Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] -5 |
Phật giáo Tạng truyền là do người nam làm chủ, Đức Cát Trác Mã nói: “Các đền điện Mật tông trong tự viện là thuộc về người nam, đó là đền đài của người nam trong Phật giáo Tạng truyền, khiến cho người nữ trong cuộc sống tôn giáo bị ra rìa, trở nên thấp bé, cho đến không thể thấy”. [59] Trong Phật giáo Tạng truyền do nam giới làm chủ, Không Hành Mẫu chỉ là sản phẩm phụ thuộc, công cụ tình dục của nam Thượng sư thôi, không có nhân quyền bình đẳng, địa vị của họ lên hay xuống hoàn toàn đều do người nam quyết định, chứ trọng điểm không nằm ở chứng lượng tu hành tâm tính của cá nhân, mà là độ phối hợp và độ thỏa mãn trong quá trình “song tu”. Nếu như lấy Tứ tướng của Liên Hoa Sinh để đòi hỏi người nữ đáp ứng yêu cầu thật cao, thì những trường hợp hoàn toàn phù hợp trong lịch sử lại không nhiều. Do đó, chắc chắn lại phải có pháp biến thông nào đó như: Một, thoái lùi chấp nhận lấy cái thứ yếu, vẫn sẽ sử dụng. Hai, tăng cường thêm biện pháp nhân tạo, bồi dưỡng hậu thiên.
2. Bồi dưỡng hậu thiên
Phái Tát Già sau khi tìm được người nữ có đủ lục tướng, còn phải trải qua sự dạy dỗ, huấn luyện, thi sát hạch thì mới có thể được đảm nhiệm Minh Phi trong pháp tu song thân. Nội dung và thứ tự của việc bồi dưỡng này là: Trước hết “khi nghe bốn bộ Mật tục Kim Cương thừa, sinh khởi tín niệm không cùng chung, để đoạn hí luận, hành một cách không sợ hãi ở áo nghĩa thậm thâm.” [60] Cũng có nghĩa là cho cô ấy nghe khái quát về bốn bộ Mật tục của Kim Cương thừa, có sự hiểu biết, tin theo đối với hành pháp đặc biệt “tức thân thành Phật” (không cùng chung với Phật giáo) trong “hưởng thụ dâm lạc” của nam nữ song tu, hơn nữa là phải đoạn trừ cả suy nghĩ “tà dâm phạm giới”, không phải lo lắng, sợ hãi khi hợp tu song thân pháp “thâm ảo”. Đây là sự tẩy não về mặt quan niệm tư duy, để trừ khử chướng ngại tâm lý của người bình thường. Tiếp đến là “Thụ thập thiện, ra sức hành ở pháp này, khi Ưu bà di hành Bố Tát đến viên mãn, cô ấy sẽ thanh tịnh liên tục bằng Biệt giải thoát giới, Bồ Đề tâm giới, Bồ Tát giới...” [62] Cũng có nghĩa là nói về bề ngoài là thụ Ngũ giới, Bồ Tát giới của Phật giáo, nhưng thực chất bên trong là thụ Tam muội da giới của Mật giáo, để phòng ngày sau tiết lộ bí mật của song thân pháp. Do song thân pháp vi phạm vào giới “Không (tà) dâm” cua Phật giáo, cho nên dựa vào Tam muội da giới của Mật giáo làm khai duyên, là chính giới để hợp lý hóa, thần thánh hóa dâm hành của nam nữ song tu. Tiếp đến là thụ quán đỉnh: “Lấy quán đỉnh tịnh trị: Tức lấy bốn loại quán đỉnh viên mãn mà thanh tịnh”[63] Lần lượt là bình quán, mật quán, huệ (tuệ) quán và đệ tứ quán, để khiến cho người nữ này trở thành đệ tử Mật giáo, ngày sau mới có thể hợp tu song thân pháp. [64] Đồng thời dựa vào đây để thủ lấy hồng bạch Bồ Đề (nam tinh nữ dịch) làm cam lộ, dùng để cúng “tuệ quán”. Để phối hợp với Thượng sư song tu trì lâu không xuất (bế tinh), thì người nữ này (Minh Phi) cần phải tu thêm chuyết hỏa định, bảo bình khí vân vân: “Lấy Du Già thiền định tịnh trị: Lấy sức mạnh Du Già, nhiếp khí để người có thể trì Bồ Tát tâm làm việc đó.” [65] Tự mình khống chế và nam Thượng sư cùng vào trong cơn cực khoái tình dục cùng lúc và bế tinh, kéo dài thời gian thể nghiệm cảnh giới “Lạc Không song vận”, giành lấy trí tuệ Lạc Không bất nhị, hoàn thành cực quả của “tức thân thành Phật”. Có thể tự lợi, lợi tha như thế, thì mới là Minh Phi có tư cách viên mãn. Như trên đã nói, sự huấn luyện Minh Phi của phái Tát Già,. Từ nghe mật pháp, thọ trì mật pháp, đến hoàn thành quán đỉnh thứ tư, nhập vào đàn tràng để thực tu…các loại bày đặt như thế, đều chỉ là để cô ấy trở thành công cụ tình dục của nam Thượng sư. Nếu từ nền tảng này mà lại gia tu trung mạch, bảo bình khí và nâng hạ minh điểm, thì có thể được hạng nâng lên thành bạn tình của nam Thượng sư. Tiếp đến là sự huấn luyện của phái Cát Cử, như “Na Lạc lục pháp” viết: Sau khi tìm được, đầu tiên lĩnh thụ quán đỉnh, khéo giữ các giới. Nhưng không biết nghi quỹ, tu cũng không thành, cho nên lại phải hiểu ý nghĩa của nghi quỹ đồng tất, sau đó mỗi ngày bốn lần tu tập cho tốt… Người nữ có 64 loại tính lực, khác với những người nữ bình thường, khi họ đến lúc giao hợp, 64 loại tính lực mỗi loại đều có thể hiển lộ. Hơn nữa từng loại đều biết rõ tất cả, nếu không biết hết, nhất định là người giả… Cho nên khi giao hợp, trước tiên nhất định phải kiểm tra âm hộ của đối phương có phải là ma nữ hay là Không Hành Mẫu? Nếu không thể xác định được người đó là Không Hành Mẫu, thì vạn vạn không được mơ hồ giao hợp với cô ta, như thế là tự tạo đại ác nghiệp khôn lường đó. Khi đi tìm, bất luận người nữ dung mạo xấu đẹp thế nào, chỉ cần xem cô ấy có phải là Không Hành Mẫu hay không. [66] Cũng là những hình thức phiền toái về quán đỉnh, thụ giới, nghi quỹ đồng tất, mục đích chỉ là để khai mở một cách hữu hiệu “64 loại tính lực” của người nữ này, để trong lúc giao hợp có thể hưởng thụ đầy đủ dâm lạc biến hóa đa dạng của người nữ ấy. Cũng vì song thân pháp của phái Cát Cử là sự tu trì tinh cần “một ngày bốn lần”, nên đương nhiên là phải thẩm kĩ đến kĩ năng tình dục và phẩm chất năng lực tình dục của đối phương, thì mới có thể duy trì được sự ham muốn về tâm lý và hưng phấn về sinh lý, nếu không làm nhiều sẽ thấy nhàm chán, khó mà giữ lâu bền được. Do đó, trước khi giao hợp, cần phải kiểm tra kĩ “âm hộ” của người nữ xem có hội tụ đủ các điều kiện của Không Hành Mẫu hay không. Nếu không thể xác định được thì không được cộng tu với cô ta, để tránh “tạo nghiệp”. Ngoài ra, trong huấn luyện ở Mật tục, như “Hỷ Kim Cương bản tục” nói: Các Không Hành Mẫu sẽ chỉ thị cho ông ấy: Thọ dụng vị trí nào, vị trí nào thủ ấn! Ôi! Vajradhrk, tất cả là vì chúng sinh. Thọ dụng người nữ mắt to, tuổi vừa đủ tới, trẻ, đẹp, thì ông ấy tất sẽ truyền quán đỉnh chủng tử giác ngộ cho người nữ này. Trước hết để cho cô ấy thụ hành thập thiện, ông ấy nên giải thích cho cô ấy về “pháp” (Dharma), làm thế nào để tâm chuyên chú trên thân Bản tôn, và ý nghĩa thân hình tượng trưng, tâm cảnh liên quan đến chuyên chú. Sau một tháng rèn luyện, cô ấy sẽ trở thành Minh Phi đầy đủ đạo khí, đây là điều không cần phải nghi ngờ. Cho nên người nữ này bây giờ đã lìa xa được tất thảy mọi tà kiến điên đảo sai lầm, hành giả sẽ thọ dụng cô ấy như báu vật được ơn trên ban cho. Hoặc hành giả có thể dựa vào sức mạnh của mình để chiêu vời một vị Minh Phi đến từ thiên nhân, a tu la, nhân gian hoặc dạ xoa, hoặc khẩn na la để nhiếp thụ. Sau đó song tu với cô ta, hành giả khi tu pháp môn này, phải phối hợp định lực không tinh mà hành trì. [67]
Điều kiện và sự huấn luyện Không Hành Mẫu nói trong “Hỷ Kim Cương bản tục” đơn giản hơn so với phái Tát Già và Cát Cử: Trẻ, đẹp, mắt to, truyền quán đỉnh, huấn luyện hành thập thiện, mật pháp giải thoát, quán tưởng Bản tôn… Sau một tháng là tốc thành Minh Phi “đủ đạo khí”, tức là có thể nhập đàn tràng để tiến hành song tu rồi. Qua những ví dụ trên, có thể thấy Không Hành Mẫu đạt tư cách trong Phật giáo Tạng truyền, về mặt lý luận là phải hoàn thành tu tập Sinh khởi thứ đệ, chứng được “không tính”, hơn nữa trong quá trình hợp tu lại phải có thể vận khí đưa vào trong thân của nam hành giả, giúp đỡ anh ta thành tựu tu chứng Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị, thì mới có thể đảm đương được chức vụ “bạn tình” của Thượng sư, để được tôn xưng thành Phật Mẫu, Minh Phi. Nhưng vì điều kiện quá nghiêm ngặt, trên thực tế cực khó kiếm được người đủ tư cách như vậy, cho nên đa phần đều hạ thấp tiêu chuẩn xuống, chỉ cần trải qua các hình thức quán đỉnh, thụ giới vân vân là có thể phái lên đàn tràng rồi. Cho nên, đại đa số người nữ cuối cùng đều luân lạc thành công cụ tình dục hoặc nô lệ tình dục của Lạt Ma thôi. Do Phật giáo Tạng truyền lấy “dục tham” làm đạo, hơn nữa còn lấy dâm lạc của nam Thượng sư làm chính, một ngày nhiều lần, quanh năm không nghỉ, không phải chỉ có một người nữ có thể kham nổi, mà cần có rất nhiều người nữ cùng hiến thân làm đạo cụ. Do đó, trong hàng phụ nữ hễ ai có tư chất, nhan sắc thì bất cứ lúc nào cũng có thể được chọn, được huấn luyện, sau đó chỉ trong một khoảng thời gian là trở thành đối tượng hoặc công cụ để nam Thượng sư hưởng thụ dâm dục, cưỡng bức giao hợp. Để dụ dỗ người nữ đồng ý sẵn sàng phối hợp, thì họ sẽ tôn vinh gọi những người nữ này là Phật Mẫu (Minh Phi), hoặc gọi chung là Không Hành Mẫu. Về mặt bản chất là vẫn không thoát rời khỏi sự mê mờ trong sùng bái Linga (dương vật) trong phái Siva và sùng bái Shakti (nữ âm) của phái Tính Lực trong Ấn Độ giáo. Còn về khởi điểm và quá trình của nam nữ song tu, âm dương giao cấu của Phật giáo Tạng truyền, tất cả đều là do người nam chủ động, người nữ phục tùng, tương ứng với nguyên mẫu Không Hành Mẫu (Dākinī) làm “thị nữ - hầu gái” của người vợ (Ca Lê) của thần Siva. Từ bốn điều kiện lựa chọn “Không Hành Mẫu” của các phái đất Tạng nói trên, ta thấy rằng nếu như người nữ nào lớn tuổi, nhan sắc phai nhạt, cơ quan sinh dục rệu rã, vừa không khiến người nam hứng tình, giao hợp với cô ta sẽ không có đại lạc, vừa không có giá trị lợi dụng, nên chỉ có thể phế truất, tìm các cô gái non trẻ hơn. Hoặc để đạt được hứng tình đa dạng hóa, cũng cần phải tìm đến những người nữ có hình thể, cơ quan sinh dục các thể loại khác nhau để thay đổi khẩu vị. Với hành vi có mới nới cũ, tham lam vô độ như vậy, thì ắt phải cần đến sự hy sinh của một số lượng lớn các cô gái để cung cấp thỏa mãn dâm lạc cho họ. Tuy là dùng các danh từ đẹp đẽ như Trí Bi song tu, Lạc Không song vận, Dục tham là đạo, tức thân thành Phật [68], nhưng đều không nằm ngoài sự ích kỉ và ảo tưởng của (tập thể) người nam. Người nữ dưới sự uy hiếp, dụ dỗ, lừa bịp của văn hóa nam quyền chỉ có thể phục tùng, phối hợp, để đổi lấy những lợi ích thế tục và ảo tưởng về tôn giáo. Thế nhưng, do người nam lúc đầu thì loạn bậy, cuối cùng vứt bỏ, nên đa phần những người nữ đều rơi vào kết cục bi thảm, ti tiện. Bởi vì, dưới con mắt dâm dục của người nam, người nữ chỉ có chức năng và giá trị (cơ quan sinh dục) cục bộ, không hề có nhân cách đầy đủ và độc lập riêng biệt. Hơn thế nữa, Mật giáo lấy dâm lạc xác thịt và vọng tưởng thổi phồng làm giáo nghĩa căn bản, hai bên nam nữ sẽ đều mãi mãi bị trói buộc vào trong chấp mê của ngũ ấm lục thức, không thể nào đoạn được ngã kiến, được giải thoát; sau khi mệnh chung, sẽ càng phải theo nghiệp đã tạo mà bị đọa vào trong Tam ác đạo. Nói tóm lại, các điều kiện tuyển (Minh) Phi và sự huấn luyện cho đến các nghi quỹ nhập vào đàn thành để tu hành (song thân) nói trên, xem ra có vẻ phức tạp và trịnh trọng, nhưng kỳ thực càng giống với một pháp chướng ngại mắt, từ đầu đến cuối đều không lìa khỏi khoái lạc “tình dục”, hoặc kèm theo vọng tưởng “lấy âm bổ dương, tăng cường năng lượng (tình dục)”, cho đến ảo giác đại loại như “quên mình, chứng không hợp nhất” trong cơn cực khoái tình dục. Do đó, đa phần các trường hợp, Thượng sư ở vai trò chủ đạo đều không so đo kì kèo gì nhiều về điều kiện thân tâm và gia hành, huấn luyện của Không Hành Mẫu, chỉ cần người nữ đồng ý hợp tu là trực tiếp tuyển dụng luôn. Những quy định và nghi thức kia đều chỉ là trò hề giả thần giả quỷ, đối với người nữ chấp nhận hiến thân mà nói có lẽ chỉ là sự tô vẽ và an ủi cần thiết, để họ chìm đắm vào trong một thứ tình cảm thiêng liêng, phụng hiến, dựa vào nghi thức và danh phận này để siêu vượt lên trên sự bỉ ổi, ô uế tình dục và sự thô bạo trong xâm hại tình dục mà thôi. Lấy những điểm này làm hạt nhân, mở rộng đến toàn bộ giáo nghĩa của “Phật giáo Tạng truyền”, họ cũng áp dụng cùng một bộ phương pháp để lừa bịp tín chúng, bao gồm cả các nam chúng vừa nhập môn, cho đến các Thượng sư tu học lâu năm, họ đều trở thành những kẻ lừa đảo. Điều này cũng không chỉ có ở “Phật giáo Tạng truyền”, mà vẫn luôn có vô số các vụ lừa tình và xâm hại tình dục với danh nghĩa là các tôn giáo giả.
3. Hai vụ việc: Phật Mẫu Cơ Mễ Nhã và June Campbell
Khi chiếc khăn voan thần bí của Tây Tạng dần dần được vén lên, chân tướng của nam nữ song tu được công bố rộng rãi ở các nước văn minh, thì lập tức nổ ra rất nhiều nghi vấn và phê phán. Thế nhưng các Lạt Ma Tây Tạng sống lưu vong tại nước ngoài ai nấy đều nói họ xưa nay chưa từng tu hoặc hiện tại đã không tu nữa… Chủ tịch quỹ Tôn giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma ở Đài Loan, ông Đạt Ngõa Tài Nhân cho đến hôm nay vẫn áp dụng những ngôn từ tương tự mà không hề sửa đổi, thì có thể thấy là toàn cầu đều thống nhất cả. Thế nhưng, có rất nhiều trường hợp thực tế có thể chứng minh rằng song thân pháp và Không Hành Mẫu quả thực đã từng tồn tại, hơn nữa vẫn còn cho đến ngày nay. Tình huống tương đối tốt là hai bên lợi dụng lẫn nhau, ai nấy lấy cái mình cần, nhưng không từng thành tựu bất kì quả vị Phật giáo nào, đến ngay cả trí tuệ Sơ quả bậc đầu tiên của đạo Thanh Văn cũng không đạt được. Từ đó trở xuống thì đều phơi bày ra dục vọng thú tính của mình thông qua phương thức “dụ dỗ thông dâm, xâm hại tình dục” mà không có chút ý nghĩa tu hành nào cả. Địa vị của người nữ trong vùng Tây Tạng cực thấp, nhưng theo lý luận của Phật giáo Tạng truyền thì nam nữ hợp tu là pháp nhanh chóng thành tựu chứng ngộ “Phật quả”, vì thế các Thượng sư hoặc Lạt Ma cao cấp bắt buộc phải tìm người nữ để song tu, và để đạt được mục đích của mình mà ban cho họ những phẩm hàm thiêng liêng kiểu như “Không Hành Mẫu, Phật Mẫu, Minh Phi”, khiến cho người nữ bị mê hoặc bởi thân phận phẩm hàm đó mà sẵn sang cung cấp công cụ tình dục, phối hợp song tu. Vai diễn của Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền có thể lấy hiện thân thuyết pháp của “Phật Mẫu Cơ Mễ Nhã” [69] làm ví dụ chứng minh: Tiểu Cơ Mễ Nhã là một cô gái ở thôn Điều Cốc phía nam, năm đó 14 tuổi. Kim Cương Chu Ba đi qua thôn này nhìn thấy Cơ Mễ Nhã đã muốn cô gái nhỏ ấy làm Phật Mẫu. Phật Mẫu cũng gọi là Minh Phi. Nước Bu Tan những năm đó có chính trị và tôn giáo hợp nhất, người người đều nói về sự phụng hiến, nên các cô gái có thể đem thân mình cúng dường cho Phật làm Minh Phi là một chuyện vô cùng vinh dự, vì thế mà Cơ Mễ Nhã đã vui vẻ đồng ý. Kim Cương Chu Ba đưa Cơ Mễ Nhã đến một ngôi chùa lớn ở Đình Bố, vào phòng tu bí mật của Đại Kim Cương Lỗ Ba. Chu Ba đem cô bé hiến cho thầy của mình. Đại sư vô cùng nghiêm túc thực hiện nghi thức Liên Hoa Kim Cương cho cô bé, cũng tức là “gia trì Minh Phi”. Đại sư nói: “Thân nữ thế tục của con sau khi trải qua quán không đã trở thành thân thiên nữ rồi.” Thế là cô bé liền trở thành Minh Phi. Đại sư kéo tay cô bé vào trong trướng……Cô bé không sợ nữa, sau đó theo pháp Thản Đặc La (Tantra), đại sư ôm cô bé vào trong lòng….. Đó gọi là “đại định hòa hợp nam nữ”. Trong đại định hòa hợp, Kim Cương không được động, tập trung tư tưởng trong “đại lạc” để thể nghiệm…. Làm Minh Phi là chuyện không dễ dàng gì. Trong cuốn “(Mật tông) đạo (thứ đệ) Quảng Luận” của đại sư Tông Khách Ba phái Cách Lỗ có quy định Minh Phi phải hiểu được hơn 30 loại động tác đại định hòa hợp.... Khi cô bé và Đại Kim Cương Lỗ Ba nhập định (giao hợp), thì đệ tử của Lỗ Ba là Chu Ba quỳ ở ngoài màn trướng, trong lòng quán tưởng đến Đại Nhật Như Lai. Sau khi đại sư hoàn thành nhập định, lập tức kéo tay cô bé bước ra khỏi màn vải. Lúc này, đại sư dùng ngón tay cái và ngón vô danh (áp út) khều lấy hai thứ châu báu hồng bạch từ trong liên hoa của cô bé. Hồng bạch nhị châu này gọi là Ma Ni bảo. Đại sư miệng niệm: “Kim Cương Trì quán đỉnh cho Phật tử của ta” và một đoạn lớn “Kim Cương Man kinh”, rồi lại niệm chú ngữ Nga Na Bát Để Chủ Tôn; sau đó đem Ma Ni bảo đặt vào trong miệng của đệ tử, bảo đệ tử nuốt xuống…. Vì sao khi làm mật quán đỉnh, nhất định phải yêu cầu tuyển dụng các cô gái 12, 14, 16 tuổi vậy? Là vì như thế mới bảo đảm đó là gái đồng trinh, thì trong liên hoa của gái trinh mới có thể lấy ra được hồng châu chứ!...Sau khi nuốt xuống, Phật Mẫu nói, đại sư đem cô bé sau khi nhập “đại định” đó đích thân đặt vào trong tay của đệ tử, sau đó tay cầm chùy kim cương đặt lên đỉnh đầu của đệ tử, miệng niệm rằng “chư Phật làm chứng, đưa cô ấy trao cho ngươi”… Lễ trao Minh phi xong, bèn lệnh cho đệ tử như pháp tu trì “đại định hòa hợp”. Đệ tử một bên nhập định thể nghiệm đại lạc, đại sư đứng ở bên chỉ đạo. Cho đến khi đại sư vừa ý, cho rằng đã hợp với nghĩa lý mới thôi. Từ đó trở đi, tiểu Cơ Mễ Nhã đã trở thành Minh Phi của Chu Ba…. Sau đó là sự tu trì Lạc Không song vận kéo dài… Các tăng nhân Mật tông 40 tuổi đại đa số đều luyện thành thục khí công, súng ống không đổ, thời gian đại định kéo dài, cho nên Cơ Mễ Nhã 14 tuổi luôn ở tình trạng thân thể mệt mỏi, kiệt quệ tinh thần....Đến năm 16 tuổi thì sinh hạ một đứa con trai, năm 19 tuổi thì sinh thêm một con gái. Chính vào năm sinh đứa thứ hai, Chu Ba Kim Cương lại tìm thêm được một Phật Mẫu 12 tuổi.... Phụ nữ mà sinh được hai đứa con rồi, làm sao mà tốt bằng gái 12 tuổi được?... Kim Cương sau khi nhập định, dùng Minh Phi để thi triển “đại lạc”, dần dà lâu ngày, “đại lạc” không còn sinh khởi tác dụng với người nhập định nữa, cũng chứng minh là tiêu trừ triệt để dục vọng. “Đại lạc” của Minh Phi càng cao cấp, thì người nhập định càng không quán ra được hình tượng quang huy của chủ tôn, vậy thì vị Kim Cương ấy sẽ đạt đến cảnh giới “không”. Đạt đến cảnh giới “không” là đạt đến cảnh giới thành Phật rồi. Cho nên, “đại định hòa hợp” là nội dung chủ yếu của “ý” trong Vô thượng Yoga, “Lạc Không song vận” là con đường chủ yếu của tức thân thành Phật…. Dựa trên những thể nghiệm của tôi, người làm Minh Phi căn bản là không hề tồn tại khả năng không quán. Minh Phi sau khi lên “hòa hợp”, nhiệm vụ chủ yếu của cô ấy là sinh ra “đại lạc”. Minh Phi đều là những cô bé chưa thành niên, mấy chục phút sau đã mệt đến mồ hôi đầm đìa, làm gì có tâm tư nào mà đi không quán hình tượng quang huy của đại thần chủ tôn nữa?.... Ban đầu vốn là một sự phụng hiến vô tư, nhưng sau đó thì hiểu ra rằng tôi đang bị ngược đãi. Tôi sau khi tốt nghiệp khoa Xã hội học ở Mumbai về Bu-Tan, thì vừa hay bắt gặp cuộc cách mạng dân chủ của quốc vương Đa Nhĩ Cát, bèn viết một tấu chương “Kết thúc mật tu đại định hòa hợp” rất dài cho quốc vương.... Vào cuối những năm 60, sau khi bãi bỏ chế độ nông nô, chính giáo hợp nhất cũng bị giải thể, quốc vương tuyên bố đại định hòa hợp là phi pháp….Các vị Kim Cương không dám công khai bốn phương đi tìm các cô gái trẻ đẹp 12, 14, 16 tuổi nữa, thế nhưng chuyện “đại lạc” theo tôi được biết thì vẫn còn tồn tại, chỉ có điều đã được làm một cách bí mật hơn mà thôi.
|
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |