Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 6: Mật tông là kẻ thoán ngôi chính thống của Phật giáo |
Tiết 6: Mật tông là kẻ thoán ngôi chính thống của Phật giáo Mật tông vốn là pháp dựa vào Phật môn để tồn tại, vốn dĩ là pháp liên quan đến các thần hộ pháp bảo vệ Phật giáo, vốn dĩ không có kinh điển gì hết. Sau này họ mới trường kỳ sáng tác Mật kinh tập thể: Đầu tiên là có “Kim Cương Đỉnh kinh”, nội dung chỉ là pháp môn nghi quỹ quán tưởng, không nói gì đến Thực Tướng. Trong cuốn kinh này chỉ nói đến việc quán tưởng thành Phật và sáng tạo ra các hành môn như thủ ấn, chú ngữ. Sau này mới xuất hiện “Đại Nhật kinh” giải thích về pháp “Thực tướng vô tướng”, thế nhưng pháp nghĩa về Thực tướng vô tướng mà họ nói lại khác xa so với những gì mà Thế Tôn tuyên thuyết (Chi tiết xem “Kim Cương Đỉnh kinh” thuộc Đại Chính Tạng sách 18, trang 208~220). Cho nên mới nói các kinh của họ tuyệt đối không phải là Phật thuyết, chỉ là “kinh Phật” ngụy tạo do người trong Mật tông từng bước kết tập mà thành, không phải là Phật pháp. Thế nhưng, pháp sư Ấn Thuận lại không nghiêm khắc khiển trách họ về vấn đề này, cũng không thuyết minh gì nhiều, ngược lại còn viết rất nhiều sách nói rằng các kinh Đại thừa là do các đệ tử kết tập trường kỳ mà có sau khi Phật đã nhập diệt, rốt cục là có dã tâm gì? Mật tông với các loại tri kiến tà trái hoang đường và các pháp môn “tu hành” quái dị du nhập từ ngoại đạo đã sáng tác ra các cuốn kinh như “Đại Nhật kinh”, giả xưng đó là pháp mà Báo thân và Pháp thân trang nghiêm của Phật Thích Ca Mâu Ni nói, lồng ghép vào trong Phật giáo. Như vậy là các tà kiến ngoại đạo đó đã lan khắp trong các pháp môn tu hành của Mật tông. Các thượng sư của Tạng Mật xưa nay còn rất thích sao chép của nhau, để làm cho trước tác của mình dầy lên mà lòe người. Cho nên các điển tịch Mật tục của Mật tông Tây Tạng có thể nói là nhiều như lông bò, số lượng rất đồ sộ, khó mà kể hết được. Bộ cuốn sách này tuy đã tăng lên đến tập 4 rồi mà vẫn chưa thể nêu ra hết các ví dụ. Nhưng cho dù có tăng lên đến 40 tập đi chăng nữa cũng không dẫn chứng hết được. Cũng vì những gì mà Mật tục nói ngàn quyển một khuôn, đều cùng thuộc về pháp tu song thân, lý luận và hành môn giống nhiều khác ít, chỉ là các thầy Tây Mật vì mong muốn được người sùng bái lúc hoằng pháp, nên đã sao chép từ các trước tác của các thượng sư đời trước, do đó chẳng có chỗ nào khác nhau cả. Nếu như dẫn chứng hết từng cuốn một, độc giả đọc xong tất sẽ phát bực, cho nên không cần thiết phải nêu từng ví dụ nữa. Tuy nhiên, từ các lý luận và pháp tu của các tông phái chủ yếu nêu ra trong tập 4, các độc giả có thể thấy rõ được tổng thể về Mật giáo rồi. Từ các duyên cớ như thế, nên mới nói Mật tông chỉ là tôn giáo lấy phương tiện làm cứu cánh (bởi coi bề ngoài là thật), chỉ là tôn giáo lấy ngoại đạo pháp thay thế cho Phật pháp (vì lấy pháp tu song thân vô thượng yoga là chính tu của Phật pháp), chỉ là tôn giáo mê tín thượng sư và Mật tục (vì chỉ dựa vào thượng sư và Mật tục mà không dựa vào các kinh điển Hiển giáo), chỉ là tôn giáo phá hoại Phật giáo thực sự (vì họ rất khéo đem các pháp hữu vi như Minh điểm, bình khí, dâm lạc trong cơ thể phối với các danh tướng quả vị Đẳng giác Diệu giác và Thập địa trong Phật pháp). Mật giáo luôn bí ẩn kỳ quái, thu thập các hành môn không liên quan gì đến Phật pháp mà ngoại đạo vẫn thường tu, hư vọng xây dựng nên thành pháp môn tu hành cao hơn trong Phật giáo, cho rằng đó là mật nghĩa thực sự mà trong Hiển giáo chưa từng tuyên thuyết, khiến người ta tin theo, kỳ thực đều là những ngôn từ xảo biện, tuyệt đối không phải là Phật giáo. Tà kiến của Mật giáo lấy cuốn “Thậm thâm nội nghĩa” làm trước tác có tính đại diện nhất, vì thế những gì Mật tông nói đều không nên tin theo, để tránh càng tu lâu ngày, ngược lại càng xa Phật đạo hơn. Thế nhưng các thày của Mật giáo lại cực giỏi xảo biện, ví dụ như thượng sư của Mật giáo nói thế này: “Nay nói vắn tắt ý nghĩa của nó, như trên đã nói Thậm thâm nội nghĩa có hai chân lý: Vô phân biệt là Chính kiến; lấy khí mạch, Minh điểm ước thúc để phương tiện hoàn thành tất thảy sự nghiệp là Chính hành, nó hiện chứng chính quả Như Lai Tạng” (34-513~514). Tuy nhiên, Như Lai Tạng mà Mật tông nói ở đây không phải là Như Lai Tạng mà Phật thuyết, mà là đem pháp hữu vi như Trung mạch, Minh điểm do tự mình phát minh ra để nói đó là Như Lai Tạng mà Phật truyền dạy, khác xa với những gì mà Phật nói. Mật tông coi việc quán tu Minh điểm của ngoại đạo pháp, cho rằng như thế là đã chứng chính quả Như Lai Tạng, tức là thay thế Phật pháp bằng ngoại đạo pháp, sau đó nói rằng các Bồ Tát đã thực chứng được Như Lai Tạng bên Hiển giáo là có chứng lượng nông cạn, qua đó để sùng Mật ức Hiển. Còn các đại sư Hiển giáo thì đa phần đều không biết nội tình uẩn khúc của họ nên không dám lên tiếng bác bỏ, khiến cho Hiển giáo ngày càng co cụm lại, không ai còn dám tin, dám học, dám tu, thậm chí là tiêu vong. Đợi đến khi thế lực của Mật tông rộng lớn hơn, trở thành đại diện duy nhất của Phật giáo, thì coi như đã hoàn thành sự nghiệp soán ngôi chính thống của Phật giáo. Như thế mà vọng xưng rằng đã chứng Phật pháp, đã thành bậc hiền thánh, lại ăn bám theo các bậc cổ đức thời xưa của Hiển giáo, nói họ đã tu chứng ngang với cổ đức, nhằm hiển dương tông phái mình: “Lại như A xà lê luận sư Nguyệt Xứng nói: ‘Cái thân tịch tĩnh, như Ma ni minh hiển, tâm vô phân biệt như bảo bối như ý kia, chúng sinh chưa tận, thường trụ ở thế gian. Có thể nhân từ (năng nhân) nhất thời, đẳng lưu lìa hý thân, khi công đức sát na sắc thân hiển hiện, rõ ràng hiểu biết chính pháp sinh ra lý, thị hiện không thiếu sót, tuyên thuyết không thiếu gì’, lại nói rằng: ‘thù thắng tịch tĩnh thế gian chưa từng có, tận hư không giới khi chưa từng thông đạt, Phật Mẫu trí tuệ và nhũ mẫu đại bi, nhận trì Niết Bàn, năng nhân hiếm có trên đời’. Có thể dẫn chứng: đạo lý Mật tông như trên, không có sai khác gì so với Phật quả mà Long Thụ, Vô Trước, Nguyệt Xứng từng đạt được” (34-512). Thế nhưng những lời nói trên đều chỉ là vọng thuyết. Bởi những nội dung mà các Bồ Tát Long Thụ, Vô Trước hoằng truyền mới là chính nghĩa Đại thừa của pháp Như Lai Tạng, tuyệt đối không phải là tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành như “Bồ Tát” Nguyệt Xứng của Thiên Trúc chỉ chấp nhận có sáu Thức đầu mà phủ nhận Thức thứ bảy và Thức thứ tám, cũng tuyệt đối khác với tà kiến của Mật tông lấy Minh điểm làm Như Lai Tạng. Như thế thì ngoại đạo kiến của Nguyệt Xứng sao có thể sánh ngang, ăn bám, phụ họa với chính pháp của các bậc Bồ Tát địa thượng[1] như Long Thụ và Vô Trước được? Lại nữa, Bồ Tát Long Thụ và Vô Trước đều hoằng truyền Thức thứ tám Như Lai Tạng, còn Nguyệt Xứng thì phủ nhận Thức thứ tám, trở thành kẻ phá hoại chính pháp Phật giáo từ gốc rễ, trái ngược hoàn toàn với hai vị thánh đó, thì sao có thể nói pháp của ba người là không có phân biệt được? Thế mà Mật giáo vẫn luôn vọng giải kinh Phật nói theo ý riêng, với cách giải thích theo ý riêng đó lại tự xưng rằng mình có thể biết, có thể chứng được Phật pháp, thực tế là chẳng liên quan gì đến tu hành trong Phật giáo, không thể nói đó là một tông phái của Phật giáo được. Mật giáo với tri kiến phàm phu tùy tiện giải thích Phật pháp như thế, dẫn dắt pháp môn “tu hành” của ngoại đạo vào thay thế cho Phật pháp, khiến người ta tin rằng đó thật sự là tông phái chi nhánh của Phật giáo, sau đó sùng Mật ức Hiển để thoán đoạt địa vị đại biểu của Hiển giáo, kỳ thực thuần túy chỉ là ngoại đạo tà kiến, tà pháp, tà tu mà thôi, là kẻ soán nhập ngôi chính thống của Phật giáo. Mật tông soán nhập ngôi chính thống của Phật giáo như vậy, thật đúng là kẻ mắc trọng tội phá hoại Phật pháp. Người học không biết sự thực này mà lao vào tu học pháp môn của Mật tông, cuối cùng quả báo mà họ có được chính là: Đời này rơi vào trong tà kiến và thường kiến ngoại đạo pháp, tuyệt duyên với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề; sau khi chết thì rơi vào trong địa ngục, tương lai sẽ phải chịu chính báo thuần khổ cực nặng trong vô lượng đời. Đó là vì tham gia tu hành trong Mật giáo chính là tự tạo nghiệp hành trụy lạc; hoằng truyền pháp môn của Mật giáo chính là dẫn dắt sai lầm cho chúng sinh, phá hoại Phật pháp; đem “cảnh giới tu chứng” của Mật giáo ra để nói mình đã chứng quả vị Phật pháp chính là nghiệp địa ngục của đại vọng ngữ đó. Ví dụ như trong phần cuối quyển 6 của “kinh Lăng Nghiêm”, Phật đã khai thị rằng: “Này A Nan! …Dâm tâm không trừ, không thể ra khỏi trần ai. Cho dù có nhiều trí tuệ, có thiền định hiện tiền mà không đoạn được dâm tâm thì tất sẽ rơi vào ma đạo: Thượng phẩm thì thành ma vương, trung phẩm thì thành ma dân, hạ phẩm thì thành ma nữ. Các loại ma đó cũng có tín chúng, ai nấy đều tự xưng thành đạo Vô thượng; Sau khi ta diệt độ, trong thời Mạt pháp sẽ xuất hiện nhiều loại ma dân này lan tràn khắp thế gian, quảng truyền đạo tham dâm, tự xưng là thiện tri thức, khiến cho các chúng sinh lạc vào hố sâu ái kiến, mất đi con đường tu chứng Bồ Đề. Ngươi dạy thế nhân tu Tam ma địa, trước hết phải đoạn cái Tâm dâm, đó là lời dạy sáng suốt thanh tịnh quyết định hàng đầu của Phật Thế Tôn Như Lai các đời trước… Tâm sát không trừ thì không thể nào thoát khỏi Tam giới, cho dù có nhiều trí tuệ, đạt được Thiền định hiện tiền mà không đoạn trừ sát nghiệp thì chắc chắn sẽ rơi vào đạo quỷ thần. Người thượng phẩm thì làm Đại lực quỷ, người trung phẩm thì làm Dạ xoa, các quỷ soái bay lượn …còn kẻ hạ phẩm thì làm La sát đi dưới đất. Các quỷ thần đó cũng đều có tín đồ, ai nấy đều tự xưng là đã đạt được đạo Vô thượng. Sau khi ta diệt độ, trong thời mạt pháp, những loại quỷ thần đó đầy rẫy thế gian, tự tuyên xưng rằng ăn thịt vẫn có thể đắc Bồ Đề quả…Cớ gì mà sau khi Như Lai diệt độ, ăn thịt chúng sinh lại gọi là Thích tử? Các ngươi nên biết: Người ăn thịt, cho dù tâm khai như Tam ma địa, đều là đại La sát, sau khi mệnh hết tất sẽ luân lạc vào biển khổ sinh tử, không phải là đệ tử Phật. Những kẻ như thế giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không ngớt, thì sao kẻ đó có thể ra khỏi Tam giới được? Ngươi dạy thế nhân tu Tam ma địa, thứ đến là phải đoạn nghiệp sát sinh, đó là lời dạy sáng suốt thanh tịnh có tính quyết định thứ hai của Phật Thế Tôn Như Lai các đời trước… Lòng ăn trộm không trừ bỏ, thì không thể nào thoát khỏi vòng trần ai. Dù cho có nhiều trí tuệ, Thiền định hiện tiền mà không đoạn trừ được tâm ăn trộm thì tất rơi vào tà ác đạo: Kẻ thượng phẩm thì làm tinh linh, kẻ trung phẩm thì làm yêu mị, kẻ hạ phẩm thì làm tà nhân bị các quỷ mị bám chặt… Ngươi dạy thế nhân tu Tam ma địa, sau đó là phải đoạn nghiệp ăn trộm, đó là lời dạy sáng suốt thanh tịnh có tính quyết định thứ ba của Phật Thế Tôn Như Lai các đời trước… Nếu phạm tội đại vọng ngữ, tức Tam ma đề không được thanh tịnh, thành ma ái kiến, mất đi hạt giống Như Lai, đó là chỉ việc không đắc nói đắc, không chứng nói chứng; hoặc cầu chứng tôn thắng đệ nhất thế gian, nói với người ta rằng: Tôi đã đắc Tu đà hoàn quả, …các vị Bồ Tát thập địa trước địa, cầu họ lễ sám, tham muốn sự cúng dường của họ…Sau khi ta diệt độ, báo cho các Bồ Tát và A La Hán ứng thân sinh đến các đời mạt pháp đó, thị hiện các hình tướng để độ chúng ra khỏi luân chuyển: hoặc làm sa môn, cư sĩ tại gia, vua quan tể tướng, đồng nam đồng nữ, như thế cho đến cả dâm nữ quả phụ, thông gian, ăn trộm, đồ tể, buôn bán, cùng làm việc với họ, xưng tán Phật thừa, khiến cho thân tâm họ nhập Tam ma địa, cuối cùng không còn tự nói “Ta là Bồ Tát thật, A La Hán thật”, không tiết lộ Mật ý của Phật, không khinh khi kẻ mạt học, duy trừ lúc mệnh chung mới để lại lời giao phó. Vì sao kẻ đó lại mê hoặc nhiễu loạn chúng sinh, thành tội đại vọng ngữ? Ngươi dạy thế nhân tu Tam ma địa, tiếp sau đó còn phải đoạn trừ các đại vọng ngữ, đó là lời dạy sáng suốt thanh tịnh có tính quyết định thứ tư của Phật Thế Tôn Như Lai các đời trước. Vì thế, này A Nan! Nếu kẻ nào không đoạn nghiệp đại vọng ngữ của mình, chẳng khác gì nặn khắc phân người thành hình gỗ đàn hương, muốn cầu có được mùi thơm, tuyệt không có chuyện đó… Nói lời giống như ta nói, gọi là Phật nói; không nói giống như thế, là ma Ba Tuần nói”. Các Bồ Tát Hiển giáo tuyệt đối không bao giờ nói với người ta rằng: hành dâm sẽ được thành Phật đạo. Nay phản quan Mật giáo, họ đều tự xướng ngôn rằng “Tham cầu dâm dục Đệ tứ hỷ có thể tức thân thành tựu Phật đạo”, thì chắc chắn sẽ rơi vào ma đạo, làm trái với lời dạy sáng suốt thanh tịnh đầu tiên của Phật. Các Bồ Tát Hiển giáo cũng nhất định cũng dạy người ăn chay, không sát sinh, thương xót chúng sinh. Còn các thày xưa nay như Tông Khách Ba của Mật giáo thì lại xướng ngôn rằng: Ăn thịt không có tội, hơn nữa có thể thông qua đó để siêu độ chúng sinh. Họ lại còn đem Ngũ nhục để cúng dường cho các quỷ thần, La sát hóa hiện thành hình tượng Phật Bồ Tát… Họ không đoạn nghiệp sát sinh, làm trái ngược với lời dạy sáng suốt thanh tịnh thứ hai của Phật. Các Bồ Tát Hiển giáo cũng nhất định cũng dạy người đời quảng tu bố thí để có được tài báo trong đời sau. Còn các thượng sư Mật giáo thì lại tu phúc đức bằng quán tưởng, còn tu pháp thần tài bằng cúng lửa, muốn cầu nhân quả trái với bố thí, dựa vào sức mạnh quỷ thần để đoạt lấy lợi ích không chính đáng ở đời này, như thế là ăn trộm quả báo tiền tài của người khác mà anh ta vốn dĩ được hưởng. Họ đã thành tựu trọng tội trộm cắp, tâm trộm không trừ, làm trái với lời dạy sáng suốt thanh tịnh thứ ba của Phật. Các Bồ Tát Hiển giáo sau khi chứng quả, trước sau cũng không nói với người ta rằng: Ta đã chứng đắc được quả địa nào đó, đã thành Phật rồi. Còn các thượng sư Mật giáo thì thường xuyên nói các lời đại vọng ngữ, thay thế pháp mà Phật nói bằng các pháp ngoại đạo – chưa chứng Như Lai Tạng mà nói mình đã chứng Như Lai Tạng, chưa ngộ Bát Nhã mà nói mình đã ngộ Bát Nhã, chưa chứng quả Giải thoát mà tự nói mình đã chứng quả Giải thoát, chưa chứng chư địa mà nói đã chứng chư địa, chưa chứng Phật quả mà nói đã chứng Phật quả. Tất cả các đại vọng ngữ như thế đều là trái ngược với lời dạy sáng suốt thanh tịnh thứ tư của Phật. Pháp tà trái hoang đường của Mật giáo như thế, hại người hại mình – hại người không chỉ một đời mà còn di hại cho người đời nay, đời sau phải chịu nỗi thuần khổ cực nặng nơi địa ngục trong vô lượng đời, trải qua rất nhiều kiếp, thảm khốc vô cùng tận. Như thế sao còn có thể lên tiếng yêu cầu Bình Thực tôi không được nói ra những tội lỗi, sai lầm của họ, cứ mặc nhiên ngồi để Mật giáo tiếp tục tàn hại chúng sinh đây? Trong “Kinh Lăng Nghiêm” quyển 8, Phật nói: “Lại nữa, này A Nan, các chúng sinh đó không chỉ phá luật nghi, phạm Bồ Tát giới, hủy Phật Niết Bàn, còn các tạp nghiệp khác, phải chịu thiêu cháy trong nhiều kiếp, sau khi hoàn trả tội xong, lại phải chịu trở thành các loại quỷ… Này A Nan! Bọn họ đều luyện tâm ở nhân gian, không đi theo Chính Giác, chứng đắc cái lẽ sống riêng, thọ ngàn vạn tuổi. Họ nghỉ ngơi sống ở nơi thâm sơn hoặc đảo vắng ở biển lớn, cách tuyệt với cảnh giới loài người. Rồi bọn họ cũng luân hồi vọng tưởng lưu chuyển, không tu Tam muội, khi xả báo sẽ quay lại tán nhập vào các đạo khác”. Thế nhưng, pháp mà Mật giáo hoằng truyền chỗ nào cũng dẫn dắt chúng sinh “không chỉ phá luật nghi, phạm Bồ Tát giới, hủy Phật Niết Bàn”, cho nên như Phật đã nói: Sau khi mệnh chung, sẽ hợp nhất với “các tạp nghiệp khác” do học Mật gây ra để chịu quả báo “thiêu cháy trong nhiều kiếp, sau khi hoàn trả tội xong, lại phải chịu trở thành các loại quỷ”, sau này khó mà được sinh trong nhân gian để nghe được chính pháp Phật giáo. Những việc này có liên quan cực lớn đối với các hành giả học Mật, sao có thể hàm hồ bỏ qua, không dám luận bàn? Cho nên, tất cả những người học, thượng sư Mật giáo đều phải nên trừ bỏ thứ tình cảm và sự chấp bám tình cảm này, khéo léo tăng cường biện chính tư duy, sau đó tiến hành lấy bỏ, như thế mới là người có trí tuệ. Lại nữa, trong cuốn “Kinh Lăng Nghiêm” quyển 9, Phật cũng nói: “Những người đó coi Pháp thân Bồ Đề Niết Bàn Phật chính là thứ hiện tiền trên thân người mình, cha cha con con đời đời tương sinh, tức là Pháp thân thường trụ bất tuyệt. Họ đều chỉ ra rằng hiện tại chính là Phật quốc, không khác gì tịnh cư và tướng kim sắc. Những kẻ đó tin theo, quên mất tâm trước, thân mệnh quy y, đắc những thứ chưa từng có. Những kẻ ngu đó mê hoặc làm Bồ Tát, truy cầu tâm đó. Phá luật nghi Phật, ngấm ngầm hành tham dục, trong miệng nói hay: ‘nhãn nhĩ tỵ thiệt đều là Tịnh độ, nhị căn nam nữ tức là nơi thật của Bồ Đề Niết Bàn’…Các ngươi nên biết trước, không nhập luân hồi; mê hoặc không biết, đọa địa ngục Vô Gián” (“Đại Chính Tạng” 19-150 trên) Mật giáo đều nói hai căn[2] nam nữ chính là nơi chân thực của Niết Bàn Bồ Đề thành Phật, cho nên khi chứng được Đệ nhất hỷ cho đến Đệ tứ hỷ trong dâm lạc, đều buộc phải đem sự cảm nhận dâm lạc đó cúng dường cho “Phật” trụ ở trong hạ thể (âm hộ) của Minh Phi, đồng thời trong cơn cực khoái tình dục cũng buộc phải quán tưởng “Báo thân Phật” hai thân nam nữ lõa thể ôm nhau đang hành dâm trong hạ thể của nữ hành giả Mật tông và thụ hưởng quả báo dâm lạc, như thế gọi là cúng dường Báo thân Phật. Pháp này của Mật tông chính là tà pháp “dâm dâm tương truyền” của thiên ma mà Phật nói trong “Kinh Lăng Nghiêm” đó. Việc Mật giáo lấy ngoại đạo pháp thay thể cho chính pháp Phật giáo như thế, cuối cùng lại có thể đại diện cho toàn bộ Phật giáo Thiên Trúc, thì sao không gọi nó là kẻ thoán ngôi chính thống của Phật giáo? Pháp sư Ấn Thuận vì duyên cớ gì mà ra sức biện hộ cho Mật giáo, nói Mật giáo “không phải là kẻ thoán ngôi chính thống của Phật giáo”? Lại nữa, pháp của Mật tông vốn chỉ là tà kiến, thứ tà kiến mà Phật sớm đã bài bác từ lâu: “Này A Nan, ngươi nên biết rằng, mười loại ma ấy vào thời mạt pháp xuất gia tu đạo ở trong pháp ta; hoặc chúng bám lên thân người (chiếm thể xác), hoặc tự hiện hình, đều nói rằng chúng đã trở thành đấng Chính Biến Tri, tán thán dâm dục, phá luật nghi của Phật. Đầu tiên là thầy ác ma và đệ tử ma hành dâm đời đời tương truyền, những tà tinh đó mê hoặc bám lấy tâm phủ, gần thì chín đời, nhiều thì hơn 100 đời, khiến cho kẻ chân tu hành cuối cùng thành quyến thuộc của ma, sau khi mệnh chung tất thành ma dân, mất đi Chính Biến Tri, đọa vào địa ngục Vô Gián” (“Kinh Lăng Nghiêm”, quyển 9, Đại Chính Tạng, 19-151 giữa). Như vậy, các thày trò Tạng Mật dâm dâm tương truyền, trở thành đệ tử ma, tất đọa địa ngục. Các hành giả Mật tông không thể không suy nghĩ cho kỹ càng.
|
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |