám ngoại đạo đó thay thế hoàn toàn, dẫn đến diệt vong – chỉ còn lại vẻ bề ngoài mà nội hàm thực chất lại là “Phật giáo Mật tông” của ngoại đạo, bản chất thuần túy là Lạt Ma giáo hoặc ngoại đạo ăn bám Mật giáo khác tương tự như “Hội Chính Giác Vân Từ”. Trước những lời lẽ hư vọng khoác lác về chứng lượng như thế, nhưng vì đại sư các đạo tràng lớn khắp nơi đều không đứng ra biện chính, dần dần tạo thành kết cục Mật giáo hưng mà Phật giáo vong. Cho nên nếu Phật giáo bị diệt bởi tay Mật tông, thì các đại pháp sư, đại cư sĩ đó đều không thể thoái thác trách nhiệm. Thứ tư: Thỏa mãn thị hiếu của chúng sinh. Mật giáo rất khéo dùng pháp cúng lửa, sai khiến quỷ thần dùng tiểu thần thông của chúng để trị bệnh, cầu tài, cầu tự cho chúng sinh … thỏa mãn thị hiếu của đám đông. Họ cũng rất giỏi trong việc dùng các pháp hữu vi như khí công tăng cường sức khỏe để thỏa mãn nhu cầu của chúng sinh. Lại dùng Song thân pháp để đáp ứng thị hiếu của đám đông, khiến cho chúng sinh yêu thích dâm lạc mà không thể lìa bỏ, chạy vào trong Mật giáo để hưởng lạc và ngộ nhận cho rằng đó là tu học Phật pháp giải thoát và trí tuệ Bát Nhã. Pháp tu song thân đó cực dễ thu hút chúng sinh hữu tình lao vào hưởng thụ dâm lạc, bước vào đạo pháp Mật tông. Một khi đã sa chân vào Mật giáo rồi, sẽ buộc phải phát lời thề nặng 14 giới căn bản, thì sẽ vì sợ hãi mà không dám tiết lộ những sai trái cuả Mật giáo. Lại vì sợ người ta chê cười mình tham dâm, hoặc sợ người đời chế giễu mình ngu si, nên không muốn công khai nói ra ngoài rằng mình đã từng tu học Mật pháp, cũng không dám công bố những tội lỗi của Mật giáo. Còn có nhiều phụ nữ vì đã từng hợp tu Song thân pháp với nam thượng sư, thấy tình phận riêng biệt, hoặc tâm sinh cảm mến mà sinh lòng yêu đương với thượng sư, nên càng không dám tiết lộ sai trái của Mật giáo. Mật giáo vốn đã giỏi nghề thỏa mãn thị hiếu đám đông mà nghênh hợp họ, lại vì các nguyên nhân khác, dẫn đến người ngoài không thể nào biết được sự tà trái, hoang đường và tội lỗi của họ, chạy theo nhân duyên bề ngoài mà lao vào trong Mật giáo, khiến cho thế lực Mật giáo càng dễ nhanh chóng lớn mạnh. Sau khi lớn mạnh, thì nó sẽ khiến cho nguồn tài nguyên của những người hoằng truyền chính pháp Hiển giáo bị chèn ép, đè bẹp, khó mà khai triển được. Lại nữa, Mật giáo còn sáng tạo ra thuyết tức thân thành Phật, khiến cho người ta sinh lòng ngưỡng vọng. Nhị thừa Bồ Đề của Hiển giáo do cách thánh vị quá xa, cho nên các đại sư thời mạt pháp đều không biết không chứng, muốn trở thành người Sơ quả Thanh Văn còn không thể được, nên càng không dám khởi tâm dục cầu chứng pháp La Hán Thanh Văn đoạn trừ Ngã chấp. Đại thừa Bồ Đề thì càng khó gấp bội phần, muốn cầu chứng ngộ Bát Nhã cực khó, cho nên xưa nay đều có tọa chủ giảng kinh của các đạo tràng lớn có đại thanh danh, sau khi giảng pháp 30 năm thì tâm hư đảm khiếp, bèn bỏ giảng pháp mà vào rừng tham thiền, cho đến khi già chết vẫn không thể ngộ nhập. Việc chứng ngộ Bát Nhã Đại thừa đã khó gấp bội phần như thế, cho nên thông thường những người học Hiển giáo tu Phật pháp lâu ngày mà không thể ngộ nhập, sẽ không tránh khỏi việc vì có Mật giáo xướng thuyết “tức thân thành Phật” nên đã thử chuyển sang Mật tông tu học Mật pháp, để cầu chứng ngộ Phật pháp. Thế nhưng, vì không biết uẩn khúc nội tình của Mật giáo, lại vì cả hai huệ nhãn, pháp nhãn của bản thân đều yếu kém, cho nên đã bị Mật giáo trùm đầu, theo họ đi vào đường ác. Đợi sau này khi bị Song thân pháp dụ dỗ mà không thể tự bứt ra, sẽ càng không thể thoát khỏi đường mê. Mật giáo Thiên Trúc khi xưa đã khéo thỏa mãn thị hiếu của chúng sinh, lấy tham dục để xướng ngôn tức thân thành Phật, thu hút chúng sinh vào cửa tà của họ, dần dần mở rộng thế lực, tằm nuốt kình thôn, đương khi chúng sinh bất tri bất giác, đã từ từ thay thế Hiển giáo, vì thế mà Phật giáo ở Thiên Trúc đành cáo lời diệt vong. Thứ năm: Vì chúng sinh Thiên Trúc khi đó phúc mỏng mà diệt vong. Sự hoằng truyền của Phật giáo Thiên Trúc khi xưa cũng có nguyên do từ nghiệp lực của chúng sinh, cho nên mới có thuyết về chính pháp, tượng pháp, mạt pháp. Ví dụ, chính pháp nói trong kinh Phật là chỉ thời kỳ thánh pháp kiên cố, thời kỳ chính hành kiên cố, thời kỳ viễn lìa kiên cố, thời kỳ pháp nghĩa kiên cố, thời kỳ pháp giáo kiên cố, thời kỳ lợi dưỡng kiên cố, thời kỳ quai tranh kiên cố, thời kỳ sự nghiệp kiên cố, thời kỳ hý luận kiên cố vân vân; cho đến cả việc Phật đã thọ ký: Phật pháp sẽ dịch chuyển về phía Nam, cuối cùng truyền đến Chấn Đan…Cho nên, việc diệt vong “Phật giáo chân chính” của Mật giáo ở Thiên Trúc cũng có một phần là do chúng sinh ở Thiên Trúc khi đó phúc bạc, dẫn đến các loại ngoại duyên khiến “Phật giáo chân chính” ở Thiên Trúc bị diệt vong bởi Mật giáo. Thứ sáu: Tà kiến “Trung Quán” phái Ứng Thành phá hủy gốc rễ của Phật pháp. Cái hại của tà kiến “Trung Quán” phái Ứng Thành còn vượt xa cả việc phá hoại Phật giáo của pháp tu song thân của Mật giáo, vì thế mà chúng ta không thể đánh đồng ngang nhau sự hủy hoại Phật giáo của hai pháp này. Ở đây là nói tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành đã khiến cho Song thân pháp có thể duy trì được tính chính đáng “Ý thức thường trụ bất hoại” của nó, khiến cho Song thân pháp có thể tiếp tục tồn tại trong Phật giáo Mật tông. Cho nên sự thực phá pháp của Ấn Thuận, Đạt Lai Lạt Ma, Tông Khách Ba còn vượt xa cả những người hoằng truyền Song thân pháp trong Mật giáo.
|
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |