Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1]An Elegy about Dakinis-The Role and Destiny of Women in Tibetan Buddhism 空行母悲歌——女性在藏傳佛教的角色與命運 Tác giả: Trương Hỏa Khánh, Sái Chí Thành Học báo Chính Giác, kỳ thứ 5, ngày 01.12.2011, trang 63-122
TRÍCH YẾU
Không Hành Mẫu bắt nguồn từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo, là người hầu nữ của “Nữ thần Ca Lê” vợ của thần Siva, thuộc về loài quỷ thần. Sau khi bị Liên Hoa Sinh đưa vào Tây Tạng, chịu sự ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo đất Tạng mà có sự thay đổi, ví dụ như: chủng loại tăng nhiều, có Phật Mẫu, Kim Cương Du Già Mẫu, Kim Cương Hợi Mẫu, Trí Tuệ Nữ, Minh Phi, Sự Nghiệp Nữ, Thiên Nữ, Quỷ Nữ, Dạ Xoa Nữ, La Sát Nữ, Nữ Tín Sai, Cống Phẩm vân vân. Trong vai trò và chức năng xem ra có vẻ phức tạp này, điều tối quan trọng là: Phối hợp với Lạt Ma nam để tu song thân pháp. Từ các điều kiện tuyển chọn và quá trình huấn luyện của tứ đại phái Tạng truyền đối với Không Hành Mẫu có thể thấy rằng: Không Hành Mẫu chẳng qua chỉ là công cụ tình dục mồi chài dâm dục, hoàn thành song tu mà thôi. Do đó, bắt buộc phải đi tìm kiếm những cô gái trẻ xinh đẹp, âm hộ mẩy (nguyên văn: có tính đàn hồi), rồi tiến hành huấn luyện Mật pháp, Không tính, Mật giới, quán đỉnh và kỹ năng tình dục, đồng thời ban cho mỹ danh là Không Hành Mẫu Trí Tuệ, để bọn họ có được thân phận cao quý và cuộc sống sung túc trong dân gian, đồng thời sẵn sàng cung cấp công cụ tình dục để hành dâm với Lạt Ma, từ đó ảo tưởng thông qua sự gia trì của Lạt Ma trong quá trình song tu để cũng có thể “tức thân thành Phật”. Thế nhưng, trên thực tế, những người con gái này chỉ như nô lệ, là vật phẩm để cho đám đàn ông truyền nhau đưa đón: Đệ tử đưa bọn họ đến hiến tặng cho thượng sư, thượng sư xài xong thì lại trao cho đám đệ tử sử dụng; Sau một thời gian, chúng mất đi cảm giác tươi mới, thì quẳng đi không xài nữa. Đối với Lạt Ma, những người con gái này chỉ có ý nghĩa là đạo cụ và tế phẩm, chứ không thể có bất kỳ thứ cảm tình nào, cho nên “Không Hành Mẫu” trong Vô thượng Yoga chỉ là “công cụ tình dục” bị lợi dụng mà thôi. Do diễn xuất của Không Hành Mẫu trong song thân pháp của Phật giáo Tạng truyền chỉ là hai vai trò “thỏa mãn tình dục của người nam” và “cung cấp năng lượng nữ tính”, nên Không Hành Mẫu chỉ là hư danh trong tôn giáo, cơ thể người nữ hay công cụ tình dục mới là sự thực hiển bày của dục cầu. Trong môi trường chính giáo hợp nhất do nam quyền làm chủ, thân thể và tâm linh của người nữ sẽ bị xâm phạm, bị lợi dụng, bị áp bức, bị tước đoạt. Quyền con người cơ bản nhất của Không Hành Mẫu đã bị mất đi, vận mệnh cuối cùng của họ còn bi thảm hơn. Sau khi hi sinh quyền tự chủ thân mình và sự trưởng thành về tâm trí để thỏa mãn cho sự dâm lạc và vọng tưởng thành Phật của Lạt Ma xong, cuối cùng họ sẽ bị vứt đi – bởi vì mỗi một sắc thân đều là vô thường, có thời hạn sử dụng nhất định. Mà mức độ yêu cầu của Lạt Ma đối với Không Hành Mẫu là cực lớn, hơn nữa lại thích nếm nhiều loại con gái khác nhau. Nữ hành giả trong Phật giáo Tạng truyền đều phải phụ thuộc và nam Lạt Ma như thế, họ có quyền sử dụng muốn làm gì thì làm. Vậy thì, người nữ song tu đã bị vật hóa, công cụ hóa như thế, trong logic của các nam thượng sư, những chuyện như “vắt chanh bỏ vỏ”, “có mới nới cũ” là kết luận tất yếu. Nếu luận về vọng tưởng tà trái – tham dục là đạo, song tu thành Phật – được ngụy trang bằng danh tướng (danh từ) Phật pháp của họ, thì pháp tu song thân Vô thượng Yoga của Phật giáo Tạng truyền trước sau đều không tách rời khỏi Dục giới tham, không thật sự trì giới Bồ Tát, không đắc Căn bản định, không đoạn Ngã kiến và Ngã chấp, không chứng được thức thứ tám Như Lai Tạng, tam học lục độ đều không thành tựu, thì làm sao mà tiến tu theo thứ tự để thành Phật được đây? Đã không thể thành Phật, thì bày đặt ra cả bộ lý luận, danh từ chức vụ, điều kiện, huấn luyện, dụ dỗ và ép buộc người nữ đóng vai Phật Mẫu, Minh Phi để phối hợp song tu, cuối cùng là tu hành rơi vào khoảng không, cả hai đều thân bại danh liệt, trở thành một cú lừa dung tục. Bên nam thì vẫn còn có khả năng thọ dụng dâm lạc đến hết đời, bên nữ thì mất đi hoàn toàn nhân cách. Vụ lừa đảo của Lạt Ma giáo này, ở Tây Tạng hơn 1000 năm qua đã bị thần thoại và chính quyền cố tình che lấp, nhưng dưới sự phát triển văn minh và quan tâm nhân quyền mức độ toàn cầu hóa ngày nay, thì bắt buộc cần phải được lột trần trung thực và xét lại nghiêm túc.
Từ khóa: Phật Mẫu, Không Hành Mẫu, Minh Phi, Sự Nghiệp Thủ Ấn, phái Tính Lực, nam nữ song tu, Vô thượng Yoga.
I. LỜI NÓI ĐẦU
Không Hành Mẫu, là dịch ý của Dākinī trong tiếng Phạn (tiếng Hán: Đồ Cát Ni), vốn là một loại nữ thần linh, quỷ dạ xoa nằm giữa người và trời. Cô ta có đại lực, có thể bay trong không trung, cho nên gọi tên như vậy (Không Hành Mẫu - người nữ bay trong không trung). Có người cho rằng, từ nguyên của Dākinī có thể truy nguyên đến việc sùng bái người nữ trong tộc người Đạt La Tỳ Đồ (không phải tiếng Phạm) ở Tây Nam bộ Ấn Độ thời xưa (trước khi người Nhã Lợi An xâm lược Ấn Độ). Bọn họ coi “24 thánh địa” ở vùng núi Hi Mã Lạp Sơn (Everest) là nơi cư trú của Không Hành Mẫu (thân người, đầu chim thú). Người Nhã Lợi An sau khi tiếp quản Ấn Độ, đã đem những Không Hành Mẫu này chỉ cho thần Siva [2]. Lưu Uyển Lợi nói: Trong “Tự điển Phạm Anh” (A Sanskrit-English Dictionary, 1899; rpt.1964) do Sir Monier-Williams biên soạn có ghi lại nghĩa tiếng Phạm của Không Hành Mẫu “Dākinī” là chỉ “Người hầu nữ của nữ thần Ca Lê (Kālī) ăn thịt người” (Willis, 61, 150). Nữ thần Ca Lê ở đây là vợ của thiên thần Siva, một trong ba đại chủ thần, chủ về phá hoại của Ấn Độ giáo, là một trong các chủ thần được phái Tính Lực của Ấn Độ giáo tôn thờ. [3]
Không Hành Mẫu ăn thịt người, trong phái Tính Lực chính là người hầu gái của “nữ thần Ca Lê” – vợ của thần Siva, thuộc về loài quỷ thần, đây là nguồn gốc sớm nhất của Không Hành Mẫu. Bản chất của “hầu gái” là việc gì cũng phải nghe theo lời chỉ thị của chủ nhân mà phối hợp thực hiện, trong sự nghiệp của chủ nhân không được có tư tưởng chủ thể độc lập của mình, họ là sản phẩm phụ thuộc của chủ nhân. Không Hành Mẫu của Ấn Độ giáo sau khi truyền nhập vào Tây Tạng, lại có thêm một bước phát triển phụ họa tô điểm thêm, Lưu Uyển Lợi nói: Không Hành Mẫu trong tiếng Tạng là mkha’gro ma (hoặc dịch âm là Khandroma), trong đó mkha ý chỉ “hư không”, còn ’gro thì mang nghĩa “hành tẩu, đi lại”, cuối cùng ma là tự vĩ thường chỉ người nữ. Cả từ này hợp lại thành nghĩa “Nữ hành giả trong không trung”. [4]
Không Hành Mẫu (Dākinī) trong Phật giáo Tạng truyền bắt nguồn từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo, hơn nữa là chỉ loài nữ quỷ Dạ xoa, La sát thích ăn máu thịt của con người. Từ “Không Hành Mẫu” trong Phật giáo Tạng truyền có ý nghĩa tượng trưng đa nguyên và rất thâm sâu. Xét về mặt tu hành, Không Hành Mẫu là căn bản (root) phụ trách hộ trì Phật hành “sự nghiệp” trong “ba căn bản” (Thượng sư, Bản tôn, Không hành) nội tướng của Phật, Pháp, Tăng tam bảo, là danh từ tổng hợp của Phật Mẫu nữ tính, bậc thành tựu và đại hộ pháp. Nhưng đây chỉ là thuộc tính phương tiện về mặt phân loại, Không Hành Mẫu cũng có thể là thượng sư: như tổ sư truyền thừa dòng nữ Y Hỉ Gia Thác Gia, Mã Cơ Lạp Trác…; cũng có Lục Độ Mẫu, Kim Cương Hợi Mẫu, Diệu Âm Phật Mẫu… thuộc về dòng Bản tôn. Những quan hệ liên đới, phức tạp này, ngoài việc khiến cho nó trở nên khó định nghĩa về mặt danh tướng hoặc danh từ chuyên môn ra, thì cũng tăng thêm độ khó rất nhiều cho những nhiên cứu liên quan. [5]
Nếu dựa vào mặt từ ngữ, Không Hành Mẫu chỉ giới hạn là nữ thiên nhân hoặc quỷ thần sống trong “không trung”. Thế nhưng, hình tượng “Không Hành Mẫu” trong Phật giáo Tạng truyền trừ giữ nguyên ý nghĩa vốn có trong Ấn Độ giáo ra, thì sau khi du nhập vào Tây Tạng nó lại được diễn hóa, tăng thêm ý nghĩa nhiều tầng, vai trò và chức năng của nó trong Phật giáo Tạng truyền cực kỳ phức tạp và quan trọng, chỉ rộng đến tất cả những người nữ có liên quan đến tu hành, có thể là người truyền pháp, thượng sư hoặc pháp chủ (Phật Mẫu), người cứu độ nhân dân (Độ Mẫu), người chứng ngộ (Không Hành Mẫu Trí Tuệ), bạn tình của thượng sư hoặc Lạt Ma (Minh Phi, Sự Nghiệp Nữ), thiên nhân hộ pháp, quỷ thần hộ pháp, sứ giả của Phật Bồ Tát với phàm phu, người giữ gìn Mật tục vân vân. Thương Quyết Trác Mã nói: “Từ rất nhiều nguồn sử liệu có thể nhận ra rằng, người nam là người khởi xướng và người tham dự tích cực trong tất cả các hoạt động tôn giáo, trong quá trình lưu truyền Phật giáo họ đóng vai trò chủ yếu. Thế nhưng, điều này không thể xóa bỏ được vai trò tích cực của phụ nữ đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Tạng truyền…. Ở mặt chủ đạo, thì phần đông các phụ nữ lao động chịu sự lạnh nhạt, hạ thấp, khinh thị, địa vị xã hội cực kỳ thấp kém. Nhưng ở phương diện khác, một là vì nhu cầu tôn giáo (như sùng bái nữ thần, lý luận song tu của Mật tông Tây Tạng), địa vị của phụ nữ lại rất được coi trọng.” [6] Phật giáo Tạng truyền lấy người nam làm chủ, trong quá trình truyền bá tôn giáo thì người nữ chỉ là vai diễn phối hợp, nhưng trong sự hình thành, phát triển và duy trì của Phật (Mật) giáo Tạng truyền, thì công năng đặc biệt (tình dục) mà (thân thể) người nữ cung cấp cho lại được coi là đóng vai trò quyết định bắt buộc để giành được thành tựu cao nhất. Phật giáo Tạng truyền nếu như thiếu khuyết đi Không Hành Mẫu, thì sẽ chẳng còn có chỗ thù thắng bí mật nào để nói nữa. Có thể nói, Không Hành Mẫu có liên quan đến cả vận mạng của Phật giáo Tạng truyền, họ phải chịu khuất phục trước sự dạy dỗ và sắp xếp của người truyền pháp nam (thượng sư), phải hi sinh quyền tự chủ đối với thân thể và quyền lựa chọn tôn giáo của mình, để thành tựu rất nhiều “Phật quả” của người tu hành Mật giáo. [7] Luận văn này sẽ tiến hành những phân tích cần thiết đối với sự phân loại, ý nghĩa, nguồn gốc, diễn biến của Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền, đồng thời sẽ trình bày những điều kiện cần thiết phải có của một “Không Hành Mẫu chuẩn” và địa vị của họ trong bốn bộ Mật tục. Do vai trò, chức năng của Không Hành Mẫu có liên quan đến lý luận “dâm lạc” nòng cốt như Vô thượng Yoga, nam nữ song tu, Không Lạc song vận của Phật giáo Tạng truyền, nếu dùng phương thức ẩn dụ để lướt qua chủ đề này thì sẽ không thể nào làm sáng tỏ được những chỗ đặc biệt và sai lầm của “dục tham là đạo, tức thân thành Phật” của Phật giáo Tạng truyền. Kết luận tổng thể có được dựa trên sự phân tích từ rất nhiều nguồn tài liệu là: định vị vai trò, điều kiện cần có và nội dung tu hành của Không Hành Mẫu Tạng truyền gần như đều phải “phụ thuộc” vào người nam (thượng sư), “nâng-hạ, cho-đoạt” đều do người nam quyết định; dưới nhu cầu và sự thiết kế của người nam, thì họ phải phối hợp hiến thân xả mạng, thành toàn một cách bị động cho “thực tu” của người nam, những lại không có chút rảnh rỗi để chăm nom đến đạo nghiệp của bản thân. Đến cuối cùng, bọn họ liệu có giành được thành tựu và lợi ích (ngang bằng với người nam) như trong dự kiến hay không, điều này có liên quan đến chủ đề tu chứng Phật pháp và nam nữ bình quyền, bất luận là ở lĩnh vực tôn giáo hay xã hội hiện thực, đều không thể lơ là bỏ qua. Cho đến nay, các luận văn nghiên cứu về Không Hành Mẫu của Phật giáo Tạng truyền trong nước rất ít, gần như chỉ có bài “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền” [8] của Lưu Uyển Lợi được coi là khá đầy đủ giá trị tham khảo học thuật. Người viết sẽ lấy bài viết này làm manh mối, tham đọc các kinh tục và trước tác có liên quan của Mật giáo, để xác định được vai trò, chức năng (pháp tu song thân) của Không Hành Mẫu trong Vô thượng Yoga của Phật giáo Tạng truyền; đồng thời dựa vào đây để thảo luận hai vấn đề: Một, từ pháp nghĩa của Phật giáo để kiểm tra lý luận và sự thực của “nam nữ song tu, tức thân thành Phật” của Mật giáo. Hai, từ ý thức chủ quyền của người nam để quan sát tính “phụ thuộc” và tính “công cụ” của Không Hành Mẫu trong hệ thống Mật giáo. Đồng thời thông qua phân tích hai vấn đề này để nêu ra kết luận như sau: “Pháp tu song thân” Vô thượng Yoga tuyệt đối không thể nào giải thoát, thành Phật; lấy tiền đề này để bày đặt ra vai trò và công năng của “Không Hành Mẫu” thì sẽ trở thành trò lừa bịp của tập đoàn nam giới thượng tầng giả danh tôn giáo gây ra đối với người nữ.
II. NGUỒN GỐC VÀ DIỄN BIẾN CỦA KHÔNG HÀNH MẪU: TỪ ẤN ĐỘ ĐẾN TÂY TẠNG
Không Hành Mẫu là một loại hình tượng đặc thù từ Ấn Độ đến Mật giáo Tây Tạng, có liên quan đến sùng bái nữ tính của hai khu vực văn hóa này. Lý Nam nói: Trong nữ thần của Kim Cương thừa Mật giáo còn có các loại thần trí tuệ, thần phương vị, thần bảo hộ, thần múa, thần cửa, thần ánh sáng, thần mặt thú, Yoga (Du Già) nữ, Đồ Cát Ni (Không Hành Mẫu) vân vân. Tạo tượng hoặc đồ điêu khắc đồng, đá của các loại thần này, hoặc là hội họa đắp đất sét xuất hiện rất nhiều ở trong các hang đá, miếu đền, cung cấp phương tiện cực lớn cho tu tập quán tưởng của các hành giả, đồng thời thu hút được rất nhiều thiện nam tín nữ, đó là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho Kim Cương thừa Mật giáo được truyền bá rộng rãi một thời… Mật giáo chủ trương lấy Phương tiện (Bi) làm cha (phụ), lấy Bát Nhã (Huệ) làm mẹ (mẫu), do đó mới lấy Phật song thân ôm nhau giao hợp làm biểu trưng của “Bi Trí hòa hợp”… Đặc biệt cần nhắc đến một chút về Đồ Cát Ni, họ lấy vật biểu trưng xuất hiện từ hình tượng phụ nữ để tiến hành minh tưởng (tưởng tượng ngầm) đối với họ trong khi tu tập. Bọn họ thông thường có hình tượng mặt mũi nanh ác, trang sức kinh người, một mạch truyền thụ từ Nan Cận Mẫu (mẹ khó gần) của nữ thần khủng bố của Ấn Độ, thường không mặc quần áo, có người chột mắt, một đùi. Thế nhưng, bọn họ do nhận thức được “Không” mà giải thoát từ trong trần thế, bay lượn trong không gian cao rộng của lĩnh vực tinh thần, là người truyền thụ tri thức bí mật. Mật giáo trong thời kì hưng thịnh ở Ấn Độ, từng có rất nhiều người tu tập là nữ giới. Trong Mật giáo, họ thường được gắn với tôn xưng của nữ thần… Gọi họ là Đồ Cát Ni tức là nhìn nhận họ như là một Không Hành Mẫu, do nhận biết được “Không” tính mà giải thoát khỏi thế gian loài người, tự do bay lượn trong lĩnh vực tinh thần chứng được chính đạo; …(phái Tính Lực của Mật giáo, Ấn Độ giáo) cho rằng vũ trụ là do sức sáng tạo của người nữ sinh ra, do đó mà sức mạnh của người nữ từ mặt Bản thể luận mà nói là nguyên sơ nhất, chiếm vị trí hàng đầu; còn sức mạnh của người nam chỉ là phái sinh, phụ thuộc, vì thế mà quan hệ xã hội và quan hệ nghi quỹ của người nam đều phải y dựa theo phụ nữ. [9] Khi Mật tông phát triển đến Vô thượng Yoga bộ, số lượng thần Phật thuộc nữ tính tăng lên vô cùng nhiều, địa vị ngày càng được nâng cao. Trong số họ, có một số nữ thần luôn là Phật Mẫu hoặc Bồ Tát quan trọng. Có một số nữ thần lúc vừa mới xuất hiện thì có địa vị ban đầu khá thấp, nhưng sau đó thì phát triển trở thành hạt nhân mà giáo phái sùng bái. Còn có nữ thần từng là Minh Phi của nam chủ thần, sau đó địa vị ngày được nâng lên, cuối cùng chiếm được trung tâm của đàn thành Thản Đặc La (Tantra), trong khi người bạn nam của cô ấy ngược lại bị đào thải ra. [10]
Các nữ thần của Kim Cương thừa Mật giáo này đại đa số bắt nguồn từ việc sùng bái “sinh thực” (sinh đẻ) trong xã hội mẫu hệ ở Ấn Độ cổ (trước khi người Nhã Lợi An xâm lược), sau đó trong Ấn Độ giáo phát triển thành phái Tính Lực, từ sự mê tín bản năng “sinh thực – sinh đẻ” chuyển thành sùng bái nữ tính (nữ thần) và sinh thực khí (cơ quan sinh dục) của họ, rồi lại thông qua “giao hợp” để hợp nhất với họ, đồng thời để chung hưởng năng lượng (tính lực) của họ. Sau khi truyền vào Tây Tạng, loại tính lực này lại xen tạp ma lực của vu thuật (đồng cốt) “Bôn giáo” (Bổng giáo) và hùa theo với tư tưởng Không tính của “Phật giáo” mà tự xưng thành Phật giáo được truyền ở Tây Tạng. Dưới đây sẽ trình bày riêng rẽ các vấn đề.
1. Phái Tính Lực (Shaktism) của Ấn Độ giáo và Mật giáo tả đạo
Ấn Độ giáo lấy ba đại thần Phạm Thiên, Tì Thấp Nô và Thấp Bà (Siva) làm chủ; Siva là vị thần hủy diệt, cũng là thần sinh đẻ. Do có sự sùng bái uy lực đối với thần Siva mà phái sinh ra sự sùng bái năng lực sinh đẻ và sùng bái nữ thần; Linga là cơ quan sinh dục của thần Siva, việc sinh đẻ do vợ ông ta Khải Lợi (Kālī) đảm nhiệm, do đó mà phân hóa ra sự sùng bái “Tính lực” của nữ thần. [11] Mã Gia Lực, Thượng Hội Bằng viết: Phái Siva của Ấn Độ giáo sùng bái sức mạnh sinh đẻ của người nam, còn phái Thản Đặc La (Tantra) tức phái Tính Lực thì lại trái ngược với phái Siva, họ sùng bái năng lực sinh đẻ của người nữ. Phái này cho rằng, thần Siva tối cao thực tại, cũng giống như đại thần Phạm Thiên, không có năng lực hoạt động gì cả. Nhưng phối ngẫu của họ lại có sức mạnh cực lớn, tức là tính lực. Năng lực sinh đẻ của người nữ (tính lực) là cội nguồn của thế giới, thế giới chỉ có sự khai triển của tính lực, dựa vào tính lực có thể đạt được sự cứu rỗi. Phái này có đặc điểm là sùng bái nữ thần Tính lực, sùng bái Nan Cận Mẫu, Khải Lợi phối ngẫu của thần Siva, thiên nữ Cát Tường phối ngẫu của Tì Thấp Nô, thiên nữ Biện Tài phối ngẫu của Phạm Thiên…Yoga đặc biệt mà phái này tu trì áp dụng nghi thức bí mật, cúng dâng rượu, thịt, cá, cốc vật, thậm chí là thân người cho nữ thần như Khải Lợi. Nửa đêm, nam nữ thực hành “luân tọa” tức nam nữ tạp giao theo quy định của tôn giáo… Mục đích của giáo phái này là tìm cầu ngộ tính, thông qua sự trải nghiệm sâu sắc đối với tình ái mà thân chứng thần minh, để đạt đến sự siêu vượt…. Dùng lời trong “Áo Nghĩa Thư” thì chính là: “Khi một người nam và người vợ yêu quý ôm nhau, thì không biết đâu là trong, đâu là ngoài. Vậy thì, khi anh ta và linh quỷ lý trí (Minh Phi, Phật Mẫu, Không Hành Mẫu giao hợp với anh ta) ôm nhau, cũng không biết đâu là trong, đâu là ngoài.” Phái này không tin vào thuyết luân hồi nghiệp báo,…tín đồ chỉ có thể liên tục cầu đảo và cống hiến hi sinh, thì mới có thể tránh họa được phúc. Sự sùng bái đối với nữ thần, trong dân gian Ấn Độ từ xa xưa đã có rồi, Ấn Độ giáo sau khi nhiếp thu lấy tín ngưỡng dân gian, họ đã tiến hành lý luận hóa sự sùng bái này. [12]
Siva, nữ thần, tính lực, tạp giao, cầu đảo, cúng hiến… đó đều là các thần linh, thuộc tính và hành vi tôn giáo từ sự sùng bái nguyên thủy đã tiếp thu kế thừa tín ngưỡng Vệ Đà, phần lớn đều được quy thuộc vào Bà La Môn – Ấn Độ giáo, không hề có chút liên quan gì đến giáo nghĩa và tu hành của “Phật giáo”. Tuy rằng sau này giữa hai giáo có sự xâm nhập, lẫn lộn cục bộ, để hình thành nên cái gọi là Mật giáo Phật hóa hoặc Phật giáo Mật hóa, thế nhưng từ truy nguyên đầu nguồn, vẫn có thể phân biệt được sự khác nhau “căn bản” giữa hai bên, đây là điều đặc biệt cần phải khẳng định. Đỗ Vĩnh Bân nói: Sự sùng bái tính lực là một đặc điểm lớn của văn hóa có tính Ấn Độ. Đại diện tiêu biểu cho sự sùng bái tính lực này, phái Tính Lực sùng bái nữ thần, cho rằng “tính – tình dục” là động lực căn bản trong vũ trụ, là sự biểu hiện tập trung của trí tuệ và sức mạnh. Nam nữ giao hợp, ôm nhau song tu mới có thể giành được sự giải thoát tinh thần và phúc lạc vô thượng. Kiểu tu luyện này khác với dâm lạc trong trần thế, chủ trương truy cầu mục tiêu cao hơn, họ vừa giao cấu vừa miệng niệm chân ngôn, khiến cho hai bên nam nữ đạt đến sự kết hợp hoàn mĩ. Quan niệm này chính là nói người tu hành lấy sự vui sướng trong tình dục để đạt được mục đích ngộ đạo. Theo họ, tình dục không phải là sự chướng ngại thành Phật, mà ngược lại, tu luyện thần lực tình dục là con đường tất yếu để thành Phật…. Mật tông chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của phái Tính Lực mà hình thành, quan hệ mật thiết với tình dục chủ yếu là ở phương pháp tu luyện của họ, tức là “bốn bộ Mật tông” gồm Sự bộ, Hành bộ, Yoga bộ và Vô thượng Yoga bộ. Đây là bốn giai đoạn trong phương pháp tu luyện, cũng phản ánh bốn giai đoạn phát triển của Mật tông. Đặc điểm lớn nhất của Vô thượng Yoga bộ là lợi dụng người nữ để làm pháp tu nam nữ song thân “Không Lạc song vận”, trong lúc nam nữ giao cấu thì ngộ lấy Không tính. Đây là pháp tu lấy dục chế dục, lấy nhiễm đạt tịnh, tăng nhân nào không có “căn khí” thì Thượng sư sẽ không truyền thụ cho. Vô thượng Yoga trên sự thực chính là pháp Kim Cương thừa, tức là Mật giáo tả đạo, cũng chính là hành vi thực tế của đại phương tiện được thế tục hóa. “Tư tưởng đại lạc” của Mật giáo tả đạo bắt nguồn từ “phái Tính Lực” của Ấn Độ giáo. Họ lấy nhục dục tâm ý làm phương pháp thờ phụng nữ thần và sùng bái nữ thần. Lấy đó để nhiếp thụ vào trong Vô thượng Yoga của Mật tông, lại cộng thêm quan niệm “trước lấy dục dẫn dụ, sau khiến nhập Phật trí”, bèn dùng Minh Phi để tương ứng, lấy giao cấu để tu hành rồi. [13]
|
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |