Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] -2 |
Phái Tính Lực lấy sức mạnh sinh sản của người nữ để làm tưởng tượng và sùng bái “cội nguồn của vũ trụ”, có thể nói đó là tư duy nguyên thủy hoặc hành vi vu thuật (đồng cốt) của thời đại bộ lạc viễn cổ [14], tuy không ngại là tín ngưỡng dân gian, nhưng trong quá trình văn minh, đã bị một số nhân sĩ tôn giáo lấy lý luận mang tính tượng trưng, đem những tập tục này đóng gói lại lần nữa, thổi phồng suy diễn, mà trở thành một giáo phái chính thức. Sau này, cùng với sự biên tạo kinh luận có liên quan (không phải do Phật thuyết giảng), lại phát triển thành Mật giáo “tả đạo”. Thạch Hải Quân viết: Thông thường mà nói, Thản Đặc La (Tantra) chia thành phái tả đạo và phái hữu đạo. Điều mà bọn họ chú trọng đều là Yoga, mật chú và Diễn Đa La…Nghi thức tả đạo đã đả phá tất cả những cấm kị và quy ước của Ấn Độ giáo và Phật giáo thời kỳ đầu, một số nhà tu hành đã xây dựng nên một đoàn thể nhỏ, tụ tập đến đền chùa hoặc một địa điểm bí mật nào đó, họ cũng thường đến bãi hỏa táng hoặc nghĩa địa, vây quanh Mạn đà la ngồi thành một vòng tròn. Gia nhập vào vòng tròn này cũng chính là nói tất cả những người trong nghi thức đều không còn sự khác biệt hoặc phân cao thấp trong các phương diện chủng tính (dòng tộc) và địa vị xã hội nữa, mọi người đều bình đẳng như nhau. Sau khi tiến hành cúng tế thần linh và ma quỷ, bọn họ sẽ chìm đắm trong tiệc rượu, ăn thịt và tình dục…. “Tả” (vama) trong tả đạo trong tiếng Phạm có nghĩa là người nữ hoặc nữ tính, trong truyền thuyết thần thoại của Ấn Độ, nữ thần vẫn luôn ngồi bên trái của nam thần, cho nên “tả” đã trở thành đại danh từ thay cho người nữ. Theo đó mà nói, tả đạo cũng có thể nói là đạo đàn bà….là chỉ người nam dựa nhờ vào người nữ mà tu hành, rời khỏi người nữ cũng chính là không còn tả đạo nữa. Do đó, trong tu hành của tả đạo, người nữ là đối tượng được nhận sự sùng bái. Lại nữa, “tả” còn có nghĩa là “ái dục”, trong văn hóa cổ đại ở Ấn Độ, người nữ luôn được xâu chuỗi với ái dục. Bởi vì thực tiễn tu hành của tả đạo Mật tông luôn không tách rời khỏi người nữ và tình ái. Mật giáo vì thế mà chịu sự chỉ trích mạnh mẽ: Về lý luận thì là chìm đắm không quay đầu, về thực tiễn thì hưởng lạc hoang dâm, so sánh với những cái khác, thì dường như bất kì thứ dâm uế nào cũng đều trở nên thuần khiết cả. [15]
Đoạn văn này đã nói rất tường tận về nghĩa chữ và nét đặc sắc của Mật tông tả đạo. Còn về quan hệ giữa tả đạo phái Tính Lực và Phật giáo là như thế nào? Pháp sư Thánh Nghiêm nói: Cái gọi là Mật giáo tả đạo là dựa vào thuần mật lấy “Đại Nhật kinh” làm chính hoặc Mật giáo hữu đạo mà nói…Mật giáo từ Trung Quốc truyền đến Nhật Bản, chỉ liên quan đến thuần mật Kim Cương giới và Thai Tạng giới, không thấy phần hành pháp Vô thượng Yoga ở cuối cùng, cho nên các học giả Nhật Bản gọi nó là Mật giáo tả đạo… Phái này lấy nhục dục tâm ý để làm phương pháp thờ phụng và sùng bái nữ thần, cho nên vào lúc bọn họ tụ hội để sùng bái, sẽ lấy một người nữ lõa thể làm Bản Tôn sùng bái mà vây quanh, trước hết là uống rượu (Madya), sau đó là ăn thịt (Māmsa), ăn cá (Matsya), mong đợi giao cấu (Maithuna), cuối cùng lấy hoan lạc tạp giao nam nữ (Mudra) để kết thúc, gọi chung là chân ngôn năm chữ Ma. Bọn họ bí mật gọi sự tụ hội này là Thánh luân (Gri-cakra). Quan hệ tình dục cuối cùng là nghi thức bí mật nhất, quan trọng nhất và thiêng liêng nhất. Lấy nghi thức này để nhiếp thu vào trong Vô thượng Yoga của Mật giáo, phối hợp với quan niệm “trước lấy dục dẫn dụ, sau khiến nhập Phật trí”, bèn dùng Minh Phi để tương ứng, lấy Phật Mẫu để tương ứng, lấy tình dục để tu hành rồi. [16] Những lời nói này của pháp sư Thánh Nghiêm, đứng từ lập trường của học thuật mà nói, là có chỗ khách quan có thể chấp nhận được, tuy là dẫn dụng quan điểm của học giả Nhật Bản, nhưng có thể ngắn gọn chỉ ra mối quan hệ giữa phái Tính Lực và Mật giáo tả đạo, Vô thượng Yoga, cũng như sự phát triển của “dâm loạn” nam nữ, ngày càng đi tới chỗ hạ lưu, đồi bại. Những hiện tượng tính lực loạn thần này không phải là lồng ghép “danh tướng Phật pháp” là có thể mù mờ cho qua được. Pháp sư Thích Ấn Thuận thì còn đề cập đến sự phát triển của “Vô thượng Yoga” do nhiếp thủ tư tưởng tính lực mà thành ở hai nơi Ấn Độ, Tây Tạng. Ông nói: Vô thượng Yoga (Anuttara-yoga) trong “Đại thừa bí mật” có nội dung vô cùng phong phú, cái mà có tính tiêu biểu nhất chính là bí mật hòa hợp nam nữ, giống với phái Tính Lực (Śākta) trong Ấn Độ giáo. Như… “Tư tưởng và tông phái Ấn Độ” nói: “Phật giáo ở trong đa số các khu vực phương bắc và phương nam đã suy bại quá nhiều rồi. Sự suy bại này, do không may kết hợp với những thứ ma thuật gọi là sùng bái tính lực và chủ nghĩa bí mật trên hình thức sắc tình nên đã gia tăng tốc độ suy tàn.”… “Nghi thức bỉ ổi”, “hành vi phóng túng” hình thành nên từ việc sùng bái nữ thần, có cái đã biến mất trong quá trình phát triển của văn hóa; thế nhưng phái Tính Lực thịnh hành ở Ấn Độ, Vô thượng Yoga từ Ấn Độ truyền vào Tây Tạng trong quá trình phát triển văn hóa ấy lại kết hợp với một số lý luận để mà được lưu truyền, và được tin là hành vi thiêng liêng “hợp nhất với thần”, “tức thân thành Phật”…. “Ăn uống và sắc dục ấy là bản tính”, nhân loại trong sự lưu chuyển sinh tử của mình đúng là có những bản năng và nhu cầu này. Cho nên, trong khuynh hướng nhân tính (không hoàn thiện), Phật pháp trong quá trình phát triển, dần dần đã xuất hiện thuật phòng the tương tự như phái Tính Lực (Śākta) của Ấn Độ và của đạo giáo Trung Quốc. Đầu tiên là lưu hành ẩn mình, hoặc làm ra những chỉ dấu thần bí và ám muội, đến thế kỷ thứ tư, thứ năm sau công nguyên mới dần dần lưu hành công khai. [17]
Như đã nói ở trên, phái Tính Lực (tả đạo) lấy năm M [18] làm lý luận và bày đặt trong pháp tu hành tập thể, chỉ dừng lại ở hưởng lạc xác thịt, cuồng loạn ý thức, nhưng lại không liên quan gì đến tịnh hóa của tâm linh. Tuy nhiên, Mật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng lại có ý đồ bám víu vào Phật pháp, đồng thời thay thế Phật giáo, từ hơn 1000 năm nay đã tự sáng tạo ra một hệ thống lý luận hoàn chỉnh và liên tục tuyên truyền, quả thực đã khiến cho phần lớn các học giả Phật giáo ngộ nhận Mật giáo là một phân nhánh tông phái hoặc thành quả cuối cùng của “Phật giáo”, đồng thời vì thế mà thần thánh hóa các hành vi “tính lực”, “giao hợp”, “hiến tế”, rồi Phật hóa cả các thần linh như “Phạm Thiên”, “Siva”, “Đồ Cát Ni”...., cưỡng bức các tín đồ Phật giáo chấp nhận “Mật giáo” đổi trắng thay đen, mận thay đào chết là “Phật giáo” nòng cốt hơn, cao cấp hơn. [19] Đây là một nguy cơ của Phật giáo. Thế nhưng, phái Tính Lực cho rằng trong nghi thức thần thánh hóa này, luân tọa tạp giao không những không có tội, mà thậm chí còn thuần khiết hơn (so với giao hợp nam nữ thông thường), đó là sự tu hành và cúng dường tập thể dưới sự soi xét của thần linh. Tư tưởng như thế đã được Mật giáo Ấn Độ tiếp thu và biên tập chỉnh lý thành hạt nhân lý luận và chủ thể tu hành, chính thức thoán nhập vào trong giáo nghĩa chính thống của Phật giáo. Sau khi truyền vào đất Tây Tạng, nữ thần liên quan trong đó (Đồ Cát Ni) cũng đã được nâng lên vô hạn dưới thân phận “Không Hành Mẫu”. Sau khi Mật giáo hưng khởi, dưới sự thúc đẩy lẫn nhau của Mật giáo và phái Tính Lực đã khiến cho sự sùng bái nữ thần trong xã hội Ấn Độ chiếm được địa vị quan trọng, dẫn đến Không Hành Mẫu từ thân phận “hầu gái” được nâng lên thành vai trò “thần linh”. “Đại Nhật Kinh” xuất hiện ở Ấn Độ từ giữa thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, vào năm Khai Nguyên thứ tư đời Đường (năm 716 sau công nguyên), Thiện Vô Úy của Ấn Độ giáo đã đến Tràng An truyền Mật pháp, sau đó cùng đệ tử của mình phiên dịch cuốn “Đại Nhật Kinh”, rồi lại biên soạn cuốn “Đại Nhật Kinh sớ”. Lưu Uyển Lợi nói: Theo ghi chép trong “Đại Nhật Kinh sớ” quyển 10, “Đồ Cát Ni là quyến thuộc của đại hắc thần, một trong loài quỷ dạ xoa; nó có thần thông lực tự tại, có thể biết được kỳ hạn chết của con người trước 6 tháng, theo đó mà tìm đến trước để ăn tim anh ta, rồi thay bằng vật khác, cho đến khi anh ta vừa lúc mệnh chung, thì mới bắt đầu hư hoại đi. Người tu pháp này có thể đắc thần thông, đại thành tựu. Tì Lô Giá Na Phật để diệt trừ chúng sinh này, cho nên dùng pháp môn hàng phục ba đời, hóa làm đại hắc thần mà thu nhiếp họ, khiến họ đều quy y theo Phật.” (“Phật Quang đại từ điển”, trang 4781) Đây là một trong những tài liệu có thể khảo chứng về việc Đồ Cát Ni từ ngoại đạo bị nhiếp thụ, chuyển hóa thành thần hộ pháp của Mật thừa, Không Hành Mẫu sau khi bị “Phật giáo hóa” trong tượng trưng về mặt nội hàm đều có sự chuyển biến lớn, không còn tà ác và đen tối như trước kia nữa. [20]
Cùng là giáo nghĩa và truyền bá hành trì như nhau, vì sao Trung Quốc lại không chấp nhận, mà Tây Tạng lại đổi gốc thêm phần lợi hại? Điều này đương nhiên có liên quan đến tín ngưỡng và nội hàm văn hóa ở bản địa của hai nơi. Dưới đây chỉ luận về sự chấp nhận và thực tiễn của Tây Tạng đối với loại Mật pháp này.
2. Bôn giáo Tây Tạng và Phật giáo Tạng truyền
Tôn giáo nguyên thủy của Tây Tạng là lấy thần linh bản địa và sùng bái tự nhiên làm chính, đồng thời hấp thu các nhân tố tôn giáo của các vùng lân cận, là một loại tôn giáo thời kì đầu thịnh hành ở sơn địa cao nguyên. Đặc trưng tổng thể và thuộc tính văn hóa của nó tương tự như vu thuật săn bắn và tín ngưỡng Tát Mãn ở trung bắc bộ châu Á, có đầy đủ các loại quỷ thần, ác ma, yêu quái cấp thấp, được coi là có năng lực làm phúc giáng họa cho người, bắt buộc phải cúng tế để lấy lòng hoặc dùng chú thuật để hàng phục. Còn người có kỹ thuật và năng lực này thì được tôn sùng là tôn giả thánh nhân. Thời kì đầu khi Ấn Độ (Phật, Mật) giáo truyền nhập vào Tây Tạng, thì bị tôn giáo bản địa (Bôn giáo) bài xích nên dẫn đến sự đấu tranh về chú thuật. Thỉ Kì Chính Kiến (Yazaki Masami) nói: Khi đó Tây Tạng nằm dưới sự thống trị của Xích Tùng. Xích Khâu (Mar-po) và Tịch Hộ ở đất Tạng cùng nhau trù hoạch xây dựng tự viện Phật giáo ở ngoại ô Lhasa, nhưng liên tiếp xảy ra các tai họa như sét đánh, động đất. Vương nhận thấy rằng đó là ác ma đối kháng với Phật giáo đang làm càn, thế là lệnh cho Tịch Hộ đánh bại chúng, nhưng không có hiệu quả. Xích Tùng chấp nhận đề nghị của Tịch Hộ, bèn nghênh thỉnh Liên Hoa Sinh đến Tây Tạng…Khi đó tất cả sư tăng vào Tạng đều là các tăng lữ thuộc lòng các giáo nghĩa, nghi quỹ của Phật giáo thời kỳ cuối ở Ấn Độ - Mật giáo. Hơn nữa, bất kể là họ thích hay không thích, để đối kháng lại với Bôn giáo có tính vu thuật, nên cũng không thể không cùng áp dụng chú thuật. Thế là Liên Hoa Sinh với danh nghĩa là người ưu tú của Phật giáo chú thuật được mời vào đất Tạng, đăng đài trong cuộc chiến đấu giữa Phật giáo và Bôn giáo. [21]
Chú thuật của Liên Hoa Sinh hơn hẳn Tịch Hộ, đã đánh bại Bôn giáo, dẹp yên các tai họa, thế là ngồi yên ổn trên địa vị giáo chủ của Phật giáo Tạng truyền. Sau khi Liên Hoa Sinh nhập Tạng, tích cực truyền bá “Mật giáo” ở Tây Tạng. Thỉ Kì Chính Kiến nói: “Liên Hoa Sinh lại truyền cho Vương và sư tăng Tây Tạng các bí nghĩa của Đà la ni, giảng giải kinh điển Thản Đặc La (Tantra) như Không Hành Mẫu hỏa diệm xí thịnh chú, hoặc phiên dịch các loại kinh điển bí mật, toàn tâm hướng vào truyền bá Phật giáo bí mật ở Tây Tạng.” [22] Liên Hoa Sinh với tư cách của người chiến thắng, nhận được sự ủng hộ của Tán Phổ Vương, toàn lực hoằng truyền “Mật giáo Tantra”, dần dần trở thành chủ lưu trong tôn giáo đất Tạng, còn “Không Hành Mẫu” cũng trở thành vai trò quan trọng trong Mật tục Tạng truyền. Liên Hoa Sinh đem các danh tướng Phật giáo, song thân pháp của phái Tính Lực và các vị thần bò, ngựa, lợn trong Bôn giáo, tổ chức lại thành Phật giáo Tạng truyền tính lực loạn thần. Mà tín ngưỡng “Tính lực” của Ấn Độ và sự sùng bái “sinh thực” của Bôn giáo lại cùng nguồn gốc, do đó mà pháp tu nam nữ song tu đã được truyền bá thuận lợi ở Tây Tạng, hơn nữa còn phát dương quang đại, các chi phái lấy điểm này làm nòng cốt cũng càng ngày càng nhiều. Vai trò “hầu gái” của Không Hành Mẫu ở Ấn Độ, trải qua sự hoằng truyền của Liên Hoa Sinh ở Tây Tạng, đã được nâng cao vô hạn thân phận và địa vị của mình: Tà linh người nữ vốn có địa vị rất thấp được thăng hạng lên thành Không Hành Mẫu trong Mật tục chứng ngộ thành Phật, chứng tỏ rằng “hình thức Đồ Cát Ni giai cấp thấp ở thời kỳ tiền Phật giáo, cùng với sự thịnh hanh của Mật thừa, nó đã được chỉnh lý và tiếp nạp vào trong hệ thống Phật giáo.” [23] Đây là quỷ thần và pháp tu của Mật tục Tạng truyền chỉnh lý phái Tính Lực thuộc Ấn Độ giáo và Mật giáo Ấn Độ, đưa “nữ quỷ hầu hạ” nâng lên thành “Phật Mẫu” trong hợp tu song thân hoặc “Không Hành Mẫu” trong hộ trì Mật pháp. Lưu Uyển Lợi nói: Mật thừa sau khi truyền vào Tây Tạng đã mở rộng định nghĩa về Không Hành Mẫu, ngoài việc khuếch đại bản chất âm tính (feminine principle) chứng ngộ, trí tuệ của nó ra, thì hình ảnh tàn dư của nữ thần hút máu trong Ấn Độ giáo xa xưa cũng được dẫn dắt vào hàng ngũ thần linh nguyên thủy có tính truyền kỳ thần thoại và tín ngưỡng tâm linh, đặc biệt là các nữ thần đất này sau khi bị Liên sư (Liên Hoa Sinh) điều phục và chuyển thành hộ pháp của Tạng Mật, thì sắc thái Bôn giáo, tà linh ban đầu cũng dần dần bị nhạt hóa và pha loãng, và đã khoác lên một hình tượng chính diện mới “mặt ác tâm thiện”. Từ thế kỷ thứ 8 sau khi Mật thừa truyền vào Tây Tạng, sách sử ghi chép Liên sư từng ở vùng Rong Rong Lung Panag Po hàng phục được rất nhiều Tân quỷ (quỷ cay), khiến chúng quy thuận, phát lời thề trở thành Phẫn Nộ Tôn (wrathful deities) và Hộ pháp trong Phật giáo. Qua đây có thể sơ bộ nhìn ra sự sai biệt trước và sau khi Tân quỷ quy thuận Phật giáo, chủ yếu là ở nội hàm và sự nghịch chuyển về mặt biểu trưng cũng như sự so sánh giữa quá trình này với Mật thừa Ấn Độ “độ hóa” nữ thần ngoại đạo: Tân quỷ ở thời kỳ tiền Phật giáo, tương đương với quỷ dạ xoa của Ấn Độ hoặc nữ thần trong Ấn Độ giáo ăn thịt uống máu người. Ngược lại, Tân quỷ sau khi bị Phật giáo nhiếp thụ, thuần phục, thì đã có thuộc tính và ý nghĩa tượng trưng mới, hơn nữa còn được gắn cho rất nhiều sứ mệnh như người bảo vệ giáo pháp, hành giả lợi ích, bảo vệ lời thề… Bà (Janet Gyatso) cho rằng trong truyền thuyết thủy tổ của tộc Tạng đã có ẩn chứa thành phần nữ quỷ “hiếu sát, thân thể khỏe mạnh, dung cảm”, khác biệt so với tính chất đặc biệt của nam thủy tổ (Quán Âm Bồ Tát) “từ bi, có tính tinh thần” rất nổi bật… Quan niệm coi người nữ là cội nguồn của tà ác, về cơ bản là quan điểm tàn dư của Phật giáo bộ phái Tiểu thừa. Điều lý thú là trong điển tịch Bôn giáo đối địch với Phật giáo cũng coi người nữ là hóa thân của ma quỷ, tham chấp, họ đều có những đánh giá tiêu cực. Sau khi Phật giáo trở thành tín ngưỡng chủ yếu của dân Tạng thì nghi thức Bôn giáo và các ngoại đạo như nữ thần, Tân quỷ nguyên thủy, ngoài việc khoác lên một thứ hình ảnh cổ quái, dã man, tà ác ra, thì bản thân nó cũng đã bắt đầu biến chất,…Nếu như nói rằng nữ thủy tổ và hình tượng nữ thần của thời kỳ tiền Phật giáo ở Tây Tạng có nét gần gũi với quan niệm về nữ tính “bất tịnh” trong Tiểu thừa, vậy thì sự sùng bái của Tạng Mật đối với người nữ (Hành giả Yoga coi người nữ là hóa thân của Không Hành Mẫu, đại diện của trí tuệ) có thể nói là tương đồng với thuyết bình đẳng giới tính mà Đại thừa chủ trương rồi. Mặt khác, nữ thần linh trong hệ Tân quỷ từ hình tượng “Địa mẫu” thời kỳ đầu chuyển biến thành thân phận hộ pháp “không hành” sau này. [24] |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |