Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
ĐẶC ĐIỂM TU HÀNH CHUNG CỦA CÁC GIÁO PHÁI MẬT TÔNG TÂY TẠNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT CỦA HỌ SO VỚI PHẬT GIÁO – LẤY GIÁO NGHĨA PHÁI CÁCH LỖ LÀM VÍ DỤ -5 |
Cái biện pháp “để có thể duy trì mãi mãi cái Đại Lạc này, cho nên tinh dịch của anh ta tuyệt đối không được rớt ra ngoài, một giọt cũng không được rớt ra” mà Đạt Lai Lạt Ma nói chính là vận dụng khí công và định lực. Vì thế, các Lạt Ma trước khi thực tu (làm thật) tình dục Tantra song thân pháp, đều ra sức tu luyện Trung mạch, khí công, Bảo bình…, mục đích chính là để không xuất tinh khi giao hợp với Phật mẫu. (70) Pháp vương tối cao của Mật tông Tây Tạng trong cuốn sách “Giải thích tâm và mộng” nói rằng: [Có ba phương thức có làm thể thay đổi sự sản sinh khí trong cơ thể. Loại thứ nhất thuần túy là quá trình sinh lý tự nhiên, đây là sự phân giải các nguyên tố khác nhau, bao gồm Địa đại (tính kiên cố), Thủy đại (tính lưu động), Hỏa đại (tính nóng), Phong đại (tính động tác). Trong quá trình ngủ và chết, những nguyên tố này sẽ tự xuất hiện, không thể nào kiểm soát được. Một sự thay đổi tương tự khí khác là kết quả tu thiền đặc định, chú yếu thông qua chuyên chú và tưởng tượng. Việc này có thể khiến cho tâm thức từ thô nặng chuyển sang tầng thứ vi tế, dẫn đến sự thay đổi trong việc sinh khí. Loại thứ ba chính là gặp ở hành vi tình dục. Có điều, sự giao cấu của người bình thường sẽ không thể nào đạt được sự di động của loại năng lượng này và sự thay đổi tầng thứ thô tế của ý thức. Duy chỉ có gặp ở tu trì đặc định, kiểm soát sự lưu động của dịch sinh dục khi quan hệ tình dục thì mới có khả năng xảy ra, nam nữ đều như vậy.] (71) Cái gọi là “kiểm soát sự lưu động của dịch sinh dục” xem ra chỉ là pháp môn bế tinh trong thuật phòng trung (của Đạo giáo), kỳ thực không phải như vậy. Điểm khác biệt ở chỗ, hành giả Mật tông không những có thể phòng chống việc xuất tinh sớm, kéo dài thời gian xuất tinh, mà còn có thể khiến cho tinh dịch đi ngược, tùy ý thăng giáng trong cơ thể. Công phu của họ quả thực khiến người ta khó có thể tưởng tượng được. Đạt Lai Lạt Ma giải thích tiếp: [Ví dụ, nam nữ bình thường thực hiện quan hệ tình dục, sự di động của dịch sinh dục của họ rất rất khác so với du già sĩ và du già nữ chứng đắc cao thực hiện hành vi tình dục. Cho dù cấu tạo sinh lý của người nam và người nữ hoàn toàn khác nhau, nhưng từ khi dịch sinh dục bắt đầu chảy xuống đến một bộ phận đặc định nào đó, có lẽ vẫn có chỗ giống nhau. Trong hành vi tình dục của người bình thường và hành vi tình dục của người tu hành Mật tục chứng đắc cao, dịch sinh dục đều chảy đến bộ phận sinh dục, khác nhau ở chỗ là liệu có thể kiểm soát được sự lưu động của dịch sinh dục đó hay không. Người tu hành Mật tục được yêu cầu buộc phải kiểm soát sự lưu động của chất dịch sinh dục, cho nên người tu hành giàu kinh nghiệm, thậm chí anh ta có thể khiến cho dịch sinh dục chảy ngược, cho dù khi nó đã chạy đến đầu chót bộ phận sinh dục thì cũng không ngoại lệ. Người tu hành thiếu kinh nghiệm phong phú thì chỉ có thể khiến cho nó chảy ngược khi còn cách đầu chót bộ phận sinh dục một đoạn xa, bởi vì nếu như dịch sinh dục chảy đến vị trí quá gần đầu chót thì sẽ khó khống chế. Có phương pháp có thể huấn luyện sức kiểm soát này, đó là lấy ống hút cắm vào bộ phận sinh dục, du già sĩ (nam) trước hết hút nước lên qua ống hút, sau đó hút sữa bò, nhờ đó mà tăng cường năng lực nghịch hành dịch sinh dục khi quan hệ tình dục. Người tu hành giàu kinh nghiệm không chỉ có thể khiến dịch sinh dục chảy ngược ở vị trí rất thấp, mà còn có thể khiến cho dịch sinh dục chảy ngược lên vị trí đỉnh chót, tức là nơi dịch sinh dục chảy xuống ban đầu.] (72) Đối với một hành giả tu Mật mà nói, khi nam nữ song tu càng có thể kéo dài thời gian cực khoái tình dục, thì anh ta càng có cơ hội lợi dụng và đạt được mục đích chứng ngộ Không tính, vì thế mà Đạt Lai Lạt Ma mới nói: [Mà cảm thụ mạnh nhất chính là lúc đạt cực khoái tình dục. Đây là một trong những nguyên nhân mà việc tu tập Đại Lạc (Practice bliss) sở dĩ nằm trong Mật tục yoga tối cao. Người bình thường hay có rất nhiều sự hiểu lầm về tình dục và các ẩn dụ khác trong Mật tục Vô thượng yoga (Anuttara yoga tantra). Lý do thực sự của sự ẩn dụ tình dục, hoàn toàn là vì trong tình huống bốn loại Quang minh xuất hiện thì cực khoái tình dục là mãnh liệt nhất. Vì thế sự ẩn dụ này mới dùng trong tĩnh tọa, để kéo dài kinh nghiệm Quang minh xuất hiện, hoặc khiến nó càng rõ ràng trong sáng, mục đích là ở đó. Khi đạt cơn cực khoái tình dục, bởi vì kinh nghiệm xuất hiện Quang minh khá dài lâu, do đó anh cũng có khá nhiều cơ hội để tăng cường lợi dụng.] (73) Kỹ thuật đặc biệt kiểm soát dịch sinh dục của Lạt Ma, Thượng sư Mật tông Tây Tạng này là nhằm đạt đến Đại Lạc vĩnh hằng của cực khoái tình dục, từ đó có thể chứng ngộ, thành “Phật”. Nếu như không tu tập theo thứ tự tu hành của Vô thượng Yoga, thì mãi mãi chỉ là quan hệ tình dục của phàm phu bình thường mà thôi, như giáo chủ của phái Cách Lỗ nói: “Khi đạt cực khoái tình dục, thông qua kỹ xảo chuyên chú đặc biệt, hành giả có năng lực có thể kéo dài trạng thái đó thật sâu, vi tế và đủ lực, rồi lợi dụng nó để liễu ngộ Không tính. Thế như, nếu chỉ thực hiện quan hệ tình dục trong trạng thái tinh thần của phàm phu thì không có bất cứ lợi ích gì”. (74) Có thể nói, “Chứng ngộ Không tính”, “tức thân thành Phật” của Mật tông Tây Tạng đều phải dựa vào song thân pháp để tu hành, dù là quán tưởng tu ở thời kỳ đầu hay là tu thực thể ở thời kỳ sau, đều không tách rời khỏi pháp tu song thân của Phật phụ và Phật mẫu, như Đạt Lai Lạt Ma từng xác nhận: [Dựa vào giải thích của Mật tục, kinh nghiệm về Lạc có được từ ba tình huống: Thứ nhất là (Lạc) phóng tinh, thứ hai là (Lạc) tinh dịch di động trong mạch, thứ ba là cái Lạc vĩnh hằng bất biến. Việc tu hành của Mật tục là lợi dụng hai loại Lạc sau để chứng ngộ Không tính. Bởi vì phương pháp lợi dụng Lạc để chứng ngộ Không tính vô cùng quan trọng, cho nên chúng ta phát hiện Phật mà Vô thượng Yoga liên tục quán tưởng đều giao hợp với Minh phi.] (75) Những lời nói trên đây của Đạt Lai Lạt Ma kỳ thực đều là kế thừa từ giáo nghĩa của tổ sư phái Cách Lỗ - Tông Khách Ba. Trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, Tông Khách Ba đã đem phương pháp và thứ tự tu hành của song thân pháp chia thành bốn bộ gồm Sự bộ, Hành bộ, Du già (Yoga) bộ, Vô thượng Yoga bộ. Cả bốn bộ này đều lợi dụng Đại Lạc đạt được từ nam nữ song tu để vận dụng vào tu đạo. Hành giả Mật tông thông qua Đại Lạc sinh ra từ thứ tự tu hành này, phối hợp với Không du già và Bản tôn du già là có thể chứng ngộ Không tính. Vì thế, người tu Mật nếu muốn nhanh chóng “chứng ngộ Không tính”, “tức thân thành Phật” thì bắt buộc phải tu song thân pháp, cùng Phật mẫu thực thể - nữ hành giả Mật tông thực hành Lạc Không song vận, như Tông Khách Ba từng dạy: [(nếu) vứt bỏ Minh phi đầy đủ các tướng, mà dùng các phương tiện khác thì không thể tốc hành thành Phật. Đáp Nhật Già Bạt nói có thể thanh tịnh tam thú (ba đường), ý là tam thú nhờ đây mà thanh tịnh, vì thế các ngươi không nên xa lìa Minh phi này. Từ Minh phi đầy đủ các tướng tu hành Đại Lạc tam ma địa, là tất cả Phật vô thượng Minh phi cấm hành…Nghĩa của từ “cấm hành” là chỉ việc để đắc tất cả Như Lai tất địa, nên quyết định phải làm”.] (76) Chủ trương lấy song thân pháp Vô thượng Yoga để thành tựu Phật đạo của Đạt Lai Lạt Ma cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung của Mật điển “Na Lạc lục pháp” mà năm xưa tổ sư Tông Khách Ba hết mực tôn sùng, ví dụ như: “Chư Phật ở Kim Cương thừa trong Đàn thành đều ôm lấy Minh phi, tức là song thân đó. Người tu pháp thành công, trước hết phải tu đơn thân (một mình), sau đó không ai là không tu song thân” (77), “hành giả nếu có thể tu tập kiên định, thì khi ôm Minh mẫu, cho dù tinh dịch sắp xuất ra ngoài, chỉ cần vỗ đập một tiếng là có thể lập tức bế tinh, khiến nó không thể xuất ra. Nếu có thể giao hợp với Minh mẫu mà không xuất tinh, thì chắc chắn thành Phật”. (78) Pháp môn tu hành này không hề được tìm thấy trong kinh điển Đại, Tiểu thừa, nên có thể thấy đó là pháp môn chỉ có duy nhất ở Mật tông Tây Tạng. Phần trên đã nói, Liên Hoa Sinh được coi là giáo chủ chung của các giáo phái Mật tông Tây Tạng, nguyên nhân chính là các chi phái này đều tu luyện song thân pháp. Mà pháp tu song thân này xuất hiện sớm nhất ở cuốn sách “Hợi mẫu thậm thâm dẫn đạo” của Liên Hoa Sinh. (79) Thượng sư nổi tiếng của phái Cát Cử Trần Kiện Dân trong cuốn sách “Khúc quăng trai toàn tập (3)” đã từng chú dẫn nội dung pháp tu song thân từ cuốn “Hợi mẫu thậm thâm dẫn đạo” của Liên Hoa Sinh như sau: [Thực hành pháp tu trong lều tranh yên tĩnh nơi không có người nhìn trộm, để bạn tu tắm rửa trang nghiêm, xức dầu thơm, đeo túi thơm, rồi bắt đầu mời Dũng phụ và Không hành mẫu ra. Tiếp theo, duỗi chân mình trên đùi Minh mẫu có đầy đủ các tướng, cùng ôm hôn, lấy tay vuốt ve miệng môi lưỡi, bóp hai vú; hoặc nhìn ngắm liên (âm hộ) và chùy (dương vật) của nhau, đặt chùy lên tay của Minh mẫu, cố gắng biểu thị phương tiện sinh Lạc. Đúng lúc tác nghiệp (giao hợp), nếu sinh tham dục, thì cần liễu đạt tới Tự tính của mình, tức diệu dụng của Pháp thân pháp, nghĩa là nhận thức được Tự tính, Bản lai diện mục trên cái tham, mà định được trên bản diện, khi đó cái tham dục bình thường sẽ tự nhiên bị phá hủy. Đó là phương tiện hiển hiện Đại Lạc từ tham dục, cho nên cần tinh tấn cần cù tu trì.] (80) Không chỉ như vậy, trong cuốn “Hợi mẫu thậm thâm dẫn đạo”, Liên Hoa Sinh còn trình bày chi tiết về nội dung 64 chiêu thức và các tư thế tình dục thực tế trong nam nữ song tu, có thể nói là bộ sách đại toàn về kỹ năng quan hệ tình dục nam nữ. Vì hạn chế chương tiết, bài viết này chỉ có thể trích lục một phần trong đó ra như sau: [Trò chơi song vận cơ bản có 8 chiêu, trong mỗi 8 chiêu lại có 8 thức, thành 64 thức. 8 chiêu cơ bản là: 1. Cận hiệp (tiếp cận); 2. Vẫn hợp (hôn môi); 3. Chỉ lộng (nghịch tay); 4. Xỉ ngoạn (chơi bằng răng); 5. Liên hí (nghịch hoa sen); 6. Thanh vận (âm thanh); 7. Nhục cảm (khoái cảm cơ thể); 8. Điên loan (tư thế đảo lộn)… Trong Điên loan, nếu cơ thể người nam quá to nặng, người nữ không thể chịu nổi sức nặng thì phải đảo lộn tư thế, nữ đổi thành nam, làm theo như sau: (1) Nhảy vọt đi nhanh gọi là Chạy; (2) Dừng lâu rút chậm là Án; (3) Đùi quấn vào nhau, bụng người nữ như bánh xe xoay chuyển, gọi là Triển; (4) Đùi gót người nam quấn vào nhau, nam bị hơi động cựa ở dưới, gọi là Sàng; (5) Người nam nghỉ ngơi gọi là Đán; (6) Người nam hoàn toàn bất động, người nữ từ từ làm, gọi là Thoa; (7) Chân tay nam duỗi thẳng, gọi là Túy; (8) Người nữ ngồi ngược xoay lưng lại, hành từ trên, gọi là Kiều. 64 thức nói trên, tùy ham muốn mà thực hành, để nhập vào Không Lạc.] (81) Điều đáng nói là, Lạt Ma Tây Tạng Gedün Chopel (1905-1951) năm 1938 từng viết một cuốn sách có tên là “Dục kinh Tây Tạng”, bên trong giới thiệu hàng loạt thuật phòng the tình dục nam nữ. Ông Jeffrey Hopkins đã đem cuốn sách này dịch sang tiếng Anh với tiêu đề “Tibetan Arts of Love”, đồng thời chỉ ra rằng nội dung của “Dục kinh Tây Tạng” chủ yếu lấy tư liệu từ cuốn “Ái Kinh (Kama Sutra)” nổi tiếng của Ấn Độ. Căn cứ vào phần giới thiệu nội dung của “Dục kinh Tây Tạng”: “Sách của ông ấy đã trình bày một cách rõ nét, chi tiết 64 loại nghệ thuật tình dục, chia thành trò chơi tình ái gồm 8 loại lớn – ôm ấp, hôn môi, nắn bóp, cắn, di động vào ra, tiếng rên rỉ, chuyển đổi vai trò, tư thế giao hoan. Tiêu điểm hình nhi thượng của nó là: hỉ lạc tình dục là con đường kinh nghiệm tâm linh thông đạt đến Tự tính căn bản” (82), chúng ta có thể một lần nữa xác nhận pháp môn song thân pháp của Mật tông Tây Tạng bắt nguồn từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo rồi. Sự đặc sắc của tu hành trong Mật tông Tây Tạng còn thể hiện ở trì chú, khí công, yoga, quán đỉnh, quán tưởng, các loại nghi lễ…, nhưng nội dung của nó không có cái nào không liên quan đến nam nữ song thân pháp. Vì hạn chế về chương tiết, nên bài viết này chỉ có thể đề cập một cách đơn giản đến phần cốt lõi nhất, cũng đủ để cho mọi người thấy sự khác biệt giữa Phật pháp Đại, Tiểu thừa và Mật tông Tây Tạng rồi. V. KẾT LUẬN Mật tông Tây Tạng từ thế kỷ 7 bắt đầu tiếp xúc sơ bộ với Phật giáo, nhưng chủ yếu thông qua con đường giao lưu văn hóa với triều Đường. Cho đến nửa thế kỷ thứ 8 trở về sau, sự kiện nhóm người Liên Hoa Sinh vào Tạng đã đánh dấu chính thức Phật giáo bắt đầu truyền vào Tây Tạng. Lúc này, Phật giáo Ấn Độ đã bước vào giai đoạn cuối của thời kỳ Tượng pháp, dường như không còn vị thuần chất nữa rồi. Do đó, khi Phật giáo truyền bá đến Tây Tạng, giáo nghĩa của nó đã xen tạp các thành phần của phái Tính Lực thuộc Ấn Độ giáo, sau khi kết hợp với Bôn giáo bản địa Tây Tạng thì dần dần hình thành nên cái gọi là “Lạt Ma giáo”, còn gọi là Phật giáo Tạng truyền. Đến giữa thế kỷ thứ 11, A Để Hạp từ Băng La Đét sang Tây Tạng thành lập phái Cát Đương, đánh dấu cục diện phân tông lập phái của Mật tông Tây Tạng. Trong số mấy chục chi phái, các giáo phái Ninh Mã (Hồng giáo), Cách Lỗ (Hoàng giáo), Tát Già (Hoa giáo), Cát Cử (Bạch giáo) được coi là bốn phái lớn của Mật tông Tây Tạng, trong đó Hoàng giáo thành lập muộn nhất vào thế kỷ thứ 15, nhưng lại đến sau ngồi trên, thế lực vô cùng lớn mạnh, ảnh hưởng cho đến tận ngày nay, trở thành đại diện ưu tú nhất của Mật tông Tây Tạng. Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của Mật tông Tây Tạng, bài viết này phát hiện ra rằng các chi phái tuy rất nhiều, nhưng hình thức và nội dung của chúng đều là giống nhiều khác ít. Về mặt hình thức, các chi phái có hai đặc điểm chung. Thứ nhất, các chi phái đều có liên quan ít nhiều đến Bôn giáo. Bởi vì Bôn giáo là tôn giáo nguyên thủy ở đất Tạng, cho nên các chi phái đều có các thành phần như trì chú, sùng bái quỷ thần, nghi thức cầu cúng…, thậm chí còn đem quỷ thần của Tây Tạng làm thần hộ pháp của Phật giáo Tạng truyền. Thứ hai, các chi phái đều áp dụng chế độ Phật sống chuyển thế để duy trì quyền lực và địa vị của thủ lĩnh chính giáo hợp nhất. Phật sống chuyển thế bắt đầu từ phái Cát Mã Cát Cử vào thế kỷ thứ 13, là quan niệm mà Phật giáo vốn không hề có, nhưng lại được các chi phái khác bắt chước và áp dụng theo cho đến ngày nay. Điều đáng chú ý là, chế độ Phật sống chuyển thế luôn bị chính quyền Nguyên, Minh, Thanh, Trung Hoa Dân Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thao túng, đặc biệt là từ đời Thanh Càn Long đến nay, chính phủ Trung Quốc đều ban hành các biện pháp quản lý liên quan đến Phật sống chuyển thế của Phật giáo Tạng truyền. Căn cứ nghiên cứu của các học giả, bài viết này phát hiện rằng giáo nghĩa của các chi phái đều xen tạp nội dung thuật phòng the tình dục nam nữ. Xuất phát từ điểm này, người viết tiếp tục đi sâu nghiên cứu và phát hiện nội dung tu hành chủ yếu của Mật tông Tây Tạng chính là pháp môn nam nữ song thân. Sự khác biệt lớn nhất giữa pháp môn này và phái Tính Lực của Ấn Độ giáo ở chỗ tu học song thân pháp là để thành Phật, còn nam nữ song tu của phái Tính Lực chỉ là thuật phòng the bình thường mà thôi. Bài viết này lấy phái Cách Lỗ của Mật tông Tây Tạng làm đại diện, nghiên cứu kinh điển của họ và các trước tác của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 – Pháp vương tối cao của Tây Tạng ngày nay, phát hiện ra rằng nội dung tu hành của Mật tông Tây Tạng đều không tách rời khỏi nam nữ song thân pháp. Về mặt bề ngoài, Mật tông Tây Tạng cũng tu học các giáo nghĩa cơ bản của Phật giáo, cũng sử dụng các loại danh tướng của Phật giáo, nhưng về phương diện Mật pháp, đặc biệt là hành giả Mật tông sau khi thụ giới Tam muội da, thì nội dung tu hành của họ khác hẳn với Phật pháp. Trước hết, giáo nghĩa của Mật tông Tây Tạng đều trái ngược với Ngũ giới của Phật giáo, cũng có nghĩa là người học Mật tông có thể sát sinh, hành dâm, ăn trộm, nói vọng ngữ (nói dối), ăn thịt, uống rượu…đều không bị coi là phạm giới. Đúng như tổ sư phái Cách Lỗ Tông Khách Ba trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” nói: ‘Ngươi có thể giết hữu tình, thụ dụng con gái của kẻ khác, không cho ngươi cứ lấy, tất cả nói vọng ngữ’”. Còn về vấn đề ăn thịt, uống rượu, trong kinh điển Mật tông và sách của Đạt Lai Lạt Ma đều ghi chép chi tiết, cho phép Lạt Ma, Thượng sư Mật tông ăn uống, lấy đó để tiến hành các nghi lễ cúng dường.v.v.. Liên quan đến giáo nghĩa của song thân pháp, Đạt Lai Lạt Ma từng thẳng thắn thừa nhận trong trước tác của mình: “Song thân là một pháp môn của đạo Mật thừa”. Qua lời thuật của Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta biết rằng nội dung chủ yếu của nó là dựa vào Phật phụ và Phật mẫu hòa hợp song tu, lợi dụng Đại Lạc trong cơn cực khoái tình dục, đồng thời phối hợp với Không yoga và Bản tôn yoga thì có thể chứng được Không tính, khi tu luyện thành thục có thể tức thân thành Phật. Khi song tu, nam hành giả tuyệt đối không được xuất tinh. Nhờ có khí công tu luyện trước đó, anh ta có thể kéo dài thời gian bế tinh, khiến cho tinh dịch tùy ý lên xuống trong cơ thể và tăng cường lợi dụng, lấy đó để chứng ngộ Không tính. Ngoài ra, Đạt Lai Lạt Ma cũng bổ sung các điều kiện tiên quyết để tu song thân pháp, như “hành giả yoga đã đạt đến trình độ rất cao trên đạo tu hành thì hoàn toàn có tư cách thực hiện song tu”, “người tu hành có từ bi và trí tuệ kiên định mới có thể vận dụng tình dục trong đạo tu hành”. Những gì mà Đạt Lai Lạt Ma nói, kỳ thực đều kế thừa một cách hoàn chỉnh từ lời dạy của tổ sư Hoàng giáo Tông Khách Ba trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”. Ngoài ra, nội dung của pháp môn nam nữ song tu trong Mật tông Tây Tạng đều được ghi chép chi tiết, cụ thể trong “Na Lạc lục pháp”, “Hợi mẫu thậm thâm dẫn đạo”. Nói tóm lại, nam nữ song thân pháp là pháp môn tu hành đặc biệt của Mật tông Tây Tạng, là phương pháp tu hành không hề có trong kinh điển của Phật giáo chính thống, thậm chí còn trái ngược với những lời dạy của Phật Đà. Chính vì là bí mật không thể nói cho người khác biết, cho nên trong sách của mình, Đạt Lai Lạt Ma còn đặc biệt dặn dò: “Tu tập Mật giáo buộc phải ẩn mật”. (83) |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |