Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
ĐẶC ĐIỂM TU HÀNH CHUNG CỦA CÁC GIÁO PHÁI MẬT TÔNG TÂY TẠNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT CỦA HỌ SO VỚI PHẬT GIÁO – LẤY GIÁO NGHĨA PHÁI CÁCH LỖ LÀM VÍ DỤ -4 |
[Đồ vật nhất định phải đặt trong bảo bình Mật tông còn có năm loại thịt và năm loại Cam lộ. Năm loại Cam lộ nói rõ thế này: 1. Đại hương – phân người có mùi thơm. Hành giả có công đức thành tựu thì phân của ông ta sẽ có mùi thơm đàn hương; 2. Tiểu hương – nước tiểu người có mùi thơm. Hành giả có công đức thành tựu thì nước tiểu của ông ấy cũng thơm; 3. Não tủy - Hành giả Tây Tạng có công đức thành tựu thì sau khi chết sẽ làm thiên táng (điểu táng), não tủy của ông ấy sẽ được giữ lại; 4. Hồng Bồ Đề - trứng của Không Hành mẫu (kinh nguyệt của Phật mẫu), chứ không phải là của phụ nữ bình thường, hoặc dùng kinh nguyệt lần đầu của gái đồng trinh; 5. Bạch Bồ Đề - tinh trùng bi trí song vận bất lậu của hành giả Yoga có công đức thành tựu, chứng được Không tính xuất ra. Năm loại thịt là thịt voi, thịt ngựa, thịt người, thịt lợn và thịt chó.] (55) Khi giúp Lạt Ma Pháp Tôn nhuận cảo cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, Pháp sư Ấn Thuận cũng phát hiện ra pháp nghĩa bất bình thường này, cảm thấy rất kỳ quái, cho nên ông ta đã bình luận thêm về “năm loại thịt, năm loại cam lộ” của Mật tông Tây Tạng trong cuốn sách “Nghiên cứu Phật pháp bằng Phật pháp” của mình như sau: [Thời Phật tại thế, (các tỳ kheo) y giáo phụng hành, lấy thứ tối thắng nhất để cúng dường Phật. Sau thời Phật thì cũng chỉ cúng đèn, hương hoa mà thôi. Mật giáo thì lấy người sùng bái là quỷ thần. Đồ cúng cho họ có rượu thịt, có cái gọi là “Ngũ cam lộ”, tức là nước tiểu, phân, cốt tủy, nam tinh, nữ huyết. Lại còn có “Ngũ nhục” là thịt chó, bò, ngựa, voi và thịt người. Lấy những thứ này làm đồ cúng để cầu sự bảo hộ của Bản tôn, kể cũng kỳ quặc”.] (56) Qua đó có thể thấy, Đạt Lai Lạt Ma cũng đã rất thẳng thắn nói cho chúng ta biết, Phật tử tu học Hiển giáo thì không thể ăn thịt, nhưng nếu như đi vào học Mật, người có chứng lượng càng cao thì càng có tư cách để ăn thịt. Kỳ thực, Thanh Văn thừa trong Phật giáo cũng có thiện xảo phương tiện để tiếp dẫn chúng sinh học Phật, cho phép người xuất gia được ăn Tam tịnh nhục, Ngũ tịnh nhục, nhưng cũng quy định người xuất gia tuyệt đối không được phép ăn mười loại bất tịnh nhục là thịt người, voi, ngựa, rắn, chó, lừa, cáo, lợn, khỉ vượn, sư tử; còn nếu tu học Bồ Tát thừa thì đương nhiên không được ăn bất kỳ loại thịt nào. Thế nhưng, các thượng nhân như Đạt Lai Lạt Ma, Trần Kiện Dân lại cho phép và cổ vũ hành giả tu Mật ăn thịt chúng sinh gồm thịt chó, bò, ngựa, voi và thịt người, tự đoạn mất lòng từ bi mà còn cho rằng như thế mới là phương pháp tu hành cao cấp. Còn về vấn đề Lạt Ma uống rượu, Tông Khách Ba trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” cho rằng rượu là một loại phương tiện trong tu Mật, hơn nữa loại có thể khiến cho hành giả uống say cũng được. Ông ta nói: [“Man luận” và “Giáo thụ huệ luận” nói dùng mì, đậu, thịt, cá, cháo, bánh, rượu, nước, hành, tỏi, sữa bò… “Kinh Khế hợp” nói rằng: “Các đồ cúng yoga, các đồ ăn thịt cá, rượu phụ trợ theo nhu cầu, đồ có thể gây say cũng được…” Câu thứ ba lời giải thích nói rằng “rượu có thể khiến cho vui vẻ”. Nếu có đồ ăn là thịt và cá thì bày hai bên trái phải. Với đồ cần làm sạch bằng Ngũ cam lộ, “Giáo thụ huệ” nói hoặc dùng Cam lộ hoàn hoặc tu thành Cam lộ để làm sạch nó”.] (57) Người kế thừa xuất sắc của Tông Khách Ba – Đạt Lai Lạt Ma cũng cho rằng, cao tăng tu Mật có thể dùng rượu thịt để vận dụng vào tu hành, do đó, ông ta viết trong cuốn “Bài học đầu tiên của tu hành” rằng: [Có một cao nhân Yoga Tây Tạng, khi ông ta bị người khác phê bình chuyện ăn thịt và uống bia, ông ấy nói đó là đồ cúng Bản tôn ở Đàn thành. Hành giả Mật tục như thế đã quán tưởng mình thành Bản tôn, trong một Đàn thành hoàn chỉnh, lĩnh ngộ đến Bản tôn cứu cánh chính là Lạc cứu cánh, cũng có nghĩa là sự Vô nhị (không hai) giữa Lạc và Không tính…Người tu hành như thế không những có thể dùng thịt và mỹ tửu với mục đích tâm linh, thậm chí còn có thể dùng phân và nước tiểu của con người để dùng với mục đích tâm linh.] (58) Trên thực tế, các Lạt Ma ăn thịt, uống rượu là hiện tượng phổ biến, không chỉ lúc tu hành, cúng dường mới ăn uống, mà còn công khai ăn thịt, uống rượu trong cuộc sống bình thường. Đại sư Thái Hư đã nhìn thấu sự thực này, cho nên trong cuốn “Xu thế phục hưng của Mật tông thời nay ở Trung Quốc”, ông đã không khỏi cảm thán và cực lực phê phán: [Lại nữa, các Lạt Ma Tạng – Mông đến Trung Hoa truyền Mật pháp, ăn mặc như người thế tục, rượu thịt công khai, cái nghi lễ mà nước ta gọi là tăng bảo lại coi không ra gì! Những người đề xướng thì mê sùng rất nặng, Trước hết phải dẹp bỏ cái tâm phân biệt thật giả thị phi…Lại nữa, tục nhân thế gian ăn thịt thì khuyên họ ăn chay, mà lại vọng xưng là lớp Lạt Ma Phật sống, hàng ngày không sát sinh thì không no bụng, lại bảo nhờ sát sinh đó có thể khiến con vật được giải thoát. Ô hô! Đó chẳng phải là ngoại đạo sát sinh, thờ thần ở Ấn Độ ư? Nếu đúng là vậy, thì những Lạt Ma đó trước tiên nên sát hại lẫn nhau để đạt giải thoát, còn những kẻ mù quáng chạy theo trước hết cũng nên mời Lạt Ma giết mình để ăn thịt, sao lại còn mặt dầy xu nịnh đánh chén ở nhân gian? Hừ! Dựa vào đó mà tu, chưa thấy chế độ thực của Mật pháp, chưa thấy đắc diệu quả, chỉ thấy sự tôn nghiêm của Phật chế Tổ quy bị quét đổ, di hại nhân tâm, vô cùng nguy hiểm và đáng sợ!] (59) Thông thường mà nói, trong xã hội hiện đại, các Lạt Ma không trực tiếp giết mổ động vật, cùng lắm thì đi chợ mua thịt, vì thế họ không cảm thấy ăn thịt là có tội, thậm chí còn cho rằng đó là một loại phương tiện để kết duyên với chúng sinh, như pháp sư Thánh Nghiêm viết trong cuốn “Lịch sử Phật giáo Tây Tạng”: [Vì tư tưởng không coi trọng nhục thể này, Tây Tạng tuy cũng cùng là Phật giáo Đại thừa, nhưng không bằng Phật giáo Trung Quốc chủ trương ăn chay. Điều thứ ba của “Phạm võng Bồ Tát giới kinh giới” của Trung Quốc viết rõ quy định “Tất cả mọi loại thịt đều không được ăn, vì sẽ đoạn chủng tử đại từ bi”, “Không được ăn tất cả mọi loại thịt chúng sinh, ăn thịt mắc vô lượng tội”. Điều thứ 20 còn nói: “Người sát sinh để ăn thịt, tức là giết cha mẹ ta vậy”. Thế nhưng Phật giáo Tây Tạng thì không như vậy, họ cho rằng người tu hành ăn thịt chúng sinh là để kết duyên với chúng sinh bị ăn thịt, ăn thịt chúng mà đến tu trì Phật pháp, thịt của chúng tuy đã bị ăn, nhưng thần thức vì thế mà được siêu thoát, cho nên ăn thịt không có tội. Có điều, họ không tự mình sát sinh. Việc giết mổ bò dê là nghề của tiện dân và tín đồ sống ở Tây Tạng.] (60) Qua đó có thể thấy, các Lạt Ma đang học Mật thật sự có một bộ giáo nghĩa riêng về mặt tu đạo, cho phép hành giả có thể sát sinh, ăn thịt, uống rượu…Những giáo nghĩa này hiển nhiên là không phù hợp với giới luật căn bản của Phật giáo. Phần dưới bài viết này sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề các Lạt Ma Mật tông Tây Tạng lấy hành dâm làm pháp môn tu đạo. 2. Mật tông Tây Tạng lấy song thân pháp làm pháp môn tu hành Phàm là đệ tử Phật, mọi người đều biết một trong những giáo nghĩa căn bản của Phật Đà là không tà dâm, người xuất gia thì không được phép hành dâm, bởi vì tham dục, đặc biệt là ái dục nam nữ là nguyên nhân căn bản khiến chúng sinh luân hồi sinh tử. Nếu hành giả muốn được giải thoát, lìa khỏi cái khổ Tam giới, nhất định phải tránh xa nam nữ dục. Chính vì thế mà Phật trong “Kinh Lăng Nghiêm”đặc biệt tuyên thuyết: [Nếu chúng sinh lục đạo ở các thế giới, tâm họ bất dâm, thì không đọa vào sinh tử luân hồi. Các ngươi tu Tam muội, vốn lìa trần lao, dâm tâm không trừ, không thể lìa trần… Vì thế, A Nan! Nếu người nào không đoạn trừ dâm mà tu thiền định, như nấu cát đá mà đòi chín thành cơm, qua trăm ngàn kiếp chỉ thành cát nóng. Vì sao vậy? Vì đó không phải là gốc của cơm, làm từ cát đá mà thôi. Ngươi lấy dâm thân mà cầu Phật diệu quả, không đạt được diệu ngộ, đều do gốc dâm. Tội dâm có từ gốc, phải luân chuyển tam ác đồ không thể thoát ra, thì Niết Bàn Như Lai tu chứng bằng đường nào? Ắt phải đoạn hết thân dâm và tâm dâm, cái đoạn ấy cũng không còn, thì mới có hy vọng đắc Phật Bồ Đề. Nói như ta nói, gọi là Phật nói, nói không như thế là Ba tuần nói.] (61) Thế nhưng, Mật tông Tây Tạng lại lấy nam nữ song tu làm pháp môn tu hành, cho rằng thông qua nam nữ hợp tu có thể khiến cho hành giả Mật tông “tức thân thành Phật”. Mà pháp nam nữ song tu này (còn gọi là song thân pháp, tình dục Tantra, Vô thượng Yoga) lại bắt nguồn từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo như phần trên đã nói. Lý Ký Thành và Cố Thụ Khang từng nêu ra quan điểm của họ trong cuốn “Nghệ thuật Mật tông của Phật giáo Tây Tạng” như sau: [Cùng với sự xuất hiện của song thân tu pháp, thêm vào đó loại pháp tu này chỉ do thầy trò đơn truyền, không tuyên giảng công khai, cho nên lại sinh ra một loạt các thuật ngữ bí mật có tính tượng trưng, sử dụng trong pháp tu. Ví dụ như lấy “Kim Cương” biểu thị dương vật, lấy “hoa sen” ám chỉ âm hộ, lấy “Nhập Tam muội da” chỉ quan hệ nam nữ, vân vân. Song thân tu pháp và tư tưởng Đại Lạc đến từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo.] (62) Trong giáo nghĩa của Mật tông Tây Tạng, Vô thượng Yoga chính là thứ tự tu hành cao nhất, tức thông qua giao hợp nam nữ để sinh ra cái “Đại Lạc”, khiến cho các Lạt Ma, thượng sư tu Mật có thể nhanh chóng đạt đến “Phật quả”. Pháp sư Thánh Nghiêm giải thích cho chúng ta bí mật của Mật tông Tây Tạng như sau: [Tư tưởng chủ yếu của Vô thượng du già Mật chính là “Đại Lạc”, cũng có nghĩa vứt bỏ giới luật, lấy uống rượu, ăn thịt, hành dâm…để thành tựu hành trì Phật đạo tối thượng. Nó chia thành ba loại Phụ Mật, Mẫu Mật và vô nhị Mật, trong đó Phụ Mật là chỉ thứ mà các kinh “Nhất thiết Như Lai Kim Cương tam nghiệp tối thượng bí mật đại giáo vương kinh”, “Thanh y Kim Cương thủ đại bạo ác lạc xoa kim diệm bản tục”, “Vô nhị bình đẳng tối thượng du già đại giáo vương kinh” nói đến. Mẫu Mật là những nghi quỹ nói trong “Đại bi không trí Kim Cương đại giáo vương nghi quỹ kinh” và “Không hành mẫu”. Còn vô nhị Mật là chỉ những pháp nói trong “Cát tường luân bản tục vương”, trong đó đa số là do những người như Lâm Thị Tang Pha thỉnh về và dịch mới, đặc biệt là giáo nghĩa của Thời luân Kim Cương, là sản phẩm cuối cùng của Mật thừa Ấn Độ, cũng là pháp môn tối thượng của Mật thừa, đó đều là nghĩa thâm sâu của bí mật cứu cánh.] (63) Những điều nói trên kỳ thực chỉ là lời của người không học Mật, có thể vẫn khiến người ta nghi ngờ về tính chân thực của nó. Nhưng Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 từng thừa nhận song thân pháp chính là một phương thực tu hành đặc biệt của Mật tông Tây Tạng. Ông ta nói: “Do bản chất nhục thể của chúng ta như thế, những thay đổi về tầng thứ ý thức mới phát sinh. Mà trong đó, cái ý thức mãnh liệt nhất, hành giả có thể tăng cường vận dụng được, nó xảy ra đương lúc hành phòng (quan hệ tình dục). Vì thế, song tu là một loại pháp môn của đạo Mật thừa”. (64) Trong pháp môn này, nam diễn viên chính là Thượng sư, Lạt Ma, còn gọi là Phật phụ hay Dũng phụ, còn nữ diễn viên chính được đặt cho cái tên mỹ miều là Phật mẫu, Không hành mẫu, Minh phi, Hợi mẫu… nhưng Đạt Lai Lạt Ma thường dùng từ “bạn tình” trong sách để chỉ danh. Ông ta thường nói: “Theo phái Tân Dịch, tu chân ngôn bí mật đến một trình độ nào đó, hành giả sẽ tu pháp đặc biệt, như lợi dụng bạn tình, đi săn…”(65) Đây là lời nói sớm nhất của Đạt Lai Lạt Ma, sau này ông ta còn viết lại trong các cuốn sách khác nữa, hiển nhiên không phải là một sự viết sai thông thường. (66) Điều đáng chú ý là, pháp môn tu hành này không phải hành giả học Mật nào cũng có thể tu luyện, mà buộc phải đạt đến một trình độ cao thâm nào đó thì mới đủ tư cách hợp tu song vận với Minh phi, thì mới coi là không phạm giới, nếu không thì chỉ là hành vi tình dục bình thường của người thế tục mà thôi. Do đó, Đạt Lai Lạt Ma lại nói: [Đối với tín đồ Phật giáo mà nói, nếu như hành giả còn được trí tuệ và từ bi kiên định, thì có thể vận dụng tình dục vào đạo tu hành, bởi vì việc này có thể dẫn khởi tạo ra sức chuyên chú cực lớn của Ý thức, mục đích là vì hiển thị và kéo dài tầng lớp sâu hơn nữa của tâm (trước đây đã từng miêu tả trong quá trình tử vong), nhằm vận dụng sức mạnh vào việc tăng cường sự lĩnh ngộ Không tính. Nếu không thì chỉ là quan hệ tình dục, hoàn toàn không liên quan gì đến tu hành tâm linh. Khi một người đã đạt đến giai đoạn rất cao về mặt động cơ và tu hành trí tuệ, vậy thì cho dù là giao hợp lưỡng tính hay thông thường gọi là quan hệ tình dục, cũng không giảm tổn hành vi thuần khiết của người này. Hành giả yoga đã đạt đến trình độ rất cao trên đạo tu hành, anh ta hoàn toàn có tư cách thực hành song tu, mà người xuất gia có được năng lực như vậy có thể duy trì được giới luật của anh ta.] (67) Những lời này hoàn toàn khớp với câu “Ba bộ dưới của Kim Cương thừa hoàn toàn cấm ăn thịt. Bộ Vô thượng Yoga có năm loại thịt, năm loại Cam lộ, nhưng quy định rất nghiêm khắc, người có chứng lượng cao thâm mới có thể ăn, nếu không là có hại” đã nói ở trên. Ngoài ra, người học Mật tông không có từ bi và trí tuệ tuyệt đối không thể đạt được cảnh giới chứng ngộ thông qua song thân pháp, như Đạt Lai Lạt Ma nói trong sách rằng: “Người tu hành có từ bi và trí tuệ kiên định, có thể vận dụng tình dục trên đạo tu hành, lấy tình dục làm phương pháp chuyên chú ý thức mãnh liệt nhất, sau đó hiển hiện ra Tâm trong suốt vốn có. Mục đích là để thực chứng và kéo dài tầng sâu hơn nữa của tâm, sau đó dùng sức mạnh này tăng cường sự liễu ngộ Không tính”. (68) Vậy thì, Mật tông Tây Tạng với đại diện là phái Cách Lỗ tu song thân pháp thì có gì khác với quan hệ tình dục bình thường? Đạt Lai Lạt Ma nói rất rõ cho chúng ta biết: [Còn về uống rượu, ăn thịt và giao hợp nam nữ, chỉ có ở Vô thượng Yoga mới giảng đến, ba bộ khác đều không có. Trong Vô thượng Yoga, có nói đến vấn đề uống rượu, ăn thịt, mà điều này thì có liên quan đến giao hợp nam nữ. Trong đó nói đến vấn đề chính yếu nhất, chính là vấn đề giao hợp nam nữ, cũng chính là vấn đề song thân. Với người luyện yoga mà nói, nếu anh ta là nam, người mà anh ta phải nương dựa vào là Phật mẫu, nếu người luyện yoga là nữ thì đối tượng cô ta phải dựa vào là Phật phụ. Cũng có nghĩa là Phật phụ, Phật mẫu phải nương dựa lẫn nhau. Vì sao vậy? Bởi vì sau khi trải qua kết giao thân thể, ý thức phần thô và luồng khí sẽ dần dần hoàn hoãn lắng xuống, dần dần biến mất! Để đạt đến mục đích cứu cánh nhất, cho nên anh ta phải sinh ra Đại Lạc thì mới có biện pháp, để có thể duy trì mãi mãi cái Đại Lạc này, cho nên tinh dịch của anh ta tuyệt đối không được rớt ra ngoài, một giọt cũng không được rớt ra, anh ta có biện pháp để vận dụng cái tinh dịch ấy! Giả sử khi anh ta đang hành song thân pháp, mà xuất tinh ra, thì anh ta phải có biện pháp thu hồi nó không mất một giọt nào, nếu không là làm trái với phạm hạnh, tức là phạm vào tội lớn.] (69) |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |