Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] -3 |
Cũng có nghĩa là nói, Phật giáo Tạng truyền với thủ đoạn “nhạt hóa, pha loãng” đã trừ bỏ đi ma tính kiểu Dạ xoa Ấn Độ và Tân quỷ Tây Tạng, nhận được sự tán đồng của nữ giới Tây Tạng; họ lại không ngừng “nhấn mạnh” năng lực tu chứng và địa vị tôn giáo của Không Hành Mẫu, dẫn dụ phái nữ Tây Tạng hiến thân. Đây là thủ đoạn rửa tiền (tẩy trắng) của Phật giáo Tạng truyền, chỉ để xúc tiến quảng bá tà thuyết và dâm hành trong nam nữ song tu, đối với tính thực chất tôn giáo và nhân cách xã hội của nữ giới Tây Tạng mà nói thì hoàn toàn không có lợi ích nâng cấp, thăng hạng gì, thậm chí còn ti tiện hóa chất chồng ngoài nâng trong dập, hữu danh vô thực. Điều này có thể nhìn thấy qua đồ cúng “ngũ nhục, ngũ cam lộ” [25] của Phật giáo Tạng truyền: Bản chất của Không Hành Mẫu vẫn là những loài nữ quỷ, dạ xoa ăn thịt uống máu. Thế nhưng, đi đến tận cùng của sự khoác lác vô hạn, tuyên truyền bịp bợm của Phật giáo Tạng truyền thì sẽ thấy Không Hành Mẫu và giáo pháp không hành dường như đã trở thành người phát ngôn và sản phẩm chính của Phật giáo Tạng truyền. Lưu Uyển Lợi nói: Không Hành Mẫu trong Mật thừa tượng trưng cho một tổng thể đầy đủ (whole being), chứ không thể lấy khái niệm sai biệt về giới tính được thế tục hóa để nhìn nhận bản chất âm tính mà nó đại diện cho… Đến cảnh giới tầng cao nhất trong tu trì của Mật thừa, cũng tức là cảnh giới Đại thủ ấn thành tựu tối cao trong Tứ ấn, Không Hành Mẫu đã đạt đến cảnh giới vi diệu xuất thần nhập hóa không thể nghĩ bàn, khi đó “cô ấy là sự thị hiện của thần nhân đồng thể không tính (anthropomorphic), tức là minh giác (Awareness) trong chuyển biến, như mộng như ảo, thanh tịnh, hàm nhiếp tất cả.” Định nghĩa về Thượng sư và Không Hành Mẫu ở đây (thực thể hình thượng nội tại) đã vượt qua cái ý “đạo sư tinh thần” và “hóa thân của nữ thần” được mô tả thông thường, và trong tự điển rồi. Thứ nữa, từ quan điểm Thắng nghĩa đế mà nói, cái mà Không Hành Mẫu đại diện là một loại trí tuệ chứng ngộ cao nhất, “‘cô ấy’ là sự liễu ngộ trực tiếp nhất, không gá nhờ vật khác (unmediated), phi khái niệm đối với không tính (voidness)” (Willis, 74), trạng thái này không thể dùng ngôn từ để giải thích được…. Trong nghi quỹ Mật tục tầng cao hơn, thì có pháp tu trì quán tưởng Không Hành Mẫu là tổng tập của ba căn bản (Thượng sư, bản tôn, không hành). Không Hành Mẫu khi ấy càng có đủ đặc chất chứng ngộ ba thân pháp, báo, hóa thân, “là ‘thân chân lý’ vô hình sắc, cũng tức là pháp thân; xét theo tầng diện giao tiếp, đem đến gợi ý và năng lực chứng ngộ mà nói, ‘cô ấy’ là ‘thọ dụng thân’ tuyệt diệu, trang nghiêm, cũng tức là bản tôn và báo thân; còn trên phương diện tập tính luân hồi lấy vô tận hóa hiện để phá trừ chấp trước của chúng ta, ‘cô ấy’ lại triển hiện thành tựu ‘hóa thân’ khó mà tính đếm được…Đối ứng với tam căn bản, tam thân (three kāyas), trong tu hành của Mật thừa có liên quan đến Không Hành Mẫu, còn có thể chia thêm thành ba giai đoạn ngoại, nội, mật. “Trong phần ngoại mật, là các loại hình mạo do Không Hành Mẫu hiển hiện: nhân hoặc thiên thần, Tịch tĩnh tôn hoặc Phẫn nộ tôn, đem lại lợi ích hoặc gây nguy hại cho nhân loại; Không Hành Mẫu trong nội mật thì khi hành giả có thâm niên chuyển hóa thành công bản thân mình thành Không Hành Mẫu vĩ đại (thông thường là thân bản tôn Kimn Cương du già mẫu), thì mới hiển hiện; còn Không Hành Mẫu của mật mật thì là uy lực, năng lượng vô hình và sự gia trì không tính thuần khiết.” [26]
Từ sự phát triển của lịch sử Mật giáo Ấn, Tạng mà xem, hình tượng Không Hành Mẫu là một quá trình không ngừng được nâng cao, gắn mác, thổi phồng hóa, huyền học hóa. Không Hành Mẫu cuối cùng trở thành thể hợp nhất của tam thân (pháp, báo, hóa) và tam căn bản (Thượng sư, bản tôn, hộ pháp), cũng chính là thượng thần chí cao lấy đặc chất “âm tính” để hội tập chứng ngộ (trí tuệ) và cứu độ (phương tiện) vào một thân, vừa có thể song tu với người nam, lại có thể truyền pháp độc lập. Bắt buộc phải từ ba tầng lớp (ngoại, nội, mật) để lý giải, thì mới có thể nắm vững được toàn bộ diện mạo. Cho đến biên soạn sách nói rằng: Mật pháp Kim Cương thừa do Phật Thích Ca chuyển pháp luân lần ba để truyền bá bảo tồn trong Tịnh độ Không Hành Mẫu (Ô Trượng Na), còn Không Hành Mẫu (chứng ngộ Phật quả) cũng trở thành “nguồn gốc của giáo pháp Mật tục” [27]. Thế nhưng, Không Hành Mẫu đất Tạng vốn là bắt nguồn từ tín ngưỡng quỷ thần “Đồ Cát Ni” của Ấn Độ giáo, ngang nhiên lại được Mật giáo thu nhận, biên tạo (bỏ tà quy chính hay biến đổi gốc tăng mức lợi hại hơn?), tầng thứ của cô ta cũng chỉ là hộ pháp, hơn nữa Bồ Đề chưa chứng, tập khí vẫn còn, không thể nào có đầy đủ công đức tam thân, truyền thụ giáo pháp được. Do đó, quá trình thay hình đổi dạng, thành Phật làm tổ này chỉ là phong trào tạo thần cùng một giuộc của tín đồ Mật giáo Tây Tạng mà thôi, đó là sự bày đặt nhào nặn của con người, mà không cần có sự và lý của nó. Chúng ta có thể tham cứu như thực “không tính” mà họ chứng ngộ, “Mật pháp” mà họ truyền thụ là cái gì? Có liên quan gì đến thực chứng Bồ Đề trong chính pháp của Như Lai? Đây mới là trọng điểm của vấn đề, có thể qua đây để khảo sát bọn họ có phải là những người tu chứng Phật (Hiển) giáo chính thống hay không, hay chỉ là những người thành tựu ngoại (Mật) đạo đội lốt Phật? Dưới đây trước hết sẽ phân tích loại hình của Không Hành Mẫu trong Phật (Mật) giáo Tạng truyền, rồi quay lại thảo luận xem thực chất của nữ hành giả dưới những “danh nghĩa” này.
III. LOẠI HÌNH CỦA KHÔNG HÀNH MẪU TẠNG TRUYỀN: DANH NGHĨA VÀ TẦNG BẬC
Theo “Không hành pháp giáo” do Liên Hoa Sinh và Di Hỉ - Thác Gia thủy tổ Tạng Mật khẩu truyền vấn đáp nói rằng: Nghĩa chữ của từ “Không Hành Mẫu” là “người trú trong không trung”, là một loại thiên nhân không cần phải đi lại trên mặt đất. Có các loại Không Hành Mẫu sau: Không Hành Mẫu trí tuệ, Không Hành Mẫu sự nghiệp và Không Hành Mẫu thế gian… Phật Mẫu pháp thân là cội nguồn của tất cả các Không Hành Mẫu….Khi Phật Mẫu Phổ Hiền Vương được gọi là cái gốc của tất thảy mọi hóa thân, bà là Phật Mẫu pháp thân, Phật Mẫu Bát Nhã Phật nữ tính. Kim Cương Hợi Mẫu là báo thân của Phật Mẫu Bát Nhã,…hóa thân của Phật Mẫu Bát Nhã là Thánh Độ Mẫu. Đây là ba thân của Không Hành Mẫu trí tuệ. Ngoài Không Hành Mẫu trí tuệ ra, còn có Không Hành Mẫu sự nghiệp vì lợi ích chúng sinh mà đảm trách Phật hành sự nghiệp; Không Hành Mẫu tam muội da thì thị sát tình hình giữ gìn và bảo vệ tam muội da của chúng ta; còn có Không Hành Mẫu cư trú ở thánh địa chủ yếu, thứ yếu trên thế gian…. Tương ứng với 64 thánh địa bên ngoài này, ở tầng thứ vi tế hơn, ở 64 mạch luân trong cơ thể chúng ta cũng có Dũng phụ, Không hành cư trú với số lượng tương đồng, là thể tính tinh thuần của khí, mạch, minh điểm… Phật Mẫu Bát Nhã và Phật Mẫu Phổ Hiền Vương đều là nữ Phật. Còn 5 loại hình thái của Kim Cương Hợi Mẫu cũng đều là Phật Chính đẳng Chính giác; Tuy Thánh Độ Mẫu là hóa hiện thân hình của Bồ Tát thập địa, nhưng trên thực tế vị ấy là Phật chứng ngộ hoàn toàn… Không Hành Mẫu có thể thị hiện bằng các phương thức khác nhau và các loại hình thể, có một số hiển thị ra trông rất thô bạo hoặc khiến người ta cảm thấy phản cảm, đó là vì để át chế suy nghĩ khái niệm hóa và bất tịnh quan. [28]
Đoạn văn này đã thuyết minh Không Hành Mẫu dường như không ở đâu là không có mặt – từ thế giới vật chất bên ngoài cho đến thân nội căn, có đầy rẫy Không Hành Mẫu với các hình thức và công năng, có đủ tam thân, ngang bằng với Phật, có khắp ở tất thảy chúng sinh giới và giáo hóa khắp nơi. Vậy thì, Phật giáo Tạng truyền cũng có thể gọi là Không Hành Mẫu giáo rồi phải không? Đoạn văn cũng dựa vào thuyết nhị đế, đem các loại Không Hành Mẫu của Tây Tạng giản hóa thành hai thứ trí tuệ (gồm sự nghiệp, tam muội da) và thế gian. Cái trước là nữ Phật Bồ Tát có chứng lượng khá cao, còn cái sau có thể là thần đất hóa sinh ở nhân gian. Ni Mai Ba Đức Khâm Hắc Lỗ Ca nói: Chư pháp giả danh an lập, vì thế cái gọi là “Không Hành Mẫu” có hai tầng ý nghĩa. Xét ở thắng nghĩa mà nói, ở trong tất thảy hư không pháp thân chư Phật, [29] hành trí tuệ đại lạc, tức là không hành; xét ở mặt thế tục, phàm là thiên nữ hành ở thắng cảnh, hư không nơi thế gian (sát thổ) đều là không hành. Thương xót chúng sinh mà cứu hộ bất cứ lúc nào như người mẹ, đó là cái nghĩa của mẹ (mẫu). [30]
Bề ngoài của Không Hành Mẫu là phi hành (bay lượn) ở “hư không”, về thực nghĩa là xuyên suốt “không tính”, đây là hai tầng nghĩa chữ của không hành; “mẫu” thì ngoài cái biểu trưng là người nữ ra, thì cũng đặc biệt hiển thị ngữ nghĩa “thương xót, cứu hộ”. Sự tu hành của Mật tông, nếu không có Không Hành Mẫu giúp đỡ thì khó mà thành tựu được. Giữa Mật pháp và hành giả có Không Hành Mẫu làm sợi dây liên hệ. Lưu Uyển Lợi nói: Nghiên cứu từ nguyên của Không Hành Mẫu trong Mật thừa Phật giáo (Tantra) thời kỳ cuối ở Ấn Độ, và sự mở rộng về định nghĩa của Không Hành Mẫu sau khi Mật thừa truyền nhập vào Tây Tạng, sơ bộ có thể phân tạm thành hai loại hình lớn: Một là nghĩa ban sơ của Không Hành Mẫu thời kỳ Mật thừa Phật giáo ở Ấn Độ, hai là giải thích nghĩa của Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền. Trong đó, cái trước liên quan đến quá trình đem thần linh ở Ấn Độ giáo chuyển hóa thành bản tôn (Deity) và hộ pháp (Dharmapāla) trong Mật tục Phật giáo; còn cái sau thì bao hàm sự biến đổi thoát xác kể từ khi Liên sư (Guru Rinpoche, Padmasambhava) sau khi nhập Tạng đã hàng phục nữ thần linh và ác ma ở nơi ấy, đem chúng tiếp nạp vào hàng ngũ không hành, hộ pháp. Nói cách khác, trong hai quá trình này, đều xuất hiện sự hấp thu và tác dụng thuần hóa đem thần linh ngoại đạo hoặc totem chuyển hoán thành tín ngưỡng Phật giáo, đồng thời qua đây mở rộng ý nghĩa trùng lặp đa dạng và định nghĩa của Không Hành Mẫu, cũng phân tách ra thành hai bậc lớn của Không Hành Mẫu: tức là Không Hành Mẫu trí tuệ bậc cao và đã chứng ngộ thành Phật, và thần linh hộ pháp ở bậc thấp (thần linh thế gian)… Thông qua sự trình bày giải thích của Willis dẫn thuật ba vị học giả đối với nghĩa chữ tiếng Tạng của Không Hành Mẫu, đối chiếu với sự chuyển hóa của Mật thừa Ấn Độ đối với nữ thần trong Ấn Độ giáo nói ở trên, có thể phát hiện ra hai loại hình của Không Hành Mẫu – bậc cao/bậc thấp, chứng ngộ/thế gian, thiên nữ trí tuệ/thần đất hút máu – được mô tả rất chính xác; còn trong phân kỳ Ấn Độ, Tây Tạng trong Mật thừa Phật giáo cũng hiển bày ra được sự mở rộng, diễn biến đối với định nghĩa của Không Hành Mẫu….[31]
Cũng có nghĩa là nói, do sự diễn biến và trộn lẫn trong thời gian dài và đa văn hóa, danh nghĩa và hình tượng của Không Hành Mẫu khá là phức tạp, chỉ có thể đại khái dựa vào tầng bậc tu hành của nó để chia thành hai loại: Thắng nghĩa và thế tục [32]. Cái trước là thuộc loại Không Hành Mẫu Kim Cương (trí tuệ) và Phật Mẫu, Độ mẫu tu thành chính quả mà có thân phận bản tôn hoặc Thượng sư; cái sau là loại thứ ba của tam căn bản, là thần linh, thiên nữ đại loại như “hộ pháp”, “tín sai – sứ giả” [33] mà hành nhân Mật giáo thường ca tụng, cầu khấn và thờ cúng, hoặc là loại được cung cấp làm bạn tình như Minh Phi, Sự Nghiệp Thủ Ấn [34] trong “Lạc Không song vận”. Nay đem các vai trò và công năng thường thấy của họ ví dụ như sau:
1. Bậc cao: Người nữ tu hành chứng ngộ và ngang bằng với Phật, Bản tôn, Thượng sư
1.1. Phật Mẫu: Thành tựu cao nhất của Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền là Phật Mẫu, như ngũ phương Phật và Phật Mẫu: “Trong số những người chứng ngộ, thì nam nữ đều có, chúng ta có thể nhìn thấy qua những ví dụ sau đây. Đứng đầu trong ngũ phương Phật bộ là năm vị Phật Phụ, họ là Tỳ Lô Giá Na Phật, Bất Động Phật, Bảo Sinh Phật, A Di Đà Phật và Bất Không Thành Tựu Phật. Quyến thuộc của họ là ngũ phương Phật Mẫu: Ninh Sơ Mã (Mying Tsukma), Cấp Mã (Gyema), Na Mã Cơ (Namaki), Na Trát Khải Mô (Naza Karmo) và Đan Xí Trác Mã (Damtsik Drolma).” [35] Ngoài ra còn có sáu bộ Phật Phụ và Phật Mẫu. [36] Phật Phụ và Phật Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền đều được hiển thị bằng tượng Phật song thân ôm nhau. Trong Phật giáo Tạng truyền, Minh Phi của Liên Hoa Sinh – Di Hỉ Thác Gia “tức thân thành Phật”, dưới sự dạy bảo của ông ta mà trở thành Phật Mẫu của Liên Hoa Sinh Phật Phụ. Đỉnh Quả Khâm Triết Nhân Ba Thiết nói: “Thân hình của cô ấy là Kim Cương Du Già Nữ; bản chất của cô ấy là Minh Phi thù thắng – Di Hỉ Thác Gia, Trí Hải Vương Mẫu.” [37] Qua trên có thể thấy, “Không Hành Mẫu”, “Độ Mẫu”, “Kim Cương Hợi Mẫu”, “Minh Phi”, “Kim Cương Quả Tự Tại Mẫu”, “Kim Cương Du Già Nữ” trong Phật giáo Tạng truyền đều có ý nghĩa là “Phật Mẫu”.
1.2. Độ Mẫu: Tiếng Phạn là Tara, tiếng Tạng là Drolma, hoặc dịch là Bồ Tát Đa La, là người nữ cứu độ. Trong Phật giáo Tạng truyền hoặc là chỉ Độ Mẫu do Quán Thế Âm Bồ Tát hóa hiện, lấy việc cứu độ chúng sinh khổ nạn làm chính, có thể tiêu tai giải ách, đoạn trừ nghiệp chướng, tăng trưởng công đức, đầy đủ sở nguyện, là từ mẫu trong tâm trí người Tây Tạng…Độ Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền có rất nhiều chủng loại, trong đó có Độ Mẫu Phẫn Nộ: “Là một vị Phật Mẫu khéo phân biệt đúng sai, thông minh trí tuệ. Phật giáo Tạng truyền cho rằng, quán tu Độ Mẫu Phẫn Nộ có thể thanh trừ chướng ngại, thành tựu bốn sự nghiệp, phân rõ đúng sai, tiêu trừ phiền não vô tri và vô minh của con người. Thế nhưng, pháp tu trì Độ Mẫu Phẫn Nộ là bí mật trong bí mật, là pháp thậm thâm truyền tai. Kim Cương Mật thừa cho rằng, chỉ có những hành giả có đầy đủ diệu tướng thắng diệu, giữ gìn giới luật thanh tịnh thì mới có đủ tư cách tu trì pháp môn bí mật này, hơn nữa thông thường phải tu trì ở những nơi như hẻo lánh như rừng xác, núi sâu” [38]. Độ Mẫu Phẫn Nộ còn được gọi là Phẫn Nộ Uế Tích Mẫu, là Phật Mẫu không hành thanh trừ ô uế thân tâm.
1.3. Trí Tuệ Nữ: Trí Tuệ Nữ theo tên đoán nghĩa, là chỉ nữ hành giả có trí tuệ. James Robinson thì cho rằng định nghĩa của Không Hành Mẫu là “người nữ chứng ngộ Không tính”, cũng tức là “hóa thân nữ tính của trí tuệ”. [39] Nếu sau khi thực sự chứng ngộ Không tính, thì sẽ có trí tuệ Bát Nhã được sinh ra, do đó ới nữ hành giả chứng ngộ Không tính, Phật giáo Tạng truyền gọi là Không Hành Mẫu Trí Tuệ (wisdom ḍākinī); “Đại thủ ấn giáo ngôn” nói: “Âm thanh không gì so sánh nổi này đến từ A Xí Thu Cát Trác Mã – tằng tổ mẫu của tôi, bà ấy là một vị Không Hành Mẫu Trí Tuệ.” [40] Do đó, Trí Tuệ Nữ chỉ là tên gọi chung có được từ thành tựu trong tu chứng của cô ấy, có thể áp dụng chung cho tất cả các Không Hành Mẫu bậc cao.
2. Bậc thấp: Hộ pháp, Minh Phi, Sự Nghiệp Nữ ở tầng thế gian
2.1. Thiên nữ: Từ một tầng ý nghĩa khác trên mặt chữ, Không Hành Mẫu là người nữ bay lượn trong không trung, tức là thiên nữ. Anagarika Govinda thì bày tỏ rằng: Không Hành Mẫu đại khái chỉ “thiên nhân được thể hiện bằng hình tượng nữ tính. Họ có bản thể hư không minh tịnh, đi lại tự do trong thiên không”. [41] Do đó, thiên nữ là dựa vào năng lực hoạt động của họ mà đặt tên, hoặc có lẽ đó là hình tượng khá nguyên thủy của Không Hành Mẫu, là vai diễn bậc thấp, còn cái gọi là “bản tính hư không minh tịnh” chỉ là sự gắn thêm (phụ họa) ở tầng thứ trừu tượng.
2.2. Minh Phi, Sự Nghiệp Nữ: Minh Phi là bạn tình của Thượng sư hoặc Lạt Ma. Đạt Lai Lạt Ma nói: “Khi hành giả đạt đến một tầng thứ khá cao trong đạo Mật tông, thì họ sẽ được yêu cầu đi tìm Minh Phi hoặc Dũng Phụ để làm động lực nhập đạo.” [42] Tông Khách Ba cũng nói: “Minh Phi nhan sắc thù diệu, tuổi chừng mười lăm mười sáu, hương hoa khéo trang điểm đẹp, dục lạc ở trong đàn thành.” [43] Cái gọi là tu hành ở tầng thứ khá cao và động lực nhập đạo cần thiết của anh ta chính là pháp nam nữ song tu (giao hợp) Vô thượng Yoga, và người nữ hiến thân phối hợp, người có đủ các điều kiện này được gọi là Minh Phi. Nếu bản thân đã hoàn thành thứ đệ sinh khởi và quán đỉnh thứ tư, đồng thời hợp tu thực tế mà có “đại công đức”, thì có thể tôn xưng là Phật Mẫu, Không Hành Mẫu, Độ Mẫu. Kế đến, cung cấp người nữ Sự Nghiệp phục vụ “song tu”, cũng gọi là “Sự Nghiệp Thủ Ấn”. Liên Hoa Sinh nói: “Muốn để minh điểm tăng trưởng, hành Sự Nghiệp Thủ Ấn, nên dùng người mười sáu tuổi, hoa sen và ngực đều mẩy, eo thon để khiến người nam vui không thể nhịn nổi, thân bản tôn của mình và người cũng minh hiển.” [44] Sở dĩ dùng người nữ có hoa sen (âm hộ) và ngực đều mẩy mà eo thon, chính là để dẫn khởi tính dục cho người nam, nôn nóng muốn cùng người nữ giao hợp, hoàn thành “sự nghiệp dục tham là đạo”, người nữ đáp ứng được thứ yêu cầu này, kỳ thực chỉ là công cụ tình dục (nô lệ tình dục).
2.3. Thần linh, tà ma: Lưu Uyển Lợi nói: “Liên sư (Guru Rinpoche, Padmasambhava) sau khi nhập Tạng đã hàng phục được nữ thần linh và nữ tà ma, đưa họ nhập vào hàng ngũ không hành, hộ pháp.” [45] Loại Không Hành Mẫu cấp thấp được chuyển hình từ (nữ) quỷ thần ở địa phương vẫn có đầy đủ tập tính trong đạo nghiệp của mình, hơn nữa chỉ là chú thuật ngoại đạo hàng phục chỗ Liên Hoa Sinh, bản chất và trí tuệ của chúng không phải là thuần chính. Vai diễn mà bọn họ đóng vai đa phần là bảo vệ Mật pháp, quét trừ ma chướng [46], bao gồm “phục Tạng”. Cuốn “Thổ quan tông phái nguyên lưu” nói: “Đại sư Liên Hoa Sinh và một số ít đại sư có đức tướng, vì muốn giáo hóa chúng sinh trong tương lai, đem rất nhiều giáo thụ ở hai tất địa tu tập cùng và không cùng làm phục Tạng mai Tạng (chôn ở chỗ nào đó trong đất Tạng), ra sức gia trì, khiến không mất hỏng, giao cho thần hộ pháp thủ Tạng nắm giữ, cùng phát tịnh nguyện, nguyện pháp này được gặp hóa cơ có duyên đời xưa.” [47] Trong Phật giáo Tạng truyền có phục Tạng nổi tiếng như: “Trung hữu đại văn giải thoát”, “Không hành giáo thụ”…Phục Tạng là do thần thủ hộ như Không Hành Mẫu phụ trách bảo vệ, giữ gìn, khi duyên chín thì sẽ được hành giả phù hợp đào lên. Do đó, Không Hành Mẫu có nghĩa là thần thủ hộ như quỷ nữ, dạ xoa nữ, la sát nữ… |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |