Home » 文章分类_VN » THẾ GIỚI TÌNH DỤC CỦA LẠT MA |
4. Cảm thấy kinh hoàng vì bài báo tín đồ tông phái Phật giáo bị nhiễm HIV do lãnh đạo giấu giếm. -2 |
Từ bài báo này, chúng ta có thể thấy, giáo nghĩa cơ bản của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) chính là tu song thân pháp Vô thượng Yoga, Lạc không song vận. Trước nội dung tiền đề đó, mỗi thành viên trong thế giới tình dục của Lạt Ma khi tu hành đến bước cuối cùng vẫn phải trở thành bạn tình của rất nhiều người [18] giống như Đạt Lai Lạt Ma và các Thượng Sư Phật sống nói. Bởi vì họ phải tiến hành luân tọa tạp giao mới có thể tu Vô thượng Yoga, hơn nữa còn phải thực hiện tiếp xúc cơ quan sinh dục thực thể (làm thật) để hấp thu dịch thể của nữ giới, đối tượng từ già đến trẻ đều OK [19], thậm chí cho đến súc vật giống cái cũng có thể dùng [20]. Do đó, việc xảy ra vô số những vụ xâm hại tình dục là không thể tránh khỏi [21]. Bởi vì, điều mà các Lạt Ma mong muốn là đại lạc của cực khoái tình dục [22], điều này phải dựa vào lúc thực hành tình dục Tantra mới sinh ra sức mạnh cực khoái, lấy cái đó để ứng dụng vào việc tu hành [23]. Do đó, sự hướng dẫn truyền thừa nhiều đời của các Thượng Sư, Phật sống, Nhân Ba Thiết của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) cho rằng phương thức quan hệ tình dục thực sự sẽ còn vượt qua (có giá trị hơn) cả ảo tưởng tình dục bằng quán tưởng, bởi vì hiệu quả của quán tưởng không đủ lớn [24]. Nhưng, kết quả như vậy đã khẳng định rằng không thể tránh khỏi việc cần một số lượng lớn các bạn tình. Khi không tìm được bạn tình thích hợp, mọi nữ tín đồ đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục, thậm chí những con vật giống cái cũng có thể gặp nguy hiểm vì bị cưỡng hiếp. Nếu như cam tâm tình nguyện tu luyện song thân pháp, nỗ lực tu hành để thỏa mãn đại lạc Quang Minh “Cửu Minh đẳng chí” của Vô thượng Yoga hợp tu [25], thì chắc chắn sẽ phải chuyên cần tu luyện tạp giao (quan hệ tình dục tập thể) với rất nhiều người, như thế thì chuyện nhiễm bệnh tình dục, thậm chí bệnh AIDS nguy hiểm đến tính mạng là không thể tránh khỏi. Nếu như chuyện này xảy ra đối với bạn và người thân của bạn, bạn có vui lòng để họ bị xâm hại tình dục như vậy không? Có tự nguyện rơi vào nguy cơ bị mắc bệnh tình dục, bệnh AIDS hay không?
[1] Nguyên văn tư liệu tiếng Anh xin xem Phụ lục 8. Trang báo mạng của Los Angeles Times của bài báo này là: http://articles.latimes.com/keyword/ozel-tendzin http://articles.latimes.com/1989-03-03/news/mn-245_1_american-buddhist Toàn văn tư liệu tiếng Anh từ: http://www.american-buddha.com/sect.alarmed.htm [2] Chú thích: “Tông phái Phật giáo” ở đây kỳ thực là Lạt Ma giáo tự xưng là “Phật giáo Tạng truyền”, không phải là Phật giáo. [3] Từ vụ án nêu ra trước đây, cộng với bài báo này, sự thực về Phật giáo Tạng truyền tu song thân pháp mắc bệnh tình dục nhưng giấu giếm là hiện tượng thường thấy. [4] Cũng tức là vị Lạt Ma này sau khi đã biết mình mắc bệnh AIDS nhưng lại không cho bạn tình cùng tu song thân pháp của mình biết, vẫn tiếp tục tu tình dục Tantra. [5] Vị Lạt Ma Tendzin này chủ yếu là muốn hợp tu tình dục Tantra Vô thượng Yoga, thế nhưng do giáo nghĩa căn bản của Phật giáo Tạng truyền lại muốn luân tọa tạp giao, cho nên các bạn tình đã tạp giao lây nhiễm vi rút sang nhau dẫn đến người mang bệnh có cả nam lẫn nữ, do đó đồng thời đều mắc bệnh AIDS. [6] Trên thực tế, xã hội phương Tây đều coi Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) là Phật giáo, nhưng kỳ thực, Lạt Ma giáo lại bắt nguồn từ tông phái Tính lực phái của Ấn Độ, về thực chất không phải là Phật giáo. Cho nên, Phật giáo Tạng truyền không phải là Phật giáo. Lại vì Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo) tu tình dục Tantra bằng cách luân tọa tạp giao, hơn nữa lại phải thường xuyên quan hệ tình dục song thân pháp trong thời gian dài. Điều này trong sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba, người được phái Cách Lỗ (tục xưng là Hoàng giáo) của Tạng Mật Lạt Ma giáo gọi là “Chí Tôn” viết thế này: “8 giờ 1 ngày hoặc 1 tháng, năm, kiếp, ngàn kiếp thọ loại Trí này”. (Xem sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba, Pháp sư Pháp Tôn dịch, Nhà xuất bản Diệu Cát Tường, bản thứ nhất, tháng 6/1986, trang 384). Cho nên, việc nhiều người hợp tu tình dục Tantra trong thời gian dài là quá trình tu hành bắt buộc các Lạt Ma phải trải qua, đặc biệt là cấp lãnh đạo thì càng phải thế. Do vậy, sau khi một người mắc bệnh AIDS thì việc nhiều người cùng bị lây nhiễm là chuyện bình thường, kết quả chắc chắn sẽ khiến nhiều người lây nhiễm mà chết, điều này đương nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đoàn thể. [7] Bởi vì Phật giáo Tạng truyền coi tình dục Tantra trong Vô thượng Yoga là trọng tâm tu hành, cho nên việc nhiều người luân tọa tạp giao là quá trình tu hành đương nhiên. Tổ sư Chí Tôn Tông Khách Ba của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) còn nói muốn “Cửu Minh đẳng chí”, nghĩa là muốn tu Lạc không song vận đồng thời tiến vào cực khoái tình dục cùng lúc với 9 vị Minh Phi, do đó các Lạt Ma sợ rằng một Lạt Ma Tendzin mắc bệnh thì sẽ có nhiều người bị lây nhiễm, hơn nữa Tendzin Lạt Ma lại đóng vai trò là người lãnh đạo, cho nên tình hình lây nhiễm còn nghiêm trọng hơn, phạm vi mắc bệnh cũng lớn hơn. [8] Các đại phái của Phật giáo Tạng truyền tất cả đều lấy Vô thượng Yoga làm phương pháp tu hành cuối cùng, do đó tất cả các Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền đều tu song thân pháp, đều không có cấm dục. Cấm dục chỉ là một khẩu hiệu mà thôi, bởi vì định nghĩa cấm dục mà họ nói chỉ là không xuất tinh – không tham cầu cảm giác khoái lạc khi xuất tinh. Từ các chứng cứ trong cuốn sách này nói về các Lạt Ma xưa nay, trong ngoài nước, chúng ta có thể biết được rằng “tuân thủ giới luật cấm dục” mà các Lạt Ma Phật giáo Tạng truyền nói đều là nói láo. [9] Đây là cách làm vô trách nhiệm của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền), đã cổ súy cho tình dục Tantra song thân pháp, nhưng lại không có trách nhiệm thông báo về chuyện Lạt Ma đã mắc bệnh tình dục nan y, lại còn cấm tiết lộ sự thực, điều này đã khiến cho các tín đồ rơi vào vòng nguy hiểm bị lây nhiễm bệnh AIDS. [10] Kỳ thực đây không phải là Phật giáo mà là Lạt Ma giáo lấy tên là Phật giáo Tạng truyền. [11] Kỳ thực, các Lạt Ma đều phải tu song thân pháp, buộc phải tiếp xúc giao hợp bằng hai cơ quan sinh dục nam nữ. Trên thực tế cơ bản không hề có một biện pháp bảo vệ nào, bởi vì họ phải hòa trộn với dịch thể của người khác giới hoặc lấy chất dâm dịch từ âm hộ phụ nữ ra, cho nên không thể áp dụng các biện pháp bảo vệ nào. Như trong cuốn sách “Cát tường thời luân lục tọa Thượng sư Yoga niệm tu giáo thụ” mà Đạt Lai Lạt Ma ủy quyền giới thiệu nói: “Chư Tôn quán đỉnh vui sướng nhập vào Song vận, lưu giáng Minh điểm vào chỗ hòa hợp của nhị căn (2 cơ quan sinh dục), đi qua đỉnh môn Chủ tôn, men theo đường đó mà đi xuống Liên cung (tử cung) của Phật Mẫu”, truyền cho chúng ta quán đỉnh “Kim Cương ngữ””. (Theo cuốn “Cát tường thời luân lục tọa Thượng sư Yoga niệm tu giáo thụ” của Giáo sư Đan Tăng Cánh Lãng Nhân Ba La Tang Tưởng Bối, Đan Tăng Trác Tân dịch sang tiếng Hán, Công ty hữu hạn Bàn Dật xuất bản tháng 2/2008, trang 175). Các Lạt Ma này đều phải tu song thân pháp 8 tiếng mỗi ngày, lại buộc phải luân lưu tu song thân pháp với nhiều người. Trước khi thực tu tình dục Tantra, liệu có “cho rằng bản thân mình và những đối tượng đã có quan hệ tình dục với mình đều đã thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ để phòng bệnh AIDS” giống với vị Lạt Ma nhiễm bệnh AIDS kia hay không, thật đáng hoài nghi. [12] Bởi vì nội dung tu hành cốt lõi của Phật giáo Tạng truyền là tình dục Tantra Vô thượng Yoga – tức song thân pháp quan hệ tình dục nam nữ, đúng như Đạt Lai Lạt Ma thẳng thắn nói trong sách của mình: “Đối với các tín đồ Phật giáo, nếu như người tu hành có một trí tuệ và từ bi kiên định, thì có thể vận dụng tình dục vào trong đạo tu hành. Bởi vì điều này có thể tạo ra sức chuyên chú mãnh liệt cho Ý thức, mục đích là để hiển hiện và kéo dài cái tầng thứ sâu hơn của Tâm (trước đó có miêu tả về quá trình chết), là nhằm vào việc dùng sức mạnh để tăng cường hóa sự lĩnh ngộ Không tính”. (Theo cuốn “Bài giảng thứ nhất về tu hành” của Đạt Lai Lạt Ma, Đinh Nãi Trúc dịch, Công ty cổ phần hữu hạn xuất bản Tiên Giác, in lần thứ 7 bản thứ nhất tháng 5/2003, trang 177-178). Cho nên, khi Thượng Sư Lạt Ma mắc bệnh AIDS hoặc các bệnh tình dục khác, tất cả các tín đồ đã hợp tu song thân pháp với ông ta đều không tránh khỏi bị lây nhiễm. Mà các Lạt Ma lại còn tuân thủ giáo nghĩa căn bản của Lạt Ma giáo thực hiện luân tọa tạp giao, cũng là một quá trình tu hành tất yếu của Lạt Ma giáo. Do đó, phạm vi lây nhiễm của bệnh AIDS hoặc bệnh tình dục khác sẽ mở rộng. Vì vụ này đã vỡ lở ra nên trong bản tuyên bố mới nhắc nhở các tín đồ: “những hội viên nào lo lắng mình có thể bị lây nhiễm thì nên đi kiểm tra xét nghiệm”. Bởi vì song thân pháp quan hệ tình dục nam nữ là bài tập bắt buộc mà các Lạt Ma Thượng Sư của Phật giáo Tạng truyền phải làm hàng ngày, cho nên tất nhiên có sự nhắc nhở và lo lắng này. Nếu như không phải tu hàng ngày, thường xuyên tu song thân pháp thì hà cớ gì phải lo lắng việc mình bị lây nhiễm chứ? [13] Các Thượng Sư Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền để chuyên cần tu luyện tình dục Tantra song thân pháp đã buộc phải hợp tu luân phiên với nhiều người. Vị Lạt Ma Tendzin này thì chơi tất cả già trẻ gái trai, chính vì thế mà việc mắc bệnh AIDS chỉ là chuyện sớm muộn. Do họ thực tu bằng phương thức luân tọa tạp giao là một quá trình bắt buộc, mà luân tọa tạp giao đối với các Lạt Ma Phật giáo Tạng truyền mà nói, là hình thức tu hành cao cấp của Lạt Ma – Vô thượng Yoga. Tổ sư Chí Tôn của Phật giáo Tạng truyền là Tông Khách Ba còn nói là muốn “Cửu Minh đẳng chí” cơ mà (Làm tình tập thể cùng 9 cô gái trẻ một lúc). [14] Bởi vì Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo) coi tình dục là một phương pháp tu hành, như Đạt Lai Lạt Ma nói: “Loại thứ 3 là thông qua quan hệ tình dục. Có điều hoạt động tình dục của người bình thường không thể điều khiển được sự di chuyển năng lượng và sự thay đổi các tầng thứ thô – nhẹ ở Tâm thức. Duy chỉ có thông qua tu trì đặc định, kiểm soát sự lưu chuyển của dịch sinh dục khi quan hệ tình dục mới có thể sản sinh ra, nam nữ đều thế cả”. (Xem cuốn “Phân tích và giải thích Tâm và Mộng” của Đạt Lai Lạt Ma, Dương Thư Đình và Dao Di Bình dịch, Công ty hữu hạn văn hóa Đại Thị, in lần đầu ngày 2/9/2008, trang 50). Cho nên, mắc bệnh AIDS không phải là vấn đề nhân luân đạo đức, họ đương nhiên không có vấn đề đạo đức hay không đạo đức mà nhân luân cần phải có. Vấn đề thực sự ở đây là họ biết rõ: “Tình dục Tantra song thân pháp là bài tập tu hành của họ”, nhưng sự thực này lại không được nói thật công khai, mới là chỗ khó nói của họ. [15] Hiển nhiên là các Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền này còn che dấu sự thực, do đó có rất nhiều người lo lắng rằng mình chuyên cần tu luyện tình dục Tantra nam nữ hòa hợp sẽ bị mắc bệnh AIDS. [16] Chú thích: Đây chỉ là phiên dịch nguyên văn của bài báo này, nhưng cuốn sách này không trích đăng bức ảnh của họ. [17] Đây là cách làm nhất quán của Phật giáo Tạng truyền (Lạt Ma giáo). Khi có sự việc xảy ra (xâm hại tình dục, tiết lộ bản chất của tu song thân pháp, Thượng Sư Lạt Ma mắc bệnh AIDS…) thì cấm truyền thông đưa tin về chân tướng sự việc theo cách này. [18] Đạt Lai Lạt Ma nói: “Phương thức tu hành của căn bản Tâm là dựa vào: (1) “Mật tập Kim Cương mật tục” mà Tân Dịch phái tuyên thuyết; (2) Thời luân không tướng pháp…; (3) Đại viên mãn pháp của Ninh Mã phái. Theo Tân Dịch phái, tu chân ngôn bí mật đến một trình độ nào đó, người tu sẽ phải thực hiện phép tu đặc biệt, như sử dụng bạn tình, đi săn…Tuy là mục đích sử dụng bạn tình, nhưng không khó để giải thích là để đưa Dục vào Đạo và nhằm dẫn xuất (tu đắc) cái Ý thức chứng ngộ cái Không nhỏ bé,… Chỉ có trong cảnh giới sùng bái này mới có thể đưa Sân nộ vào tu đạo bằng lòng bi. Vì thế, nền tảng của pháp tu này của Tân Dịch phái giống với nền tảng của Đại viên mãn”. (Xem “Hướng tới hòa bình” của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhà xuất bản Tuệ Đuốc xuất bản, Quỹ Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma ấn tặng (miễn phí kết duyên), in lần 2 bản 1 tháng 7/2002, trang 93-94). [19] “Nói tóm lại, phụ nữ chưa quá già thì đều có thể đảm nhận Sự nghiệp thủ ấn. Nhưng hành giả nếu có thể hợp tu với hóa thân của Không Hành Mẫu thì dù tuổi dẫu cao cũng không đáng ngại”. Theo cuốn “Cát tường thời luân lục tọa Thượng sư Yoga niệm tu giáo thụ” của Giáo sư Đan Tăng Cánh Lãng Nhân Ba La Tang Tưởng Bối, Đan Tăng Trác Tân dịch sang tiếng Hán, Công ty hữu hạn Bàn Dật xuất bản tháng 2/2008, trang 203. [20] Thượng Sư của Lạt Ma giáo (Phật giáo Tạng truyền) Trần Kiện Dân nói: “người mà dùng đến súc sinh, có thể sinh đại lạc thì đều nên ứng dụng”. (Theo cuốn “Khúc quăng trai toàn tập” (1), do Trần Kiện Dân viết, Từ Cần Đình biên soạn, Nhà xuất bản lục âm hữu thanh Phổ Hiền, xuất bản ngày 10/7/1991, trang 470). [21] Như các tin bài về sự kiện xâm hại tình dục mà phần trước cuốn sách này đã nêu ra. [22] Đạt Lai Lạt Ma nói: “Cảm giác mãnh liệt nhất là lúc đang đạt được cực khoái tình dục, đây là một trong những nguyên nhân mà việc tu tập Đại lạc sở dĩ bao quát cả trong mật tục Yoga tối cao…Khi đạt cực khoái tình dục, vì kinh nghiệm xuất hiện Minh quang khá lâu, do đó, anh rất có cơ hội lợi dụng thêm”. Theo cuốn “Tiết lộ bí mật của tâm trí”, tên tiếng Anh là “Gentle bridges: Conversations with the Dalai Lama on the sciences of mind” tác giả Jeremy W. Haywood và Francisco J. Varela, Cận Văn Dĩnh dịch, Công ty hữu hạn xuất bản văn hóa Chúng sinh, bản in đợt đầu 30/6/1996, trang 147-148. [23] Đạt Lai Lạt Ma nói: “Minh điểm ở vùng lõm (âm hộ) và Minh điểm ở đầu cơ quan sinh dục có sức mạnh bắn ra, trải qua sự tịnh hóa, Lạc có thể chuyển hóa thành Đại lạc bất biến, không lậu rớt (Chú thích: Tinh dịch Minh điểm không rớt ra ngoài) đồng thời có thể dùng trên đạo tu hành”. (Xem cuốn “Đạt Lai sinh tử thư” do Đạt Lai Lạt Ma viết, Đinh Nãi Trúc dịch, Công ty cổ phần hữu hạn tạp chí Thiên Hạ phát hành, bản thứ nhất, ấn hành đợt thứ 12 ngày 20/12/2004, trang 149). [24] Trong sách của mình, Đạt Lai Lạt Ma nói: “Trong Đàn Đa La tập hội bí mật, tại chương tiết liên quan đến việc hòa hợp với Minh Phi, nói rằng nếu như hành lạc Không song vận với Minh Phi thực thể (người thật) mới có thể đạt được tu hành thân Mạn trà la thực sự, nếu như chỉ hành lạc Không song vận với Minh Phi trong quán tưởng (tưởng tượng) thì thành tựu của nó không lớn”. (Xem sách “Hỷ lạc và Không vô” của Đạt Lai Lạt Ma, nhà xuất bản Úm A Hồng, in lần 1 bản thứ nhất năm 1998, trang 137 – 138). [25] Trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, Tông Khách Ba viết: “Để làm Mật quán đỉnh sau (quán đỉnh lần thứ tư) theo sự truyền giảng của kinh điển, Sư trưởng cùng 9 Minh (Phi) tuổi từ 12 đến 20 tiến hành song tu đạt đến cực khoái tình dục, lấy giống Kim Cương rót vào miệng đệ tử, để quán đỉnh cho họ. Đệ tử nhận quán đỉnh lần thứ ba trước đó thì phải cùng một Minh (tức Minh Phi) giao hợp thụ nhận diệu hoan hỉ. Sau đó lại cùng với 9 Minh thực hành song tu đạt đến cực khoái tình dục, cùng họ từng người sinh diệu hỉ…”. (Xem sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba, Pháp sư Pháp Tôn dịch, Nhà xuất bản Diệu Cát Tường, bản thứ nhất, tháng 6/1986, trang 399-400).
Lượt xem trang: 7976 |
Home » 文章分类_VN » THẾ GIỚI TÌNH DỤC CỦA LẠT MA |