Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
ĐẶC ĐIỂM TU HÀNH CHUNG CỦA CÁC GIÁO PHÁI MẬT TÔNG TÂY TẠNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT CỦA HỌ SO VỚI PHẬT GIÁO – LẤY GIÁO NGHĨA PHÁI CÁCH LỖ LÀM VÍ DỤ -3 |
[Mật tục (Tantra) kỳ thực chính là kinh điển của phái Tính Lực (Tantrism) trong Ấn Độ giáo, phương pháp tu hành chủ yếu chính là “song thân pháp”. Mật tông Tây Tạng trực tiếp đem những giáo nghĩa Mật tục của phái Tính Lực thuộc Ấn Độ giáo làm thành hệ thống tư tưởng và tu chứng chủ yếu của mình. Trên thực tế, sự tu hành “song thân pháp” này đều là Mật tông Tây Tạng trực tiếp sử dụng nội dung tu hành của phái Tính Lực Ấn Độ giáo, rồi tự đội lên các loại danh từ trong kinh Phật để tạo thành vỏ bọc bề ngoài của Phật pháp. Sự thực là hoàn toàn không thể tìm thấy những giáo nghĩa này trong kinh Phật chính thống, cho nên giáo lý và thực tu của Mật tông Tây Tạng không hề có chút quan hệ nào với Phật pháp, mà lại phù hợp giáo nghĩa của phái Tính Lực thuộc Ấn Độ giáo, không có khác biệt nào.] (45) Cổ Tử Văn trong cuốn sách “Thâm nhập đất Tạng: tả thực cuộc đi bộ Tây Tạng 10 vạn ki lô mét” đã ghi chép về việc ông đích thân đi Butan phỏng vấn thực địa với một vị tên là Chu Ba Cơ Mễ Nhã khi 14 tuổi đã trở thành “Chu Ba Kim Cương Phật Mẫu”. Từ lời trần thuật của chính người thuộc Phật giáo Tạng truyền này, chúng ta có thể đoán định rằng những phát biểu nói trên là có căn cứ. Cổ Tử Văn viết: [Phật Mẫu Cơ Mễ Nhã kéo tay tôi bước ra ngoài, vừa đi vừa nói: “Giai đoạn cuối cùng của Phật giáo Ấn Độ biến thành Mật tông, trên thực chất khái niệm “Phật giáo” này có sự sai biệt rất lớn về nội dung tùy theo sự khác nhau về thời đại và khu vực”. Quan điểm này của pháp sư tôi lần đầu tiên được nghe thấy. Bà nói tiếp: “Mật tông Ấn Độ là sản vật mà Phật giáo Ấn Độ hấp thu giáo lý thần Siva của Ấn Độ giáo; Mật tông cao nguyên là sản vật do Mật tông Ấn Độ hấp thụ giáo lý Bôn giáo vốn là văn hóa bản địa ở cao nguyên, cho nên Phật giáo Tạng truyền là sự kết hợp ba giữa Phật giáo Ấn Độ (Hiển tông), phái Sinh Thực (phái Tính Lực) của Ấn Độ giáo và văn hóa Bôn giáo…Liên Hoa Sinh từ Ô Trượng Na…đem Tân Mật đến cao nguyên, lần đầu xây dựng chùa Tang Da, hấp thu nội dung Bôn giáo là quốc giáo đương thời, tạo thành sự khởi đầu của Tạng Mật. Trung tâm của Tân Mật gọi là ‘Lạc Không song vận’…”, “…hình thức tu trì pháp Thản Đặc La (Tantra) đại Du Già Tân Mật quy định là ‘Đại định của nam nữ hòa hợp’, nghĩa là nam nữ giao hợp cùng nhau nhập định. Hình thức đại định hòa hợp này được tăng nhân Ấn Độ đưa đến Ô Tư Tạng, …bởi vì Bôn giáo chủ trương ‘nam nữ tương xúc âm dương thành đại luân’, tín ngưỡng thần nam nữ, sùng bái sinh thực khí nam nữ. Cho nên, Vô thượng Du Già bắt rễ xanh lá tại đại cao nguyên”.] (46) Pháp sư Thánh Nghiêm cũng cho rằng Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng chịu sự ảnh hưởng của phái Tính Lực thuộc Ấn Độ giáo, vì thế lấy dâm hành làm pháp môn căn bản trong tu đạo. Ông nói: “Tóm lại, Yoga tình dục (Sexual Yoga) của Mật giáo, có quan hệ rất sâu với phái Tính Lực (Sakti) của Ấn Độ giáo. Ví dụ: Phái Tính Lực có tượng hai thần nam nữ ôm nhau giao hội, Mật thừa cũng có Bản tôn nam nữ trong tư thế song thân ôm nhau tương ứng. Thánh điển Ấn Độ giáo trong phái Tính Lực gọi là Thản Đặc La (Tantra), Mật điển của Phật giáo thời kỳ sau cũng gọi là Thản Đặc La”. (47) Có thể thấy, thuyết nói giáo nghĩa của Mật tông Tây Tạng bắt nguồn từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo là có căn cứ đáng tin cậy. Để càng hiểu rõ hơn về nội dung của phái Tính Lực, pháp tu song thân, khi thảo luận về giáo nghĩa trọng tâm của phái Cách Lỗ ở chương dưới, bài viết này sẽ phân tích, thảo luận thêm, ở đây không nói tiếp nữa. IV. GIÁO NGHĨA CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG KHÔNG KHỚP VỚI NỘI DUNG CỦA PHẬT GIÁO Mật tông Tây Tạng tự cho rằng mình là Phật giáo Tạng truyền, hoằng truyền giáo pháp của Thế Tôn ở Tây Tạng, thế nhưng giáo nghĩa mà họ truyền bá lại không hoàn toàn là pháp mà Phật Đà từng tuyên thuyết. Về phương diện tu hành, một khi không hoàn toàn là pháp mà Phật Đà truyền dạy thì không phải là chân lý, không phải là giáo pháp của đạo Giải thoát. Trong giáo lý của Mật tông Tây Tạng, chỉ có các loại danh từ của Phật giáo dùng để bao bọc, đọc lên thì phảng phất có mùi vị Phật giáo, nhưng nếu như cẩn thận nghiên cứu nội dung của nó thì sẽ phát hiện, giáo nghĩa này khác biệt hoặc trái ngược với giáo pháp của Như Lai. Phần trên đã giới thiệu qua về sự hình thành và phát triển của các giáo phái của Phật giáo Tây Tạng và các đặc trưng chung của chúng, nhưng nội dung thuần túy thuộc về sự tướng bề ngoài, vẫn chưa nói đến giáo nghĩa cụ thể của các giáo phái. Do phái Cách Lỗ đến sau ngồi trước, hiện nay trở thành giáo phái lớn nhất, có sức ảnh hưởng nhất ở Mật tông Tây Tạng, xứng đáng là đại diện về mọi mặt của Phật giáo Tạng truyền, do đó, bài viết này sẽ phân tích và thảo luận thêm về một số nội dung quan trọng trong giáo nghĩa của phái này. Phương pháp trực tiếp và hiệu quả nhất chính là đem Mật tục (kinh điển) của phái Cách Lỗ so sánh với kinh Phật, làm nổi bật sự sai biệt giữa hai bên. 1. Giáo nghĩa của Mật tông Tây Tạng trái ngược với nội dung Ngũ giới của Phật giáo Mọi người đều biết, nội dung tu hành cơ bản của Phật giáo là quy y Tam Bảo, thụ trì Ngũ giới. Ngũ giới tức là không sát sinh, không tà dâm (người xuất gia bất dâm), không trộm cắp, không vọng ngữ, không uống rượu. Nhưng, đối với Mật tông Tây Tạng mà nói, đó chỉ là sự tu hành của Hiển giáo, sau khi thông đạt Hiển giáo mới có tư cách tu hành Mật giáo. Vào tu Mật, sau khi thụ giới Tam muội da mà chỉ riêng Mật giáo mới có, hành giả Mật tông không cần phải trì Ngũ giới, thậm chí phạm Ngũ giới cũng chẳng sao. Nội dung tu Mật này, thông thường các Lạt Ma, Thượng sư, Phật sống của Mật tông Tây Tạng sẽ không công khai giảng giải, chỉ có thể nhìn thấy ở các kinh điển cao cấp của Mật tông. Ví dụ, từ trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” – kinh điển cao cấp nhất do Tông Khách Ba - tổ sư phái Cách Lỗ biên soạn, chúng ta biết được người học Mật tông sau khi thụ giới Tam muội da lại ngang nhiên có thể phá Ngũ giới mà không sợ hãi. Tông Khách Ba nói: “Sau khi rõ quán đỉnh thứ ba trên thì dựa vào đó thực hành nghi lễ phần 2 trong phẩm thứ 10. Giới Tam muội da trong quán đỉnh này, như Đáp Nhật Già Bạt nói: ‘Ngươi có thể giết hữu tình, thụ dụng con gái của kẻ khác, không cho ngươi cứ lấy, tất cả nói vọng ngữ’”. (48) Còn về ăn thịt, uống rượu, đối với các Lạt Ma Tây Tạng mà nói, càng là chuyện thường tình mà thôi. Phật giáo truyền thống đưa ra ba loại giới luật nhằm vào đối tượng tu hành khác nhau và mục đích của anh ta: Người cư sĩ tại gia tu Nhân thừa thì phải thụ Ngũ giới; Nếu muốn tu Thiên thừa, ngoại trừ thụ trì Ngũ giới ra còn phải kiêm tu Thập thiện; Người xuất gia tu Thanh Văn thừa thì phải thụ trì giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni (còn gọi chung là Thanh Văn giới); Người muốn tu Bồ Tát thừa (không phân biệt tại gia hay xuất gia) đều phải thụ Bồ Tát giới (còn gọi là Thiên Phật giới, Nhất thiết Chúng sinh giới). Trong đó, sát giới là giới luật quan trọng nhất, đứng ở hàng đầu. Thế nhưng, người học Mật thụ trì giới Tam muội da lại có thể “sát sinh trước và sau, thanh tịnh không sinh tội” (49), dường như không có Nhân Quả nào để nói cả. Còn về vấn đề ăn thịt, người thụ Ngũ giới, Thanh Văn giới ăn thịt không phạm giới, nhưng điều cần chú ý là người thụ Ngũ giới chỉ có thể giữ được thân người trong kiếp sau, còn người thụ Thanh Văn giới tối đa chỉ có thể chứng được La Hán quả, không thể thành Phật. Người muốn thành Phật, trước hết nhất định phải thụ trì Bồ Tát giới, lấy đó làm điều kiện cơ bản, trong đó, nếu ăn thịt thì bị coi là phạm giới, như “kinh Phạm Võng” nói: “Nếu Phật tử cố tình ăn thịt, nhưng mà tất cả các loại thịt đểu không được ăn: vì người ăn thịt đoạn chủng tử Phật tính đại từ bi, tất thảy chúng sinh nhìn thấy đều bỏ đi, cho nên tất cả Bồ Tát đều không được ăn thịt mọi chúng sinh. Ăn thịt sẽ đắc vô lượng tội. Nếu người nào cố tình ăn, là phạm tội nhẹ”. (50) Lại nữa, trong “Kinh Lăng Nghiêm” cũng nói: “Lẽ nào sau khi Như Lai diệt độ, ăn thịt chúng sinh mà lại coi là Thích tử? Các ngươi nên biết: người ăn thịt mà vui vẻ trong lòng tựa Tam ma địa, đều là đại La Sát, sau khi xả báo tất trầm luân bể khổ sinh tử, không phải là Phật tử”. (51) Thế nhưng, người học Mật tự xưng có chứng lượng cao hơn Hiển giáo đều không thụ Bồ Tát giới, lại thường xuyên ăn thịt mà lại có thể “tức thân thành Phật”, “tức sinh thành Phật”, thậm chí xưa nay còn có rất nhiều Lạt Ma đã trở thành Phật sống, Pháp Vương (tên gọi khác của Phật Đà), hiển nhiên là không khớp với giáo nghĩa của Phật giáo truyền thống. Đạt Lai Lạt Ma từng nói về nguyên nhân ông ta ăn thịt hàng ngày trong cuốn sách tự truyện “Tự tại trong lưu vong” của ông ta như sau: [Đầu năm 1966, cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan đi vào hồi kết, tôi trở về Đạt Lan Sa La, bắt đầu nhiệt huyết ăn chay. Món ăn Tây Tạng rất ít khi không có thịt, vì thế đầu bếp phải trải qua một thời gian khá lâu mới học được cách làm thế nào không nấu thịt mà vẫn khiến cho món ăn thơm ngon, vừa miệng. Khi đó, bạn bè Ấn Độ cho tôi biết về tầm quan trọng của việc uống nhiều sữa bò và ăn các loại hạch nhân để bổ sung dinh dưỡng. Tôi gắng làm theo lời khuyên của họ, không ngờ 20 tháng sau thì mắc bệnh hoàng đản (vàng da) nghiêm trọng. Ngày đầu tiên tôi nôn rất nhiều, sau đó hai, ba tuần tôi hoàn toàn không có cảm giác thèm ăn, còn cảm thấy mệt mỏi vô cùng, động một chút là phải dùng sức mạnh toàn thân. Điều rõ rệt nhất là, da của tôi bị biến thành màu vàng nghệ, nhìn cứ như tượng Phật Đà! Trước đây có người nói rằng, Đạt Lai Lạt Ma như tù nhân trong cái lồng vàng, giai đoạn này thì cả cơ thể tôi đã biến thành màu vàng rồi. Lần này sau khi được chẩn đoán là bệnh viêm gan B, cuối cùng cũng đã đỡ rồi, nhưng tôi đã dùng một lượng lớn thuốc Tây Tạng. Tôi lại bắt đầu có cảm giác thèm ăn, bác sĩ bảo tôi ăn ít dầu mỡ, giảm ăn hạch nhân và sữa bò, đồng thời tôi buộc phải ăn thịt trở lại. Họ lo rằng đợt bệnh này đã gây ra tổn thương vĩnh viễn cho gan, vì thế mà rút ngắn tuổi thọ của tôi. Rất nhiều bác sĩ Ấn Độ mà tôi mời đến đều nói như vậy, vì thế tôi đành phải từ bỏ ăn chay một cách tâm không cam, tình không nguyện. Nay trừ những yêu cầu đặc biệt về mặt tu dưỡng tâm tính ra thì thường ngày tôi đều ăn chay.] (52) Kỳ thực, những lời nói trên đều là mượn cớ, vì các Lạt Ma Tây Tạng ăn thịt đã thành thói quen, hơn nữa lại là điều được phép trong tu Mật. Đây cũng là sự thực đã được Đạt Lai Lạt Ma từng thừa nhận: “Ở ngoài tam Mật, ăn mặn là điều cấm chỉ nghiêm ngặt. Nhưng trong Vô thượng Yoga, hành giả quả thực được khuyến khích ăn năm loại thịt và năm loại Cam lộ. Một hành giả viên mãn trong Vô thượng Yoga có thể dựa nhờ vào sức mạnh thiền định, chuyển hóa Ngũ nhục và Ngũ cam lộ trở thành đồ vật thanh tịnh, tiêu hóa chúng để tăng cường năng lượng hỉ lạc trong cơ thể”. (53) Theo mạng thông tấn Quỹ tôn giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma mục “Giải đáp vấn đề thường gặp”, khi trả lời bạn đọc, Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh một lần nữa: “Ba bộ dưới của Kim Cương thừa hoàn toàn cấm ăn thịt. Bộ Vô thượng Yoga có năm loại thịt, năm loại Cam lộ, nhưng quy định rất nghiêm khắc, người có chứng lượng cao thâm mới có thể ăn, nếu không là có hại.” (54) Cái gọi là “năm loại thịt, năm loại Cam lộ”, thượng sư Trần Kiện Dân nổi tiếng của Mật tông trong cuốn “Khúc quăng trai toàn tập (1)” đã đưa ra giải thích rất chi tiết và kinh người như sau: |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |