Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 3: Nguyên nhân Mật giáo hưng và Phật giáo vong -2 |
“Pháp sư” Ấn Thuận và Đạt Lai Lạt Ma do tin theo tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành, trong mấy chục năm trở lại đây đã cực lực phủ nhận chính pháp Như Lai Tạng. Bọn họ do đã phủ định chính pháp Như Lai Tạng, khi mắt thấy các kinh Đại thừa đều nói về diệu pháp Như Lai Tạng, nhưng bản thân thì không thể chứng được, vì thế đã tiến tới phủ định cả các kinh Đại thừa, nói đó là kinh điển do người đời sau biên tạo, tập kết. Ấn Thuận còn bạo gan hơn đã giả danh khảo chứng, phủ định các kinh Đại thừa, trong các cuốn sách của mình như “Diệu Vân Tập”… chỗ nào cũng ám thị rằng: Kinh Đại thừa là do các đệ tử đời sau sau khi Phật nhập diệt tiến hành sáng tác và kết tập trường kỳ mà thành. Ông ta còn lớn mật xướng ngôn rằng: Chỉ có Phật giáo nhân gian, không có Phật giáo hoằng truyền ở thiên giới, cũng chẳng có thế giới Phật mười phương như thế giới Cực Lạc, thế giới Lưu Ly…, cũng chẳng có địa ngục để chịu quả báo phỉ báng chính pháp, nói đó đều chỉ là sự bày đặt phương tiện để giáo hóa mà thôi. Trong các cuốn sách của mình, ông ta chỗ nào cũng xướng ngôn rằng: “Phật Thích Ca sau khi nhập diệt, đã như tro bay khói tắt, thực sự không còn Báo thân Phật vẫn còn đang thuyết pháp ở Sắc Cứu Cánh thiên. Đó chỉ là thuyết do đệ tử Phật đời sau vĩnh hằng hoài niệm Phật Thích Ca nên đã sáng tạo ra mà thôi”. Thế mà những trước tác tà thuyết đó của Ấn Thuận ngày nay đã được hơn 90% viện Phật học của hai bờ áp dụng làm giáo trình, sự tệ hại của nó ảnh hưởng cực lớn, cũng cực kỳ sâu xa. Do những ngôn thuyết trong các trước tác sai lầm tà trái phá hoại chính pháp Như Lai Tạng của Ấn Thuận đã được lưu truyền rộng rãi lâu dài và đã được phổ biến công nhận là Phật pháp chân chính, điều này đã khiến cho học sinh các viện Phật học của Trung Quốc đại lực và một bộ phận các pháp sư xuất gia, vì tin theo các sách của Ấn Thuận nên đã không tin nhân quả, không tin địa ngục một cách rộng rãi. Vì thế mà các học sinh đó sau khi tan học, rời chùa đã ăn thịt, uống rượu cho đến cả chơi gái…Những người như thế vô cùng nhiều. Cũng có một số ít tỳ kheo xuất gia đã cùng phạm tội này, cùng hành những việc này. Xin hỏi vì sao lại có những hành vi phóng đãng này? Lẽ nào họ không sợ phạm giới và báo ứng nhân quả ở địa ngục ư? Bọn họ mỗi lần nghe đều trả lời rằng: “Theo khảo chứng trong các trước tác của pháp sư Ấn Thuận và theo sự truyền thụ của các giáo sư viện Phật học tin theo sách của Ấn Thuận thì quả thực không có địa ngục, cho nên không có cái gọi là quả báo đời sau để nói”. Phật giáo đại lục ngày nay đã luân lạc đến bước đường này, Phật giáo đại lục trong tương lai sẽ càng khiến người ta càng lo lắng, đó đều là do các tà kiến và khảo chứng pháp nghĩa sai lầm trong các trước tác của Trung Quán phái Ứng Thành được hoằng truyền trong các cuốn sách như “Diệu Vân Tập” của pháp sư Ấn Thuận. Giới Phật giáo Đài Loan, do nhiều người học Phật giáo và các tín đồ đa phần đều coi trọng giới luật nên đã hình thành một sự ước thúc tự nhiên, vì thế mà có một bộ phận hai chúng xuất gia ở Đài Loan tuy tin vào tà thuyết “không có địa ngục, không có thế giới Cực Lạc, Lưu Ly” và “Phật Thích Ca đã nhập diệt, quả thực không có Báo thân Phật hiện đang thuyết pháp ở Sắc Cứu Cánh thiên” của Ấn Thuận mà trong lòng không tin nhân quả ba đời, nhưng vẫn không dám giương mắt to gan vi phạm giới luật, để tránh bị mất đi sự hộ trì của tín đồ. Thế nhưng nhiều năm trở lại đây, số lượng pháp sư xuất gia đặt mua tượng khỏa thân song thân giao hợp “Phổ Hiền Vương Như Lai” của Mật giáo ngày càng tăng rõ rệt. Những chuyện này đều là do Ấn Thuận kiên trì bám chấp tà kiến của Trung Quán phái Ứng Thành không chịu thay đổi, tiếp tục lấy trước tác phủ định chính pháp Như Lai Tạng của mình làm nhân, cộng thêm việc Hội Phật giáo Trung Quốc Đài Loan mời Đạt Lai Lạt Ma đến Đài Loan “hoằng pháp” làm trợ duyên, pháp sư Thánh Nghiêm lại thừa cơ bám duyên vào Đạt Lai Lạt Ma, dựa vào đó để nâng cao giá trị bản thân hiện đang có xu hướng suy giảm. Những sự việc đẩy sóng trợ gió đó đã khiến cho những người học tại gia và xuất gia chuyển sang Mật giáo cầu chứng “Phật pháp”. Những sự thực này đã chứng tỏ rõ ràng sự nguy hại sâu xa của tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành đối với Phật giáo, không thể xem nhẹ được. Việc Phật giáo Thiên Trúc bị diệt bởi tay Mật giáo, nguyên nhân bề ngoài tuy là do pháp tu song thân dâm lạc gây ra, nhưng nguyên nhân gốc rễ bên trong lại là do tà kiến của Trung Quán phái Ứng Thành gây nên. Vì sao vậy? Vì nếu chính pháp Như Lai Tạng được đông đảo đại chúng biết đến, nếu tất cả mọi người học đều biết rằng trí tuệ Bát Nhã được xây dựng, có được là nhờ dựa vào Như Lai Tạng, nếu tất cả người học đều biết điều cốt yếu của thành Phật là ở chỗ tu chứng Nhất thiết Chủng trí của Như Lai Tạng mà nhận định rằng “bắt buộc phải chứng Như Lai Tạng trước thì mới có thể nhập vào Kiến đạo vị của Phật pháp Đại thừa, thì sau khi ngộ mới bắt đầu tu đạo Phật Bồ Đề”, thì họ sẽ hiểu ngay rằng các loại pháp tu của Mật giáo đều không liên quan gì đến Phật pháp cả, thì sẽ không bị Mật giáo làm cho mê hoặc, như vậy thì chính pháp của Phật giáo sẽ có thể được tiếp tục hoằng truyền. Thế nhưng, nay pháp sư Ấn Thuận tự tiếp nhận tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành của Mật giáo, phủ định chính pháp Như Lai Tạng, vu rằng Như Lai Tạng không có thật, nói vọng rằng Như Lai Tạng là thuyết chỉ Đại thừa mới có, trong các kinh Tứ A Hàm không chỗ nào thấy thánh ngôn của Phật nói về Như Lai Tạng, dẫn đến các pháp ngoại đạo tạo ra dựa trên ý thức và sự bày đặt hư vọng của Mật giáo mới có không gian sinh tồn. Tất cả những điều này đều là nguyên nhân chính khiến cho Mật giáo có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, cho nên mới nói tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành mới là nguyên nhân thực sự khiến cho Phật giáo Thiên Trúc bị diệt trong tay Mật giáo, còn sự thực về việc quảng truyền Song thân pháp làm diệt vong Phật giáo chân chính chỉ là cái hiện tượng bề ngoài mà thôi. Các viện Phật học ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục ngày nay đại đa số đều đã bị đọa vào trong tà kiến của Trung Quán phái Ứng Thành Mật tông, khiến cho pháp tà dâm của Mật tông có được không gian sinh tồn và phát triển. Phật giáo Thiên Trúc thời xưa cũng hệt vậy, do Trung Quán phái Ứng Thành làm hại, khiến cho các pháp tương ứng với ý thức của Mật giáo mới có đất sinh tồn và phát triển, khiến cho chính pháp Như Lai Tạng mà Phật tuyên thuyết dần dần không còn được tin theo, cuối cùng đoạn diệt thất truyền. Còn khiến Mật giáo dần dần phát triển thêm, cuối cùng thay thế vị trí của Hiển giáo, Phật giáo chính thức cáo chung. Hiện tượng và xu thế phát triển như thế đã bắt đầu xuất hiện ở trong Phật giáo Đài Loan ngày nay, sau này sẽ còn xuất hiện ồ ạt nghiêm trọng hơn trong giới Phật giáo Trung Quốc đại lục. Nếu như không tăng cường biện chính triệt để, thì lịch sử Phật giáo Thiên Trúc bị diệt vong sẽ tái diễn một lần nữa ở hai bờ Trung Quốc Đài Loan, thì không lâu sau, vì duyên cớ đó mà sự phát triển trong tương lai của Phật giáo sẽ càng khiến người ta lo lắng không yên. Việc mà giáo sư Giang Xán Đằng đang sốt ruột ngày nay là đi sang Trung Quốc đại lục để nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng tiêu cực của các trước tác của Ấn Thuận đối với giới Phật giáo đại lục, mới là bổn phận của “học giả nghiên cứu học thuật Phật giáo”, mới không làm trái với lương tri của “nhà nghiên cứu học thuật Phật giáo”, chứ không nên như con đà điều rúc đầu vào trong cát, né tránh sự thực, tiếp tục biện hộ cho tà kiến của Ấn Thuận, không chịu đi đại lục tìm hiểu, nghiên cứu và công bố rộng rãi, ngồi giương mắt ếch nhìn tà kiến trước tác của Ấn Thuận tiếp tục phá hoại chính pháp Như Lai Tạng gốc rễ của Phật giáo, ngồi xem tà kiến của Ấn Thuận tiếp tục đầu độc tâm linh những người học trong các viện Phật giáo của Đài Loan và Trung Quốc. Thứ bảy: Số lượng người chứng ngộ Bát Nhã trong Hiển giáo xưa nay quá ít, lực lượng mỏng manh. Từ xưa đến nay, người chứng ngộ trong Hiển giáo cực ít, điều này khiến cho sức mạnh của Hiển giáo không đủ để chống chọi với Mật tông tà kiến. Hoặc tuy có người chứng đạo, nhưng vì vẫn chưa thâm nhập được vào Chủng trí, chưa phát khởi trí tuệ thâm diệu, dẫn đến bị rơi vào tâm thái ba phải xuề xòa, cho nên không dám đắc tội với các đại sư Mật tông sai lầm đương thời mà mình đã có quan hệ qua lại, vì thế mà không nguyện phá tà hiển chính, khiến cho Mật giáo càng tiếp tục lớn mạnh. Những tâm hành như thế, được gọi là ba phải xuề xòa. Nguyên nhân không thể phá tà hiển chính có hai: Một là chưa đắc Đạo chủng trí, không đủ sức thực hiện. Hai là do tình thế bức bách, không thể thành công, như ngài Đa La Na Tha của phái Giác Nãng Ba khi còn ở Mật tông Tây Tạng, tuy có hoằng truyền chính pháp Như Lai Tạng, bên trong ngầm bác bỏ ngoại đạo pháp tà dâm song thân của Mật tông Tây Tạng, muốn thay đổi tà pháp Mật tông từ đất gốc Tạng Mật, nhưng vì bị thế lực chính trị của Hoàng giáo bức hại mà cách mạng không thành. Pháp nghĩa của Mật giáo hoàn toàn tà trái hoang đường, người nào hoằng truyền theo pháp đó tất có đại bệnh, khiến cho bệnh tật ô nhiễm liên miên không ngớt. Trịnh Liên Sinh, người của Mật giáo ngày nay từng nói rằng: “Ở thời kỳ mạt pháp, các thượng sư có giới đức không thanh tịnh rất nhiều, thường dựa vào quán tưởng song thân của pháp tương ứng thượng sư, dần dần dẫn đến kết luận về lừa dâm… Hiện nay ở đất Đài Loan, nhân sĩ học Mật tông Tây Tạng rất nhiều, có một bộ phận nhân sĩ học Mật đặc biệt hứng thú với Song thân pháp vô thượng yoga, cho rằng pháp này có thể đạt đến dục lạc nam nữ, lại có thể tức thân thành Phật ngay tại đời này, quả thật là thù thắng. Ví dụ như có một loạt trước tác của cư sĩ nọ (có lẽ là chỉ Trần Kiện Dân) không ngừng đề xướng rằng: ‘Chỉ có Song thân pháp mới có thể thành Phật ở đời này đất này, không cần đợi đợi sau. Các Phật pháp khác thì không thể nào thành Phật trong một đời’. Kết quả là có một số nhân sĩ học Mật mượn gió bẻ măng, đem hết dã tâm ra để lừa tình các phụ nữ sơ cơ học Mật tông, khiến cả hai đều rơi vào nhân quả, phá hoại tông phong giới luật thanh tịnh của Phật giáo. Lại có một số thượng sư xuyên tạc nội nghĩa của “Sự sư pháp ngũ thập tụng”, mượn cớ là thượng sư ngang bằng với Phật để yêu cầu nữ đệ tử lấy thân cúng dường. Các nhân sĩ Mật tông sơ cơ thông thường vì tò mò mà mắc lừa, dẫn đến bi kịch luân lý của bao nhiêu gia đình, thật là đáng thương đáng thán” (62-348, 62-347). Trịnh Liên Sinh bản thân tuy nói ra những lời này, nhưng ông ta lại không biết gì về sự tà trái, hoang đường của Mật giáo, vì thế mà chủ trương rằng: “Song thân pháp của Mật tông không phải tất cả mọi người ai ai cũng có thể tu, mà hai bên nam nữ phải thành tựu về ngộ tính kiến địa và khí mạch, đạt đến một tiêu chuẩn nhất định, được thượng sư chấp nhận, thì mới có thể tu trì” (62-347). Đó chính là ví dụ về người không biết gì về sự tà trái hoang đường của pháp nghĩa Mật giáo vậy. Người trong Mật giáo đã không biết rằng Song thân pháp hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp như thế, còn người trong Hiển giáo tuy đã chứng ngộ, nhưng vì Mật giáo hoàn toàn giữ bí mật về pháp nghĩa tự tông, khiến cho người ngoài không thể biết được uẩn khúc bên trong, vì vậy mà e ngại phạm nhầm trọng tội phỉ báng chính pháp nên đã không dám bình luận họ. Lại vì trong Hiển giáo, số người chứng ngộ Thực Tướng Bát Nhã xưa nay cực ít, không thể hình thành lực lượng chế ngự, đại đa số đều không dám chính thức phê phán pháp nghĩa của Mật giáo, khiến cho Mật giáo càng được thể hoằng truyền rộng rãi, thay đổi chính pháp Phật giáo trong sự bất tri bất giác của chúng nhân, dẫn đến tằm ăn kình nuốt tài nguyên của Hiển giáo, thậm chí là hoàn toàn thay thế Hiển giáo mà trở thành đại diện “chính thống” của Phật giáo. Vì thế mà họ đã tiêu diệt Phật giáo trong sự vô tri vô giác của đai chúng. Những người chứng ngộ Phật giáo ngày nay cũng giống khi xưa, rơi vào tình thế thiểu số sức yếu, nhưng vì các điển tịch Mật giáo ngày nay đã dễ dàng có được hơn thời xưa, qua đó có thể biết được nội hàm pháp nghĩa của Mật giáo. Lại vì tôi đời xưa đã phụng mệnh Phật, từng xuất gia ở phái Giác Nãng Ba của Tạng Mật, hai đời nhậm chức Pháp vương, kỳ vọng thay đổi Mật giáo từ gốc rễ ngay trong nội bộ Mật giáo, cho nên đã lấy pháp môn Thời Luân Kim Cương yểm hộ bên ngoài, mật truyền pháp Như Lai Tạng, sau nhiều đời mới bắt đầu công khai hoằng truyền pháp này. Khi đó, vì hoàng đế Trung Quốc đã thu phục nhân tố chính trị ngoại phiên, tầng lớp quý tộc do bám duyên vào hoàng đế, đa phần đã sùng tín pháp nghĩa của Mật giáo, không còn tin theo Hiển giáo, có lúc thậm chí còn thi hành biện pháp hạn chế nữa. Cho nên, trong nội địa Trung Quốc đã khó mà hoằng dương pháp Hiển giáo được nữa, chỉ có thể thay đổi pháp Mật giáo từ gốc rễ ngay trong căn cứ địa của Mật giáo ở Tây Tạng, có thể tạo nên một đường sinh cơ huệ mệnh Phật pháp cho chúng sinh, vì thế mà tôi phụng mệnh Phật vãng sinh đến đất Tạng, mượn cớ hoằng truyền pháp Như Lai Tạng để phá Song thân pháp của Mật tông và tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành. Chính vì thế mà đời này, tôi tuy hoàn toàn không từng tu học pháp của Mật giáo, không từng nghiên cứu đọc sách của Mật giáo, nhưng sau khi đọc cuốn sách “Nguồn gốc tông phái” của Thổ Quan, ngay đêm đó đã nằm mơ “đời xưa khi từng nhậm chức Pháp vương của phái Giác Nãng Ba, bổn phái đã từng 6 lần giành thắng lợi trong cuộc biện chính pháp nghĩa với phái Tát Già và phái Đạt Bố Cát Cử, cứ sau mỗi lần giành thắng lợi là lập tức bị hỗn chiến đánh giết trên đất Nê Ninh, sau cùng bị trục xuất ra khỏi đất Tây Tạng”. Sau đợt đó, trong định hoặc trong mơ, tôi thường nhìn thấy những hình ảnh phấn đấu vì chính pháp hai đời trước kia trong Mật giáo. Sau đó, cũng vì đọc được những cuốn sách Mật tục của họ, bèn dần dần nhớ lại những tri thức đã từng học trong đất Mật giáo năm xưa, dần dần nhớ lại một số mật nghĩa nói trong các Mật tục. Chính vì thế mà tôi nay đem những hồi ức này và những số liệu có sẵn trong tay, tiến hành tổng hợp lại các pháp của Mật giáo, thực hiện biện chính đối với những ngôn thuyết ẩn dụ trong pháp nghĩa của Mật giáo. Mục đích của những việc làm này vẫn là nhằm tránh để câu chuyện Phật giáo ở Thiên Trúc khi xưa bị tiêu diệt bởi tay Mật giáo lại tiếp tục tái diễn ở Trung Quốc ngày nay. Phàm là các đệ tử chính pháp Phật giáo chúng ta, thông qua những ví dụ thực tế nêu ra trong cuốn sách “Cuồng Mật và Chân Mật” này, và những giải thích xác thực của tôi đối với mật nghĩa của họ, nên có những hiểu biết đúng đắn về bản chất của Mật giáo, từ đó mà biết tránh xa các tri kiến và hành môn tà trái hoang đường của Mật giáo, chuyển sang nương dựa vào Phật chỉ trong các kinh Hiển giáo, tu chứng lấy Thức thứ tám Như Lai Tạng vốn có của mỗi người, để sau đó có thể nhập vào Hiền thánh vị trong Hiển giáo, kế thừa và phát dương các tri kiến đúng đắn trong Phật pháp Tam thừa của Thích Tôn, khiến đông đảo chúng sinh hữu duyên đều được chứng nhập, để tránh lại bị Mật giáo dẫn dắt sai lầm, thậm chí dẫn đến tạo ra tội địa ngục phạm phải trọng giới và phá hoại chính pháp Phật giáo, như thế mới là cái phúc may của Phật giáo, mới là cái phúc may của chúng sinh!
Lượt xem trang: 35641 |
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |