Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |
Tiết 7: Sự phán luận đối với pháp nghĩa của Mật tông -4 |
Vị đại Lạt Ma nhà đại tu hành của Mật giáo không tên tuổi này, vì muốn cấy tang vật vu oan cho Pháp vương Đa La Na Tha phái Giác Nãng Ba nên đã viết sách nói rằng: Thấy rõ tình hình thực tế tạp giao với nữ nhân để hợp tu Song thân pháp trong các tự viện. Điều này đã chứng minh rằng những gì tôi nói ở đây: “Các Lạt Ma trong tự viện Tây Tạng dựa vào lời khai thị của Tông Khách Ba ‘mỗi ngày tám thời (16 tiếng) đẳng (chữ Đẳng ở đây chỉ việc tu cả tháng, cả năm, cả kiếp) tu Song thân pháp, thậm chí tu 16 tiếng mỗi ngày trong suốt tháng, đêm đêm thường cùng người nữ lên giường, tiếng rên rỉ dâm ô huyên náo”, những lời lẽ đó tuyệt đối không phải là hư cấu giả dối, vì nhất định là trên làm dưới bắt chước, đại chúng đều yêu thích pháp này, đều tôn sùng câu nói ‘tám thời tinh tấn mà tu, cả tháng cả năm cả kiếp mà tu’ trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba. Các Lạt Ma Tây Tạng lẽ nào chỉ có làm trái ngược với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề? Rõ ràng là tà dâm hoang đường đến cực điểm, không bằng cư sĩ Hiển giáo “chỉ hài lòng với vợ của mình”. Việc dâm hợp với các nữ nhân như thế, đều là tà dâm phá hủy giới nặng, sao có thể nói là Phật giáo được? Thánh giáo của Phật chúng ta hoàn toàn không có một chút xíu nào dính líu đến Lạt Ma giáo tà dâm của Tây Tạng cả, ấy thế mà trong sách của mình, pháp sư Ấn Thuận lại ra sức chủ trương Mật giáo là một chi nhánh của Phật giáo, lại phủ nhận sự thực “Mật giáo tiêu diệt Phật giáo ở Thiên Trúc”, lại phủ nhận sự thực lịch sử “Mật tông soán ngôi chính thống của Phật giáo”, lại dám dùng sách để ủng hộ cho Mật giáo tà dâm, biện hộ cho Mật giáo tà dâm – chỉ vì Mật giáo ăn bám theo Phật giáo để nói những danh ngôn Phật pháp có vẻ bề ngoài, chỉ vì toàn bộ tư tưởng của Ấn Thuận đều xuất phát từ pháp hư tướng của Trung Quán phái Ứng Thành Mật tông. Thế nhưng, Mật giáo tuy cũng nói những danh tướng “Phật pháp”, nhưng đó chỉ là hành vi ăn trộm tài nguyên của Phật giáo, soán ngôi chính thống Phật giáo mà thôi. Mục đích của họ không phải là hoằng dương thánh giáo của Phật chúng ta, mà mục đích cuối cùng vẫn chỉ là hoằng truyền tà pháp dâm lạc “Lạc Không song vận” của Song thân pháp mà thôi, vì tư tưởng gốc rễ của họ từ đầu đến cuối đều là “Đệ tứ hỷ Lạc Không bất nhị” của Song thân pháp ngoại đạo, thuần túy là dựa vào sự yểm hộ của danh tướng Phật pháp để hoằng dương cảnh giới hỷ lạc của Song thân pháp mà thôi. Sự tu chứng quả vị của họ thuần chỉ là cảnh giới ý thức, thuần chỉ là ngoại đạo pháp. “Phật pháp” mà bọn họ nói thực tế đều không phải là Phật pháp thật, chỉ là thường kiến kiến của “Trung Quán phái Tự Tục” và “Duyên khởi tính không trong Vô nhân luận” của “Trung Quán phái Ứng Thành”, khác xa hoàn toàn với pháp “Duyên khởi tính không dựa vào Thức thứ tám mà có” của Phật, cho nên pháp Duyên khởi tính không của Trung Quán phái Ứng Thành Mật tông tuyệt đối không phải là Phật pháp thực sự. Mật giáo như thế chính là “ma đạo căn bản thành dâm” mà Phật nói trong kinh Lăng Nghiêm, thì Ấn Thuận sao có thể chỉ vì Mật giáo cũng nhắc đến các danh tướng Phật pháp mà thừa nhận họ là một chi nhánh của Phật giáo để ủng hộ họ được? Việc Ấn Thuận ủng hộ Mật giáo, thừa nhận Mật giáo là chi phái của Phật giáo, mục đích của ông ta chỉ là biện hộ cho tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành mà ông ta học được từ Mật tông mà thôi. Vì sao vậy? Vì Mật giáo nếu như bị phủ nhận, thì Trung Quán phái Ứng Thành trong tư tưởng nòng cốt của Ấn Thuận cũng theo đó mà tan thành mây khói, tất thảy mọi pháp nghĩa mà ông ta hoằng truyền hơn 60 năm nay sẽ không còn chỗ đứng chân nào nữa, vì tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành mà Ấn Thuận học được là đến từ Mật giáo Tây Tạng tà dâm, truy nguyên xa nữa thì chính là Phật giáo Thản Đặc La (Tantra) tà dâm của Phật giáo thời kỳ cuối ở Thiên Trúc, bởi lẽ toàn bộ tư tưởng của Ấn Thuận chính là tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông đó. Trong nước Kế Tân khi xưa, có một pháp sư cực kỳ danh tiếng hoằng truyền Mật chỉ Song thân pháp, cho nên cũng từng hợp tu Song thân pháp với vương hậu. Sau sự việc bị quốc vương biết được, bèn trục xuất và giết chết ông ta. Sự hoằng truyền chính pháp của Phật giáo cũng vì thế mà bị liên lụy, dẫn đến 3000 tỳ kheo cũng bị quốc vương giết hại, gây ra tổn thương cực kỳ nghiêm trọng đối với Phật giáo. Sự thực lịch sử này, Ấn Thuận không phải là không biết, thậm chí còn ghi chép lại vào trong sách của ông ta (Chi tiết xem cuốn “Phật giáo sử địa khảo luận” của Ấn Thuận, trang 308~311, và cuốn “Hoa Vũ Tập (4)”, trang 217~221). Trước tấm gương này, những người học xuất gia, tại gia trong Phật giáo chúng ta đều nên có cái nhìn đúng đắn, nhanh chóng tẩn xuất tà pháp, tà kiến của Mật tông Tây Tạng ra khỏi Phật giáo, để tránh lại bùng nổ chuyện xì căng đan tình dục trong Phật môn, lại gây tổn hại đến Phật giáo. Đồng thời cũng phải vạch rõ ranh giới giữa Mật tông và Phật giáo – tất cả các tự viện Phật giáo đều phải đồng thanh bài xích Mật giáo, để toàn thể đại chúng đều biết rằng: “Mật tông không liên quan gì đến Phật giáo”. Giả như có thể thực hiện được điều này, khiến cho đại chúng trong xã hội toàn cầu đều biết rõ, sau này nếu như có xảy ra vụ xì căng đan tình dục ở đạo tràng Mật tông nào đó thì đại chúng xã hội và giới truyền thông liền hiểu rằng: Vụ xì căng đan đó quả thực không liên quan gì đến Phật giáo, chỉ là ngoại đạo Mật tông đội lốt Phật giáo làm mà thôi. Nếu làm được như thế, thì Phật giáo trong tương lai sẽ không còn bị tổn hại bởi xì căng đan tình dục do Song thân pháp Mật giáo gây ra nữa, chính pháp Phật giáo sau này mới có không gian để hoằng truyền, mới có thể đem lại lợi ích lâu dài thực sự cho tất cả người học đời nay và mai sau. Chính vì lý do đó, nếu như chúng ta tiếp tục bao dung cho tà kiến của Mật tông, để họ tiếp tục dựa bám vào Phật giáo mà không tăng cường bài bác, cho đông đảo đại chúng được biết, thì Mật tông sau này vẫn lại tái diễn vở kịch tiêu diệt Phật giáo Thiên Trúc, Phật giáo Kế Tân năm xưa – soán ngôi chính thống của Phật giáo một lần nữa, thì mai sau các tự viện của Đài Loan và Trung Quốc đại lục sẽ dần dần biến thành hành môn tà dâm của Mật tông; thì hiện tượng người xuất gia quảng tu Song thân pháp, cùng các phụ nữ ngày đêm tạp giao, tiếng rên rỉ dâm dục huyên náo, thậm chí là sinh con trong các tự viện ở Thiên Trúc và Tây Tạng khi xưa e rằng sẽ khó tránh khỏi việc tái hiện ở trong các chùa chiền Đài Loan và đại lục sau 30 năm nữa. Nếu mà quả thực sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện lịch sử Mật tông soán ngôi chính thống Phật giáo sẽ lại tiếp tục tái diễn. Các pháp sư xuất gia Phật giáo ngày nay nếu như không có ai đứng ra phá tà hiển chính, phá hủy tà thuyết của Mật tông, thì e rằng pháp của Mật tông sẽ ngày càng mở rộng, thì sau này tất cả người đời khi nhìn thấy pháp sư xuất gia của Phật giáo, họ chắc chắn sẽ liên tưởng đến mối quan hệ giữa Song thân pháp và pháp sư xuất gia – suy đoán pháp sư đó tu chứng Song thân pháp như thế nào trong các tự viện hàng đêm. Việc làm xấu mặt tất cả các pháp sư xuất gia của Phật giáo như thế, thì sau này họ đứng trước thế nhân khó mà ngẩng mặt lên nhìn người, nói chi đến hoằng dương chính pháp? Nói gì đến việc có thể làm thầy quy y, thầy mô phạm, thầy đích truyền cho các đệ tử Phật? Trước tình hình Mật giáo Tây Tạng đang quảng truyền ở Đài Loan và đại lục ngày nay, trong khi các pháp sư xuất gia lại ngày càng tin theo và tu tập Mật tông Tây Tạng, sự tổn hại có thể nhìn thấy trước này chắc chắn sẽ càng ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, tất cả các pháp sư xuất gia của Hiển giáo cần phải cố gắng bài trừ tà thuyết của Mật tông ra khỏi Phật môn, đều phải làm cho chúng đệ tử hiểu rằng Mật tông tuyệt đối không phải là Phật giáo. Tất cả mọi pháp sư Hiển giáo đều phải tự coi đó là trách nhiệm của bản thân, nếu không thì mọi pháp sư xuất gia đó sau này đều sẽ bị tà pháp của Mật tông Tây Tạng làm cho liên lụy, rốt cuộc sẽ khó mà ngẩng đầu nhìn người đời, đồng thời cũng sẽ khiến cho câu chuyện Phật giáo Thiên Trúc bị diệt bởi tay Mật tông tái diễn trên toàn thế giới mai sau. Mà đại sự hàng đầu trong việc đả phá Mật tông chính là phải tiêu diệt tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành trước, vì tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành thuần thuộc pháp hư tướng đó có thể khiến cho tà pháp của Mật tông chiếm được không gian sinh tồn trong Phật giáo. Muốn tiêu diệt tà kiến pháp hư tướng Trung Quán phái Ứng Thành đó thì trước hết phải phá tan được pháp hư tướng “Trung Quán” phái Ứng Thành mà thày trò Ấn Thuận và thày trò Đạt Lai Lạt Ma đã và đang hoằng truyền, vì bọn họ đều là những nhà hoằng truyền trung thực nhất của tà kiến “Trung Quán” phái Ứng Thành của Mật tông; bởi tà kiến “Trung Quán” phái Ứng Thành phủ định sự tồn tại của thức thứ bảy, Thức thứ tám, cho nên đã khiến cho pháp môn tà tu, tà kiến Song thân pháp nam nữ hợp tu “lấy tâm Ý thức làm chủ” dành được không gian sinh tồn. Nay xin trích lục “Kinh Phật thuyết Pháp Diệt Tận” để nâng cao cảnh giác cho đại chúng, chuẩn bị cho đại kế mai sau, để tránh việc thánh giáo khi chưa đến 52 năm cuối cùng đã bị diệt vong trước: “Ta nghe như vầy: Khi đó, Phật đang ở nước Câu Di Na Kiệt. Như Lai vào tháng ba sẽ nhập Bát Niết Bàn. Các vị tỳ kheo, các vị Bồ Tát và vô số chúng đệ tử đến chỗ Phật, cúi đầu rạp đất. Thế Tôn tịch tĩnh, trầm mặc không nói gì cả, quang minh không hiển hiện. Hiền giả A Nan lạy Phật, bạch rằng: ‘Thế Tôn trước và sau khi thuyết pháp, uy quang đều hiển hiện. Nay trước hội đại chúng, hào quang lại không hiện ra, vì sao lại như vậy ạ? Ở đây tất có nguyên nhân, chúng con nguyện mong được nghe ý Phật’. Phật lặng im không đáp. Như thế ba lần, Phật nói với A Nan: ‘Sau khi ta Niết Bàn, khi pháp sắp bị diệt, tại nơi ngũ nghịch trọc thế này ma đạo hưng thịnh, ma làm sa môn, phá hoại làm loạn đạo ta. Chúng mặc áo thế tục, ham thích quần áo ngũ sắc cà sa, uống rượu, ăn thịt, sát sinh, tham mùi vị… Nô (lệ) làm tỳ kheo, tỳ (nữ) làm tỳ kheo ni, không có đạo đức, dâm dật thác loạn, không phân nam nữ, khiến cho đạo nhạt phai, đều do lớp người này…’ Hiền giả A Nan kính lạy, bạch Phật rằng: ‘Kinh này nên đặt tên là gì ạ? Phải phụng trì thế nào ạ?’ Phật nói: ‘Này A Nan! Kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy tuyên cáo tất cả, để cho mọi người phân biệt. Công đức vô lượng không thể tính đếm’. Tứ bộ đệ tử nghe kinh, bi thảm điêu đứng, đều phát vô thượng thánh chân đạo ý, đều lạy Phật rồi ra”. Những thứ như quần áo ngũ sắc, cờ ngũ sắc, Phật ngũ sắc, Bồ Tát ngũ sắc và uống rượu, sát sinh ăn thịt, tham muốn mùi thịt, cho đến dâm dật thác loạn, nam nữ không phân biệt, khiến cho đạo Phật phai nhạt…chính là sự mô tả chân thực về Lạt Ma giáo Mật tông Tây Tạng ngày nay, hoàn toàn không hề sai khác. Những nội dung mà Phật bài bác trong “Kinh Lăng Nghiêm” cũng chính là pháp đạo mà Mật tông Tây Tạng ngày nay truyền bá đó. Hiện tượng chính pháp sắp diệt tận ở thời kỳ mạt pháp cũng đã bắt đầu xuất hiện ở các khu vực Đài Loan, Trung Quốc ngày nay, thậm chí đến mức nhân dân các nước Âu Mỹ cũng phổ biến cho rằng: “Phật giáo chỉ có Mật tông, Mật tông chính là Phật giáo” (Chi tiết xem bài văn trong “Trung Hoa Bảo Phiệt” của Hội Cư sĩ Phật giáo Trung Hoa, kỳ thứ 15, trang 24), thế nhưng Mật tông mà người phương Tây biết đến đó chính là Mật tông Tây Tạng, chứ không phải là Đường Mật, Đông Mật trong Mật tông Nhật Bản. Qua đó có thể thấy rõ Mật tông Tây Tạng gây nguy hại đến Phật giáo lớn đến mức nào rồi. Việc Mật tông phá hoại Phật giáo, kẻ khởi xướng đầu tiên chính là tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành do pháp sư Nguyệt Xứng ở Thiên Trúc xưa hoằng truyền. Thứ tà kiến này phủ nhận sự tồn tại của Thức thứ tám Như Lai Tạng, chủ trương tất thảy người học Đại thừa không cần phải tu chứng Bản Tế Niết Bàn vô dư – Thức thứ tám Thực Tướng tâm A Lại Da thức. Vì duyên cớ này, nó đã khiến cho Song thân pháp của cảnh giới Ý thức của Mật giáo được hợp lý hóa, cho nên pháp sư Nguyệt Xứng cũng tu học Song thân pháp, bởi thế mà Song thân pháp được chính thức sinh tồn trong “Phật giáo vãn kỳ” ở Thiên Trúc. Sau đó thì dùng thủ đoạn sùng Mật ức Hiển để dần dần ngồi vị trí cao hơn, cuối cùng thay thế cho Hiển giáo, soán ngôi chính thống của Phật giáo thành công. Mật giáo tiêu diệt Phật giáo thực sự của Thiên Trúc trong sự bất tri bất giác của đại chúng, trở thành Mật tông Thiên Trúc dùng ngoại đạo pháp để đại diện cho Phật giáo, tức như theo lời của Ấn Thuận trở thành Phật giáo thời kỳ cuối ở Thiên Trúc, thế nhưng trên thực tế bản chất của Mật tông Thiên Trúc và Mật tông Tây Tạng đều tuyệt đối không phải là Phật giáo. Tứ chúng đệ tử trong Phật giáo chúng ta nếu như biết cảnh giác, không cam nguyện để sự kiện diệt pháp lẽ ra phải bắt đầu xuất hiện ở thời điểm một vạn năm sau lại bị xảy ra sớm hơn vào thời nay, không cam nguyện để “sự thực lịch sử Mật giáo soán ngôi chính thống và tiêu diệt Phật giáo” lại tiếp tục tái diễn trong hôm nay, thậm chí là cả Phật giáo toàn cầu trong tương lai, thì không nên bắt chước các đại sư trụ trì của tứ đại đạo tràng ở Đài Loan như con đà điểu rúc đầu vào cát, trốn tránh hiện thực, không chịu bài xích Mật tông, thậm chí còn bám duyên với pháp giáo Mật tông như Thánh Nghiêm, Tinh Vân. Thực tế lẽ ra phải nên nhìn thẳng vào sự thật, đồng khởi hành động nhất trí vì sự cửu trụ trường tồn của chính pháp Như Lai, tẩn trừ tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông mà Ấn Thuận hoằng truyền, tẩn xuất tư tưởng tà trái và hành môn tà dâm của Mật tông ra khỏi Phật môn. Trong “Kinh Phật lâm Niết Bàn ký pháp trụ” có nói: “Từ đó về sau, cái ác của các tỳ kheo chuyển biến sâu dần, quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ ngày càng không cung kính. Cái khí thế còn sót lại của Tam Bảo vẫn chưa bị diệt hoàn toàn, cho nên khi đó vẫn còn có tỳ kheo, tỳ kheo ni thiểu dục tri túc, hộ trì cấm giới, tu hành thiền định, yêu thích đa văn, thọ trì giáo pháp Tam Tạng của Như Lai, diễn thuyết phân biệt sâu rộng cho tứ chúng, đem lại lợi ích an lạc cho vô lượng hữu tình. Lại có quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ yêu mến chính pháp, đến chỗ Tam Bảo, cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, hộ trì xây dựng, không gì không chăm chút. Nên biết rằng đó đều là các Bồ Tát không thể nghĩ bàn, với nguyện lực của mình mà sinh đến thời này, hộ trì chính pháp vô thượng của Như Lai, đem lại đại lợi ích cho các chúng sinh hữu tình”. Chính vì các Bồ Tát xuất gia, tại gia còn ở nhân gian, cho nên Bình Thực tôi mới thành tâm kêu gọi tất cả các Bồ Tát xuất gia tại gia của Phật giáo: Đối diện với sự thực, nghiêm cẩn xem xét pháp nghĩa và hành môn của Mật tông Tây Tạng, thảo luận phân tích kỹ càng, sau đó “làm việc nên làm”, đồng thời “không làm những việc không nên làm”, như thế để bảo vệ chính pháp Phật giáo, thì chính pháp Phật giáo thực sự mới có không gian tiếp tục được hoằng truyền trong tương lai, thì các Bồ Tát và người học còn chưa thoát khỏi thai muội sau này mới tránh khỏi bị dẫn dắt sai lầm, thì các pháp sư xuất gia ngày nay và mai sau mới tránh được cái nhìn quái dị của thế nhân. Nếu có thể làm được như thế, thì đó mới là đại phúc của các hành giả Mật tông, vì đa số có thể quay về được với chính pháp Phật giáo; thì đó cũng là cái đại phúc của các pháp sư xuất gia, vì có thể được người đời cung kính cúng dường và theo họ tu học chính pháp; thì cũng là đại phúc của tất thảy người học đời nay và đời sau, vì từ đây trở đi có thể tránh lại bị các tà sư Mật giáo dẫn dắt sai lầm; thì cũng là đại phúc của chúng sinh cõi Ta Bà, vì có thể tránh được việc tất thảy người học đời sau đi lầm tà đạo mà không tự biết; thì cũng là đại phúc của Phật giao, vì Phật pháp huệ mệnh có thể nhờ đó mà được truyền lâu, có thể vì thế mà trở nên thanh tịnh hơn, có thể vì vậy mà được người đời tin theo và ủng hộ.
(“Cuồng Mật và Chân Mật” toàn thư bốn tập đến đây viên mãn. Ngày 5.1.2002 xong bản thảo, 3.30’ sáng ngày 9.2.2002 nhuận văn hoàn tất.)
Lượt xem trang: 35646 |
Home » 文章分类_VN » CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT |