Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] -6 |
Đây chính là thủ đoạn mà Phật giáo Tạng truyền lung lạc Không Hành Mẫu – nâng cao phẩm hàm và địa vị của cô ấy, khiến cho phụ nữ khắp vùng Tây Tạng cho rằng hiến thân cho Lạt Ma song tu mà trở thành “Phật Mẫu” là một chuyện vinh dự - ăn uống không thiếu, lại được người người sùng bái. Còn về nguồn gốc của các Minh Phi này, có một phần là các cô gái (gái trinh vị thành niên) do đệ tử Mật giáo tìm được ở bên ngoài, đem về dâng hiến cho Thượng sư; các cô gái sau khi trải qua việc Thượng sư quan hệ tình dục để “gia trì”, thì ban cho cái tên gọi là “Minh Phi”, sau đó là tiến hành thực tu “đại định hòa hợp”. Trong quá trình đó, Thượng sư (Kim cương) bất động, tập trung ý thức vào việc bế tinh không xuất trong cơn cực khoái tình dục, để thể nghiệm cảm giác “đại lạc”. Minh Phi thì phải dùng mấy chục tư thế và động tác giao hợp, kích thích lâu dài sự hưởng thụ của Thượng sư, còn bản thân ngoài việc cơ thể bận rộn mệt mỏi ra, không còn chút sức thừa nào để quán tưởng “không” nữa. Có thể nói, hai bên trong quan hệ tình dục này là không hề có sự bình đẳng, Thượng sư toàn thời gian tiếp nhận sự phục vụ cả gói của Minh Phi, hưởng lạc tuyệt đối, mà lại còn giả đò giả tảng “quán không” để ức chế xuất tinh (trong cực khoái). Thượng sư sau khi hoàn thành nghi thức gia trì (mở nụ) [70], để cảm ơn sự cúng dường của đệ tử, đã dùng một nghi thức hủy nhục tên Phật, đem Minh Phi này tặng cho đệ tử, đồng thời đích thân chỉ dạy hai người làm lại hành vi “đại định hòa hợp” nói ở trên, thành tựu sự truyền thừa bí mật giữa thày trò lần đầu tiên. Dưới góc độ nhân tính bình thường mà nói, cả quá trình này có thể nói là hai người đàn ông (thày trò) cùng hợp mưu để dụ dỗ và thông dâm luân xa chiến với phụ nữ, người nữ không hề có chút quyền tự quyết và sau khi bị chơi bời thì không hề có quyền tố cáo nào. Con đường nhân sinh tiếp theo của họ là “tu trì Lạc Không song vận trong thời gian dài”, cũng tức là liên tục bị cưỡng bức và phục vụ tình dục dưới danh nghĩa tôn giáo. Một minh chứng khác, đó là câu chuyện của tăng ni xuất gia June Campbell [71] người Âu Mỹ: Sự việc xảy ra như sau: Vào thời đại HiPhật phápy những năm 60, sau khi June Campbell trở thành một tín đồ Phật giáo [72] ở quê nhà Scotland, cô đã đi du lịch đến Ấn Độ và xuất gia ở đó trở thành một tỳ kheo ni. Sau đó, cô đã sống 10 năm trong một ngôi tự viện của Lạt Ma Tây Tạng, thâm nhập tiếp cận sâu vào tầng cao thần bí trong tín ngưỡng này vượt xa hơn so với bất kỳ người phương Tây nào. Cuối cùng, cô ấy còn trở thành người phiên dịch tùy tòng của đại sư Mật tông Phật giáo Tạng truyền Kalu Nhân Ba Thiết khi đi diễn thuyết tại Âu Mỹ vào những năm 70. “Chính là vào sau thời kỳ đó”, Campbell nói: “Kalu Nhân Ba Thiết đã đề nghị tôi trở thành bạn tình của ông ta, cùng tu Mật pháp song tu với ông ta”…. “Sau nhiều năm trôi qua, tôi mới tỉnh ngộ ra rằng cái mức độ mà mình khi đó đang bị xâm phạm và bị lợi dụng từ lâu đã trở thành một loại bóc lột và chà đạp tình dục rồi.”…Như những gì mà Campbell kể lại trong sách, những Lạt Ma cao cấp có xưng hiệu là “đại sư” thì tự nhận rằng mình đã đạt đến cảnh giới có thể tiến hành song tu hợp thể nam nữ thực sự mà không bị tình dục làm ô nhiễm. Trong cái gọi là “Mật tục” của Tây Tạng đã giải thích rất chi tiết về phép kiểm soát hô hấp Yoga và các phép tu hành khác mà những xưng hiệu này có thể kiểm soát được dòng tinh dịch của nam giới. Mục đích chủ yếu của tất cả các phương pháp này đều không ngoài việc “đưa tinh dịch men theo cột sống lưng chạy lên trên dẫn đến não bộ”….Trong trạng thái giữ cho bản thân không xuất tinh ra, người nam thậm chí còn có thể thông qua việc hấp thu dâm dịch của người nữ song tu để đạt được năng lượng tinh khí đặc biệt. “Việc làm đảo lộn hành vi tình dục thông thường này”, June Campbell nói: “đủ để chứng tỏ địa vị, quan hệ tương đối giữa hai bên nam nữ trong nghi thức song thân, bởi vì nó cho thấy rõ sức mạnh năng lượng là từ trên thân người nữ truyền dẫn sang bên người nam”. Sự mất cân bằng về địa vị nam nữ trong pháp tu song thân này còn là vì các Lạt Ma chắc chắn sẽ luôn kiên trì yêu cầu “Không Hành Mẫu” song tu với họ phải luôn giữ bí mật – mục đích của nó là để giúp cho các Lạt Ma có thể tiếp tục khống chế các bạn tình song tu – nên khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. June Campbell nói: “Cuốn sách này từ khi xuất bản đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều thư gửi đến từ các phụ nữ khắp nơi trên thế giới đã từng gặp phải cảnh ngộ tương tự, thậm chí còn tồi tệ, bi thảm hơn”. Vậy rốt cuộc là nguyên nhân nào đã khiến cho cô ấy liên tục sống bên cạnh Kalu Nhân Ba Thiết suốt gần 3 năm? “Đó là danh vọng và địa vị cá nhân!” Các phụ nữ làm song tu cùng với thượng sư Lạt Ma đều tin tưởng rằng cũng giống như các thượng sư kia, bản thân họ cũng sẽ trở nên vừa đặc biệt vừa thiêng liêng! Bọn họ tin rằng mình đang bước vào lĩnh vực thiêng liêng. Việc bước vào lãnh địa thiêng liêng này sẽ đem đến may mắn trong kiếp sau của mình. Mà để bước vào lãnh địa thiêng liêng này và tiến hành song tu lõa thể với các thượng sư Lạt Ma là một sự thử thách xem có trung thành với tín ngưỡng của mình hay không? Sự kết hợp giữa tín ngưỡng tôn giáo, tình dục, quyền lực với bí mật này có thể sinh ra một hiệu ứng với uy lực cực lớn.... Đối với các “Không Hành Mẫu” kia mà nói, áp lực tinh thần này thông thường là do họ buộc phải phát lời thề độc đảm bảo quyết không tiết lộ những bí mật về tình dục song tu với thượng sư mà còn phải tăng cường mạnh mẽ hơn! Trong trường hợp của June Campbell, cô ấy đã từng bị cho biết rằng nếu như cô ấy phản bội lời thề tiết lộ bí mật, thì “điên cuồng, tai nạn, thậm chí là cái chết” sẽ có thể đổ ập lên người cô bất cứ lúc nào!... Trong văn hóa Tây Tạng, quyền lực đều được nắm giữ trong tay một số ít người mà từ lúc họ lên hai tuổi đã bị ép rời khỏi tay mẹ mình và được đưa đến các tự viện Lạt Ma toàn là đàn ông, những người mà từ nhỏ tâm linh đã bị tổn thương. “Một số người nào đó trong số họ tuy có lúc được cho phép gặp mẹ hoặc chị em mình, nhưng đều được thực hiện trong điều kiện phải đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối – điều này tự nhiên khiến họ liên kết hai chuyện gặp gỡ với phụ nữ và bắt buộc phải giữ bí mật với nhau.” “Khi tôi bắt đầu cởi được những nút thắt cũ trong lòng mình thì tôi cũng bắt đầu sinh ra nghi ngờ đối với tất cả những gì xảy ra trong quá khứ.” Ý của câu này là, điều mà cô đang nghi ngờ đã không phải chỉ là những hành vi của một thượng sư Lạt Ma cụ thể nào đó mà còn hơn thế nữa, cái quan niệm gọi là “thượng sư” phải chăng vốn dĩ nó đã có vấn đề? Cô còn bắt đầu hoài nghi về cả hệ tư tưởng của Mật giáo Thản Đặc La (Tantra) liệu cơ bản chỉ là một sự đại vọng tưởng hay không? Còn nam nữ song tu trong Vô thượng Yoga Mật giáo quả thực liệu vốn có sự khác biệt nào với quan hệ tình dục lõa thể nam nữ thông thường hay không? Cô thậm chí còn hoài nghi việc tu hành như khai ngộ bản thân, tĩnh tọa minh tưởng liệu có ý nghĩa chân thực hay không?
Nhân vật đương sự và sách của cô ấy trong ví dụ này đều có thể thẩm tra bất cứ lúc nào, ở mục này chúng tôi nêu ra là để chứng minh rằng song thân pháp của Phật giáo Tạng truyền được truyền thừa từ cổ chí kim, không từng gián đoạn, không phải như các Lạt Ma nói rằng ngày nay đã phế bỏ rồi đâu. Bất cứ người nữ nào mà không cảnh giác trước chân tướng dâm uế của chúng, thì có thể sẽ giống như June Campbell, rơi vào một số mệnh bị lừa dối và bi thảm. Người nữ trong văn hóa Tây Tạng có lẽ sẽ khó mà thoát khỏi sự kiểm soát của hoàn cảnh. Thế nhưng, khi bóng ma đen tối từ đất Tạng bị đóng kín dần dần chuyển ra quốc tế nhân văn ở thế kỉ 21, thì thói quen xấu ác của nó không những không thay đổi, mà thậm chí còn biến tướng lợi hại hơn. Trước sự được thể của trò bịp xấu xa này, tình người hiện đại trong nền khoa học phát triển, tâm trí mở mang này sao có thể nhẫn chịu được?
V. PHÁP TU SONG THÂN KHÔNG THỂ THÀNH PHẬT
Ở trên căn cứ vào kinh văn của Mật giáo, nghiên cứu của các học giả, phỏng vấn đương sự đã chứng minh cho thấy nguồn gốc ngữ nghĩa, loại hình của Không Hành Mẫu và các điều kiện cần thiết cũng như phương thức huấn luyện của họ. Trong đó, có rất nhiều điều khiến người đời không thể hiểu được, nhưng lại là những nội dung rất được Tạng Mật coi trọng. Là một tôn giáo, những nội dung như vậy so với xã hội văn minh phát triển cao mà nói, là sự quỷ dị, dã man, mê tín, đầy rẫy những tư tưởng vu thuật (đồng cốt) và sùng bái quỷ thần. Điều này nó tương xứng với địa hình đóng kín, văn hóa lạc hậu của Tây Tạng cổ. Nhưng vì đã mạo dùng các danh tướng Phật pháp, vọng ngôn tuyên truyền sai sự thật, khiến cho những người không biết tâm mê ý loạn, cho rằng đó là sự tu hành chính pháp, hơn nữa còn có chứng lượng thực tế, nên đây là điều bắt buộc phải bác bỏ và biện minh nghiêm túc. Ý nghĩa của Không Hành Mẫu được xây dựng trong Tạng Mật lấy thân phận người nữ để hoàn thành tu hành, và phải dựa vào người nam, chức năng chủ yếu của người nữ là cung cấp thân thể và kĩ năng tình dục, phối hợp song tu, khiến cho nam Thượng sư trong cơn dâm lạc đó quán tưởng thấy “lạc thụ” và “ý thức” đều không có hình sắc, đồng thời coi sự bất nhị của đại lạc (thọ uẩn) quang minh (thức uẩn) này là sự chứng ngộ cao nhất, cũng chính là tức thân thành Phật. Thế nhưng, xét theo chính tri kiến và thứ tự đạo của Phật pháp (Phật giáo), thì Phật giáo Tạng truyền xây dựng trên sự phân biệt và hợp tu của hai tướng “nam nữ” là Phật Phụ và Phật Mẫu (Dũng Phụ và Không Hành, Thượng Sư và Minh Phi), rơi vào trong giác tri và vọng tưởng của ngũ uẩn, không những không thể thành Phật ở đời này đời sau mà ngay cả Sơ quả Thanh Văn sơ cấp nhất trong Phật pháp cũng đều không thể chứng được, thậm chí còn vì gây ra dâm hành cực nặng và mắc đại vọng ngữ nghiệp mà thành tựu nghiệp địa ngục. Vì sao vậy? Căn cứ theo pháp nghĩa của Phật giáo, thì có thể phán định thực chất của pháp tu song thân của Tạng Mật như sau:
1. Không lìa sự tham ở Dục giới
Phật giáo Tạng truyền chia thành bốn bộ [73], lấy Vô thượng Yoga là cao nhất, nội dung chủ yếu của nó chính là nam nữ song tu, Lạc Không bất nhị. Việc ngoài là lễ bái, cúng dường, lễ thỉnh, tắm gội, tịnh thân, trì chú, sám hối, ca tụng, lập đàn tràng…Việc nội định là Thiên yoga, Không yoga, Phong yoga… Mật hành giả trước hết bắt buộc phải học sinh khởi thứ đệ thuộc ba bộ dưới như sự bộ, hành bộ, yoga bộ. Sau khi học xong, thì mới có thể thụ học pháp hợp tu song thân của Vô thượng Yoga. Đạt Lai Lạt Ma nói: Hệ thống Mật tông có bốn bộ. Có điều, chỉ có Vô thượng Yoga mới có thể hoàn toàn triển thị sự sâu rộng và độc đáo đặc biệt của Mật tục. Do đó, chúng ta nên coi ba bộ kia là nấc thang hướng đến Vô thượng Yoga. Tuy rằng tứ bộ Mật tục đều là lợi dụng dục vọng để dẫn dắt hành giả nhập đạo, nhưng tầng thứ dục vọng được sử dụng lại khác nhau. Trong bộ thứ nhất “sự tục”, dục niệm nhập đạo chỉ là ngắm nhìn người khác giới có sức hấp dẫn mà thôi; Trong ba bộ còn lại – hành bộ, yoga bộ và Vô thượng Yoga bộ - thì ý niệm nhập đạo lần lượt là mỉm cười với người khác giới đó, tiếp đến là muốn dắt tay, sờ mó, cho đến cuối cùng là tưởng mong sự kết hợp tình dục. [74]
Tông Khách Ba trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” cũng nói như vậy. Không Hành Mẫu trong bốn bộ Mật tục chính là bị lợi dụng làm công cụ tình dục trong hòa hợp song tu. Chức năng của cô ấy là dẫn dắt hành giả thâm nhập vào đạo dâm dục, để hỗ trợ nam Thượng sư quán không mà tức thân “thành Phật” trong cơn dâm lạc. Tứ bộ Mật tục vốn lấy dâm dục nam nữ làm pháp môn, trong Tam giới là nằm trong phạm vi của Dục giới, không lìa sự tham ái của lục trần trong Dục giới. Đạt Lai Lạt Ma cũng nói: “Đối tượng mà Vô thượng Yoga tục bày đặt ra là thuộc về nhân loại trong Dục giới.” [75] Vì tu Vô thượng Yoga mà không thể li dục đắc Sơ thiền, mãi mãi không thể chuyển tiến lên Sắc giới, Vô sắc giới được, tầng thứ định huệ của nó rất thấp. Mà thứ tự tu hành trong Phật giáo Tạng truyền lại lấy Vô thượng Yoga mãi mãi trụ ở trong cảnh giới dâm dục cực thô nặng để làm pháp thành tựu tối cao. Du già (yoga) sĩ Trần Kiện Dân nói: Vô thượng Yoga chia làm hai đạo: Một là đạo phương tiện, còn gọi là Tham đạo, ắt phải tu Sự Nghiệp Thủ Ấn. Hai là đạo giải thoát, tức Đại Thủ Ấn, hoặc gọi là Quang Minh Đại Thủ Ấn. Đạo phương tiện tu đến quán đỉnh thứ tư, tức là tương hợp với Đại Thủ Ấn. [76]
“Tham đạo” trong Vô thượng Yoga là lấy dâm dục nam nữ làm phương tiện để tu, cho nên gọi là “Đạo phương tiện”; Đạo phương tiện tu đến quán đỉnh thứ tư, tức là kết hợp với Đại Thủ Ấn, cho nên tu trì của Đạo giải thoát “Đại Thủ Ấn” càng không lìa song thân pháp. Mật hành giả muốn chuyển tiến đến bậc cao hơn, thì ắt phải tu song thân pháp, như “Na Lạc Không Hành” nói: Phong tức hòa nhập “minh điểm không hoại” cũng chia làm hai vị: Vị thứ nhất là 10 loại phong tức có một phần hòa nhập “minh điểm không hoại”, cảnh giới này hành giả có thể thông qua tự mình tu thiền mà đạt được. Thế nhưng nếu muốn chứng được vị thứ hai, để cho 10 loại phong tức bao gồm “Biến hành phong” cũng hoàn toàn hòa nhập “minh điểm không hoại”, thì tất phải nương dựa vào “Sự Nghiệp Thủ Ấn”. Khi hành giả có thể dựa vào tu thiền của cá nhân đến khiến phần lớn phong tức hòa nhập vào “minh điểm không hoại”, thì mới là thời vị chính xác y chỉ “Sự Nghiệp Thủ Ấn”. [77] |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |