Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] -7 |
Khí tức, trung mạch, minh điểm là trọng điểm tu hành của Phật giáo Tạng truyền, “minh điểm không hoại” tức là tâm nhỏ nhất, tâm thường trụ “ẩn phục trường kỳ trong Tâm luân”. Cảnh giới tối cao mà cá nhân độc tu đạt được chỉ có thể đem “một bộ phận” khi tức dung nhập vào “minh điểm không hoại”, còn nếu muốn đem toàn bộ khí tức hòa nhập vào, thì phải luyện đến Đại lạc tứ hỉ, tức là buộc phải nương dựa vào Không Hành Mẫu, hành Sự Nghiệp Thủ Ấn – tức là Minh Phi thực thể (người thật). Liên Hoa Sinh nói: “Các ngươi hãy lắng nghe: Tu Không Hành trí tuệ, có pháp người nam đơn tu, người nữ đơn tu, đều xa mà khó thực hiện. Nếu như nam nữ vô nhị mà tu, thì đó là bậc tối thắng trong tất thảy pháp Không Hành Dũng Sĩ”. [78] Đạt Lai Lạt Ma cũng nói: “Khi hành giả trong đạo Mật tông đạt đến tầng thứ tương đối cao, họ sẽ được yêu cầu đi tìm Minh Phi hoặc Dũng Phụ để làm động lực nhập đạo”. [79] Vô thượng Yoga là pháp môn cao nhất trong bốn bộ Mật tục, lấy hưởng lạc tình dục tham muốn không chán để làm chủ tu, do đó, tầng thứ tu chứng trong Mật giáo càng cao, thì ái dục nam nữ của họ càng thô nặng, cả đời dây dắt trói buộc trong tầng thấp nhất của Dục giới. [80] Kết quả của việc nỗ lực “tu hành”, tầng thứ sinh mệnh của họ không lên còn đọa ngược, khi còn sống đã ngầm thông mật ứng với tam ác đạo rồi, nên sau khi chết nghiệp quả thực tế tất sẽ vãng sinh vào trong tam ác đạo. Nếu dựa theo pháp nghĩa của Phật giáo mà quan sát, thì hành giả Mật giáo dâm vọng song tu, có sự khuyết tổn trong nhân đạo, trái ngược với thiên đạo, vừa không thể lìa ngũ dục để đắc sơ thiền, lại đọa lạc vào trong Thức ấm và cảnh giới lục trần, càng không thể nào đoạn được Ngã kiến, đắc giải thoát; phúc đức và trí tuệ vừa tàn vừa tổn, thì làm sao có thể xa xỉ mà nói đến “tức thân thành Phật” được?
2. Không chứng Như Lai Tạng
“Đạo thành Phật” mà Thích Ca Thế Tôn nói trong Tam chuyển Pháp luân, xét về mặt tuệ học mà nói, là bắt đầu từ “minh Tâm kiến Tính”, theo thứ tự tiến tu Bát Nhã Tổng tướng trí, Biệt tướng trí và Nhất thiết chủng trí, địa địa chuyển tiến, trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp mới thành Phật. Cái Tâm được minh (sáng) ở Kiến đạo vị chính là thức thứ tám Như Lai Tạng, còn gọi là Thực Tướng Tâm, Bản Tế Tâm, Không Tính Tâm. Đây là Tâm mà Bồ Tát thất trụ vị ở Biệt giáo thân chứng được, chân thực không hư giả, không phải là Tâm mà kẻ phàm phu, ngoại đạo và người tu Nhị thừa có thể chứng được, cũng không thể lấy tất cả mọi danh tướng do tư duy, suy đoán, bàn luận mà có thể mầy mò ra được. Trong Mật giáo, Không Hành Mẫu ở bậc cao cũng phải chứng ngộ “Không tính”, “Không tính” còn gọi là “Tự tính”, “Pháp tính”, là cội nguồn của vạn pháp. Liên Hoa Sinh nói: “Không thấy Tự tính, chắc chắn không đắc Phật qu.” [81] Câu nói này về mặt chữ là chính xác, nhưng Liên Hoa Sinh lại nhầm coi tâm Ý thức giác tri là Tự tính chân thực mà nói rằng: Từ tâm cần có các yêu cầu thủ ý, nhậm vận, xả bỏ, hòa nhập, nội thị..., tất cả đều chỉ trụ ở đại tự nhiên, du hí tự tại, không có tán loạn. Thế nhưng tâm ở đây không phải là tịch tĩnh. Nếu là không có niệm thì sao? Như ánh sáng mặt trời vẫn liên tục chiếu rọi. Nếu là có niệm thì sao? Không có biểu sắc, hình sắc tức là không và hoàn toàn tỉnh giác – đây chính là bản tính tâm anh. Được rõ cái thể này, lại thêm bảo nhiệm, tức là “kiến”. Trụ ở trong cảnh này không loạn, không thủ không tán, tức là “tu”. Ở cảnh giới này, đối với lục nhập không chấp không nhiễm, không có thủ xả, không kỳ vọng hoặc lo sợ, tức là “không”.... Lấy đó, thân dù là phàm tướng, tâm đã là không hai với Phật rồi. [82]
“Vô biểu sắc, hình sắc” là sở duyên của Ý thức, hoàn toàn tỉnh giác cũng là cảnh giới của Ý thức, Liên Hoa Sinh cho rằng Ý thức chính là “bản tính của tâm”, cũng chính là “tâm thể”, chứng được tâm thể bản tính mà bảo nhiệm (giữ lấy và trưởng dưỡng) nó, là “kiến”; trụ ở trong cảnh giới này mà không giữ, không tan, là “tu”. Đối với lục nhập không chấp không nhiễm, là “hành”. Kiến, tu, hành, đều phải dựa vào tự tính và công năng của tâm Ý thức, cho rằng phải thực hành công phu trên Ý thức và cảnh giới tương ứng với Ý thức, thì “tâm” đó tức là ngang hàng với Phật. Thực không biết “Ý thức” chỉ là pháp hữu vi sinh diệt, là pháp do nhân duyên sinh ra, được quy nhiếp trong Thức ấm có sinh có diệt, không thể dựa vào đó để làm tâm thể thường trụ bất diệt được. Tâm Chân Như và Đại viên kính trí mà ba đời chư Phật chứng được, thành tựu được là thức thứ tám thường hằng bất biến, năng sinh vạn pháp. Liên Hoa Sinh và Mật giáo Tây Tạng đã không biết, cũng không chứng thức thứ tám Như Lai Tạng này, thì tất cả mọi sự tu hành của họ đều rơi vào trong Lục thức, không hề đoạn Ngã kiến thuộc Thức ấm, càng không lìa khỏi dâm lạc do hai căn nam nữ tiếp xúc nhau thuộc về Ngã sở trong Thức ấm, thì những gì họ thấy (kiến), họ tu, họ hành đều không lìa đoạn thường, định loạn, thủ xả, thì làm sao mà có chút công đức thọ dụng đối với “pháp thân, Bát Nhã, giải thoát” nào? Liên Hoa Sinh đã nhận lầm “Ý thức” thuộc Thức ấm là Không tính, tâm thể, các chi phái hậu thế truyền thừa giáo pháp của ông ta cũng đi theo con đường sai lầm này mà không tự biết, không thể sửa đổi, như Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nói: “Chúng ta cũng bắt buộc phải có cái nhân kiên định, …là bản thể của Ý thức mà không phải là Ý thức bình thường, cũng tức là một cái Ý thức liên tục lâu dài.” [83] Thế nhưng, bất luận là Ý thức thông thường hay đặc biệt, thì cũng đều là pháp biến dị sinh diệt, không nằm ngoài Thức ấm có tính sinh diệt, không thể sinh ra Uẩn Xứ Giới và vạn pháp thế gian, cũng không thể đi qua lại ba đời lâu dài và liên tục được [84], càng không thể nào thu giữ tất thảy các chủng tử ô nhiễm và thanh tịnh, thì tất cả mọi thứ tu hành đời này của hành giả Phật giáo Tạng truyền, cho đến cái gọi là “tức thân thành Phật”, sao có thể không hoàn toàn rơi vào trống không (lạc không) lúc xả báo cho được? Ngoài việc nhận lầm tâm Ý thức là “Không tính” ra, Phật giáo Tạng truyền có lúc còn gọi nó là Tâm tối tế (tâm nhỏ bé nhất), như cuốn “Kim Cương du già mẫu” nói: Trong tâm luân chúng ta có một vật hình dạng như vỏ sò, nửa trên của nó là tâm bạch Bồ Đề thù thắng có được từ chỗ cha lúc nhập thai, còn nửa dưới chính là tâm hồng Bồ Đề thù thắng có được từ chỗ mẹ. Hai cái này trên dưới hợp long thành cái nắp hoàn toàn trùm lên Tâm tối tế, Tâm tối tế bèn ngủ vùi trong đó. Tâm tối tế này chính là bản tính của tâm, là cảnh vị ban sơ của tâm. [85]
Chỗ này lại lấy bạch minh điểm có được nhờ quán tưởng làm Tâm tối tế, để làm cảnh vị ban sơ của tâm, cũng chính là Tâm căn bản, tên gọi và ý nghĩa của nó khá phức tạp, Trần Binh nói: Tự tính của quang minh, tâm tối tế và phong tối tế, minh điểm li hí là một, một thể không hai. Vô thượng Yoga nói khi chứng thấy quang minh, khí tất nhiên nhập hòa vào trung mạch, khiến cho nghiệp khí của phàm phu hóa làm khí trí tuệ mà tiến vào mạch đạo trí tuệ, mở tung mạch kết trói buộc che ngăn quang minh bản tính trên tâm luân, tâm quang vốn có bị vô minh che mờ ấy vì thế bỗng nhiên tiến phát theo sự ngưng thành hoặc mở rộng của minh điểm trí tuệ, là cái gọi là “tâm hoa phát minh, chiếu mười phương thổ” trong kinh đại thừa, ấy là nhằm vào tình huống này mà nói. Có điều Vô thượng bộ của Mật thừa còn nói khi viên chứng được quang minh, không những chứng được cái “pháp thân” lấy phong tối tế hoặc minh điểm li hí làm thể, lượng ngang vũ trụ, không sinh không diệt, mà còn khiến cho tứ đại nhục thể hiện tại cũng dung nhập vào trong quang minh mà sinh ra sự thay đổi kết câu vật chất, biến thành “thân hồng quang (quang uẩn)”, đó là cái mà được xưng tụng là mục tiêu tối cao của tu luyện du già (yoga). [86]
Hoặc có lúc gọi là Ý thức tối tế (nhỏ nhất), như Đạt Lai Lạt Ma 14 nói: Mật tục Vô thượng Yoga …đem ý thức chia thành ba tầng thứ: ý thức thô, tế và tối tế….Tầng thứ tối tế thì nằm độc lập bên ngoài thân thể. Loại ý thức tối tế này của chúng ta gọi là minh quang, tâm minh quang. Bởi vì có ý thức tối tế này làm cội nguồn, trải qua tác dụng tương hỗ với đại não, nơ ron thần kinh, cơ quan cảm giác thì mới sinh ra tầng thứ khá thô của tâm trí. Trong Phật học, tầng thô của ý thức là tính chất do tế quang minh hiện ra; …tất cả các tầng khá thô của tâm đều do ý thức tối tế sinh ra, chúng cuối cùng đều sẽ hòa nhập vào ý thức tối tế, cho nên nó như là cội nguồn của tất cả các tầng thứ khá thô của tâm trí. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng: trong kho của ý thức, cái mà bên trên có lưu giữ tất cả mọi vết tích chính là tâm quang minh ý thức tối tế. Nó lưu lại tất cả mọi kí ức được cất giữ… Tâm tối tế đó không cô lập đứng ngoài thân thế, bởi vì còn có sự nối liền với thân tối tế verysubtlebody và “khí (wind), tiếng Phạm prana). [87]
Thế nhưng, bất luận là thô, tế hay tối tế, thì nó vẫn là ý thức, không hề nằm ngoài phạm vi của Thức ấm, thì vẫn thuộc về pháp sinh diệt vô thường: (Phật Đà) thấy trước các pháp sư thời mạt pháp sẽ vì không chứng được Như Lai Tạng mà phát minh ra các loại thuyết ý thức bất diệt, vì thế trong đạo Giải thoát A Hàm đã nói một cách sắt đá rằng: “Tất cả các loại ý thức, chúng đều do ý (ý căn) và pháp (pháp trần) làm duyên sinh ra”, để nhấn mạnh tất thảy mọi ý thức thô tế đều là pháp có sinh…. Điều đáng tiếc là: Đến đời sau vẫn có những người Trung Quán phái Ứng Thành của ngoại đạo trong Phật môn, ví dụ như Phật Hộ, Nguyệt Xứng, An Huệ, Tịch Thiên thời Ấn Độ cổ, và cả những người như Liên Hoa Sinh, Tông Khách Ba, Đạt Lai Lạt Ma, Ấn Thuận, Chiếu Huệ của ngoại đạo Tạng Mật, họ đã đặc biệt làm trái với lời dạy rõ ràng của Phật Đà, ngang nhiên và kiên quyết chủ trương tâm thô hoặc tâm tế của ý thức là pháp bất sinh diệt. Đó căn bản không phải là tâm thái và hành vi cần có của đệ tử Phật – đặc biệt là đệ tử Phật xuất gia. [88]
Do Mật giáo không thể thân chứng được thức thứ tám Như Lai Tạng Tâm Không Tính, nên thoái lùi mà chủ trương Lục thức luận, dựa vào vọng tưởng mà xảo lập danh mục, sáng tạo ra thuyết mới, phát minh ra rất nhiều danh từ để thay thế cho thức thứ tám, thay vào để chứng thực “ý thức thứ sáu” là bản tính của Tâm, là chủ thể liên tục kéo dài, thường trụ bất diệt, như Liên Hoa Sinh cho rằng “không tính” là ý thức, là vô tự tính; “Kim Cương du già mẫu” cho rằng “bản tính của tâm” là tâm tối tế có sở trụ; còn Đạt Lai Lạt Ma thì nói “cội nguồn của tâm trí” là ý thức tối tế. Họ dựa vào sự hiểu biết sai lầm này mà bày đặt ra tất cả các lý luận tu hành và nghi quỹ, cho dù có dốc hết sức một đời để chăm tu, do không chứng được thức thứ tám, cuối cùng vẫn không thể đoạn Ngã kiến, ngay cả Sơ quả bậc thấp của pháp Thanh Văn cũng đều không thể chứng được, huống hồ là minh Tâm, kiến Tính trong pháp Đại thừa, để thứ tự mà tiến tu đạo Phật Bồ Đề? Như trên đã nói, Vô thượng Yoga của Phật giáo Tạng truyền vừa không lìa sự tham ở Dục giới, cũng không thể nào đoạn được Ngã kiến thuộc Thức ấm, càng không thể chứng Như Lai Tạng, thì nền tảng để thực chứng “đạo Giải thoát” và “đạo Phật Bồ Đề” đều khiếm khuyết, thì làm sao có thể phát khởi Bát Nhã trí, Nhất thiết Chủng trí tiến tu sau khi chứng ngộ, rồi dựa vào chính pháp mà cứu độ chúng sinh, tích nhiều phúc đức, mà hướng đến đạo thành Phật? Nếu suy xét đến ngọn nguồn sở dĩ họ làm trái với Phật pháp mà lấy đạo (quỷ) thần bày đặt giáo lý, chủ yếu là do các tổ sư Mật giáo chủ trương “Lục thức luận” mà phủ định (hiểu sai) thức thứ bảy, thức thứ tám, như “Nhập Trung luận” nói: “Do nghiệp không lấy tự tính diệt, cho nên không có Lại Da cũng có thể sinh; có nghiệp tuy diệt trải qua thời gian lâu dài, nên biết có năng sinh quả chính mình.” [89] Nguyệt Xứng chủ trương tất thảy pháp không, không cần thức thứ tám A Lại Da cất giữ nghiệp chủng, cũng có thể sinh ra quả của chính mình kiểu “từ không sinh ra có”, đó là cùng loại với “Vô nhân luận” của ngoại đạo. “Nhập Trung luận thiện hiển mật ý sớ” nói: “Vô lượng kinh điển như ‘Bát Nhã thập vạn tụng’ khi nói về số thức, chỉ nói đến thân lục thức, không từng nói nhiều hơn.” [90] Tông Khách Ba xác nhận rõ ràng rằng lấy “thân lục thức” là toàn bộ “thức” nói ở trong kinh Phật, tức không thừa nhận có thức thứ bảy và thức thứ tám, rơi vào trong sự tác động ảnh hưởng qua lại giữa Ngũ uẩn Thập thất giới, chỉ có pháp thế tục mà không có Thế tục đế của pháp Thanh Văn, càng không có Thắng nghĩa đế của pháp Đại thừa. Do đó, tất thảy mọi “tu hành” của họ chỉ có thể là sự vận hành, quán tưởng trên sắc thân và ý thức, không lìa khỏi pháp hữu vi sinh diệt, cuối cùng chỉ có thể lấy đại khoái lạc của dâm dục hợp nhất với vọng tưởng quán không, gọi đó là Lạc Không bất nhị, tức thân thành Phật, trở thành sự đàm tiếu tự lừa mình lừa người. Thế nhưng, đạo thành Phật mà Phật Thích Ca đã xếp bày trong Tam chuyển pháp luân đã bao hàm vô lượng pháp môn thế xuất thế gian, lợi mình lợi người, từ sơ phát tâm đến cứu cánh giác, tiến lên theo thứ tự, buộc phải trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp mới có thể tu tập viên mãn tất thảy công đức; Trước sự thực này Mật giáo không những không chịu thừa nhận, thậm chí còn tự tin tự mãn, tu hành ngược đạo, càng đi càng xa, càng tu càng dở; thậm chí cho đến sau khi thành lập ra “Vô thượng Yoga” thì đã hoàn toàn tách rời Phật pháp, lập môn hộ riêng rồi, thế nhưng lại vẫn mạo danh Phật giáo. Chân tướng của nó ở đây, quá nửa số học giả đều không biết, không xét, lại còn ăn đờm dãi của họ mà gọi là “Phật giáo Tạng truyền”; hơn nữa còn mù quáng cho rằng ra đời sau mà chuyển thành tinh anh, là thành quả tối thượng cuối cùng trong sự phát triển của Phật pháp! Thích Ấn Thuận sớm đã nhìn ra điểm mù này, nên đã từng bình luận trong sách của mình. [91] “Ma ha Bát Nhã ba la mật kinh” quyển 8 nói: Phật nói với các thiên tử: “Bồ Tát ma ha tát nếu có thể học tất thảy pháp này, tức là Đàn na ba la mật cho đến Nhất thiết Chủng trí, vì lẽ đó nên coi các Bồ Tát ma ha tát ấy là Phật. Này các thiên tử! Ta xưa khi ở chỗ Phật Nhiên Đăng, khắp bốn đường trong thành Hoa Nghiêm gặp Phật nghe pháp, thì đắc không lìa Đàn na ba la mật hành, không lìa Thi ba la mật, Sạn đề ba la mật, Tì lê da ba la mật, Thiền na ba la mật, Bát Nhã ba la mật hành; không lìa nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, Tứ niệm xứ cho đến Bát thánh đạo phần; không lìa Tứ thiền, Tứ vô lượng tâm, Tứ vô sắc định, tất thảy Tam muội môn, tất thảy Đà la ni môn; không lìa Tứ vô sở úy, Phật thập lực, Tứ vô ngại trí, Thập bát bất cộng pháp, đại từ đại bi, và vô lượng chư Phật pháp hành còn lại. Vì vô sở đắc, lúc ấy Phật Nhiên Đăng đã thọ kí cho ta trong đời tương lai hơn một a tăng kì kiếp nữa sẽ thành Phật.” [92]
Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn ở quả vị Bồ Tát nhân địa đã tinh cần tu học vô lượng Phật pháp như Lục ba la mật, Tứ niệm xứ, Bát thánh đạo phần, Tứ thiền, Tứ vô lượng tâm, Tứ vô sắc định, các Tam muội môn, tất thảy Đà la ni môn, Tứ vô sở úy, Thập lực, Tứ vô ngại trí, Thập bát bất cộng pháp, Nhất thiết Chủng trí…., khi đạt đến Thất địa mãn tâm vị thì được Phật Nhiên Đăng thọ kí, cuối cùng sẽ thành Phật. Quá trình và nội dung như thế, các tổ sư và hành giả Mật giáo đã từng trải qua và thực chứng được chút ít nào chưa? Nếu như một chút xíu công đức còn không có, thì không đủ tầm để nói bừa đến quả vị tương ứng. Chỉ xét về hai pháp định, tuệ, “Tứ thiền Bát định” và “Nhất thiết Chủng trí” cần có đủ ở Phật quả, tất thảy mọi pháp vương, thượng sư xưa nay của Vô thượng Yoga Mật giáo toàn bộ chỉ có thể tưởng tượng mà không ai có sở chứng gì. “Đại trí độ luận” quyển 44 nói: Chín thứ bậc định. Là chín bậc nào? Li dục li ác bất thiện pháp, hữu giác hữu quan, li sinh hỉ lạc nhập Sơ thiền; Vì diệt các giác quan bên trong thanh tịnh mà nhất tâm, vô giác vô quan, định sinh lỉ lạc nhập Nhị thiền; Vì lìa hỉ, hành xả, thọ thân lạc, thánh nhân có thể nói có thể xả, niệm hành lạc, nhập Tam thiền; Vì đoạn khổ lạc, do diệt ưu hỉ trước, bất khổ bất lạc xả, niệm tịnh, nhập Tứ thiền; Vì vượt qua tất cả mọi sắc tướng, do diệt hữu đối tướng, vì tất thảy dị tướng không niệm, nhập Vô biên hư không xứ; Vượt qua tất thảy Vô biên hư không xứ, nhập tất thảy Vô biên thức xứ; Vượt qua tất thảy Vô biên thức xứ, nhập Vô sở hữu xứ; Vượt qua tất thảy Vô sở hữu xứ, nhập Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ; Vượt qua tất thảy Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, nhập Diệt thọ tưởng định. [93] |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |