Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] -8 |
Phật nói có chín loại thiền định, có thứ tự của nó, phải chứng cái trước đã, xuất nhập định thành thục, thì mới có thể tiếp tục tu tầng định sau, không được nhảy cóc. Vậy mà sự tu hành cao nhất của Mật giáo không lìa khỏi dâm dục nam nữ, tối đa chỉ đắc cảnh giới chuyên tâm hưởng lạc trong dục lạc, đến ngay cả Dục giới định [94] cũng không thể chứng đắc, thì huống hồ là Sơ thiền và định căn bản trên Sơ thiền. Phật giáo Tạng truyền tuy lồng ghép các danh tướng Phật giáo, nhưng lại không có thực chất của mình, như Tông Khách Ba nói: “Phần trước của quán đỉnh thứ ba như thế, cùng hợp thụ diệu hoan hỉ với một vị Minh Phi. Phần sau, cùng chín vị Minh Phi đẳng chí, tức từ họ mà sinh diệu hỉ.” [95] Mật giáo lấy việc giao hợp với một vị Minh Phi trong quán đỉnh thứ ba và tạp giao với chín vị Minh Phi trong quán đỉnh thứ tư, nam nữ cùng nhập vào cảm thụ cực khoái tình dục, gọi đó là “đẳng chí” trong thiền định. [96], đã không hề lìa dục lìa ác, lại còn có động tác và tâm cực tham trong giao hợp nam nữ, như thế thì làm sao mà phát khởi Dục giới định được? Huống là có thể nhập Sơ thiền? Cái gọi là đẳng chí của họ, chính là nói nam nữ đồng thời đạt đến cực khoái tình dục trong lúc hành dâm, hoàn toàn không liên quan gì đến bản chất của thiền định cả. Nhất thiết Chủng trí là minh chứng của việc thành Phật, còn Vô sinh pháp nhẫn có được khi các Bồ Tát tu học Nhất thiết Chủng trí gọi là Đạo Chủng trí, duy chỉ ở Phật địa mới có đầy đủ viên mãn Nhất thiết Chủng trí. Mà nội dung của Nhất thiết Chủng trí lại là trí tuệ của tất thảy mọi chủng tử tàng chứa trong thức thứ tám. Việc đạt được trí tuệ này, bắt buộc sau khi thân chứng được Như Lai Tạng, thông đạt các kinh điển hệ Bát hã, thành tựu Biệt tướng trí, rồi phải đi theo các bậc đại thiện tri thức tu học Đạo Chủng trí theo thứ tự, đồng thời phải tích vô lượng phúc đức thì mới có nhân duyên mà thành tựu. Thích Ca Thế Tôn thì đời đời kiếp kiếp thường theo chư Phật tu học, tu học Vô sinh pháp nhẫn, cúng dường chư Phật mười phương, giáo hóa vô lượng chúng sinh, quảng tu Lục độ ba la mật, tích lũy sâu dày hai tư lương phúc tuệ, cuối cùng giáng sinh ở nhân gian, thì mới đắc viên mãn Nhất thiết Chủng trí. “Đại trí độ luận” quyển 57 nói: “Này Kiều Thi Ca! Không lấy thân này gọi là Phật, vì đắc Nhất thiết Chủng trí mà gọi là Phật.” [97] “Đại trí độ luận” quyển 84 lại nói: “Phật tự nói nghĩa lý Nhất thiết Chủng trí, có hai loại tướng: Thứ nhất, vì thông đạt Thực Tướng của chư pháp mà tịch diệt tướng, như trong nước biển lớn gió không thể động, vì độ sâu thẳm mà sóng không nổi lên; Nhất thiết Chủng trí cũng giống như vậy, gió hí luận không thể lay động. Thứ hai, tất thảy chư pháp có thể dùng danh tướng văn tự để thuyết giảng, thông đạt rõ ràng không có chướng ngại. Vì nhiếp hai việc hữu, vô, gọi là Nhất thiết Chủng trí.” [98] Nếu như không thể thực chứng Không tính Như Lai Tạng, thì không thể nào tiến tu theo thứ tự mà thành tựu Nhất thiết Chủng trí; Nếu không có Nhất thiết Chủng trí, thì không thể viên mãn “Tứ trí ở Phật địa” mà thành Phật được. Do đó, cái gọi là “tức thân thành Phật” trong tu tập song thân pháp của Phật giáo Tạng truyền chỉ là những danh tướng (danh từ) dựa vào cảnh giới Dục giới mà sinh ra vọng tưởng, ngang nhiên trái lìa với Lục độ, tăng trưởng tam độc (tham sân si) mà lưu chuyển sinh tử, đều không thể biết cũng không thể chứng trong đạo Giải thoát và đạo Phật Bồ Đề, về mặt bản chất không được chúng là “Phật giáo”, cũng không thể thành tựu Phật Vô thượng Chính đẳng Chính giác có đầy đủ mười danh hiệu. Ở trên là nhằm vào sự mê muội lạc lối trong “sùng bái tính lực” và “pháp tu song thần” mà nói, cho dù mục tiêu của nó là nắm bắt lấy “động lực vũ trụ”, hoặc đạt đến “tức thân thành Phật”, thì cũng đều là những sự bày đặt sai lầm. Pháp sư Thánh Nghiêm nói: Tư tưởng gốc rễ của Phật giáo coi dâm dục là nguyên nhân chính dẫn đến sinh tử của chúng sinh. Hành vi giao hợp nam nữ là ác pháp gây chướng ngại cho đạo Giải thoát....Mật thừa của thời kì cuối, do chịu ảnh hưởng của phái Tính lực thuộc Ấn Độ giáo, nên mới có pháp môn vô thượng lấy dâm hành làm tu đạo.... Loại tư tưởng này chui vào trong Mật thừa, liền khiến cho Phật học hóa, lấy đại trí “Bát Nhã”, đại bi “Phương tiện” để thích ứng với nó, nên mới thành lập ra nguyên lý nam tính và nữ tính. Đem “Không” tính của Bát Nhã phối hợp với âm hộ của người nữ; “Hữu” tướng của Phương tiện phối hợp với dương vật của người nam; ... Kết quả của bi trí song vận chính là đại lạc của Niết Bàn (Mahāsukha đại hạnh phúc), sự ôm nhau giao hợp của song thân nam nữ chính là nguyên tắc tối cao của Vô thượng Yoga. Do đó mà thành lập nên Kim Cương thừa bản tính (Sahajīya -Vajrayāna). Bởi vì đại lạc của Niết Bàn là sự dung hợp của Không tính Bát Nhã và Hữu phương tiện, đó là cảnh giới tuyệt đối vượt lên trên hữu và vô, chủ và khách, thanh tịnh và tạp nhiễm. [99]
Kỳ thực, tính lực (sức sinh sản) của nam nữ không phải tự nhiên sinh ra. Theo Phật pháp mà nói, đó là sự vận hành “ái dục” phát động (cơ quan) sinh lý, dựa vào nghiệp lực mà hoàn thành một số quả báo nào đó, như hưởng lạc, sức khỏe, con cháu, mà “ái dục” duyên vào “hành – vô minh”. Do đó, hành vi hoặc sự tu luyện để theo đuổi cái đại lạc toàn thân, chỉ có thể làm tăng trưởng sự ngu si và tham chấp, đi ngược với trí tuệ và từ bi; huống hồ là tất cả các hành vi tình dục (song tu) và cảnh giới ý thức (Lạc Không) đều từ Như Lai Tạng mượn duyên mà sinh ra, mà hiển hiện. Nếu không ra sức đi theo pháp tu chính xác để cầu chứng Như Lai Tạng, thì không thể nào dò tìm ra được cội nguồn của sinh mệnh, thì làm sao mà có thể theo thứ tự tiến tu Bát Nhã trí, Đạo Chủng trí, đồng thời lợi tha nhiều kiếp, quảng tích đại phúc đức mà thành Phật được đây?
VI. ĐẦU LOẠN CUỐI VỨT: KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN
Như trên đã phân tích: pháp tu song thân Vô thượng Yoga của Phật giáo Tạng truyền không lìa Dục giới tham, không trì Bồ Tát giới, không đắc căn bản định, không đoạn Ngã kiến Ngã chấp, không chứng thức thứ tám Như Lai Tạng, tam học lục độ đều không thành tựu, thì làm sao có thể tiến tu theo thứ tự mà thành Phật được? Đã không thể thành Phật, thì cho dù có bày đặt ra cả một hệ thống lý luận, chức danh, điều kiện, huấn luyện, dụ dỗ ép bức người nữ đóng vai Phật Mẫu, Minh Phi để phối hợp song tu, cuối cùng là tu hành rơi vào trống rỗng, Thượng sư và nữ đệ tử lưỡng bại câu thương, trở thành một trò lừa dung tục. Bên nam thì vẫn còn có thể cả đời hưởng thụ dâm lạc, còn bên nữ thì hoàn toàn mất đi nhân cách.
1. Sự bóc lột “thân thể” Lấy sắc thân làm vật cúng tế, tùy ý bày đặt, phối hợp hành dâm – là công cụ tình dục của nam Thượng sư. Bắt đầu là từ việc lừa dối (lợi dụng), cuối cùng là vứt bỏ. “Kim Cương du già mẫu” nói: Trong Tục thừa có bốn bộ pháp tu. Không phải mỗi một bộ trong đó đều có năng lực khiến hành giả có thể nhanh chóng cứu độ hữu tình... duy chỉ có “Vô thượng Yoga tục” mới có đủ đại lực này. Vô thượng Yoga tục là pháp tu tục bộ cao cấp nhất....Từ “La-me gyu” là chỉ tục bộ không có cái nào cao hơn nó. [100]
“Có thể nhanh chóng cứu độ hữu tình” là đại lực mà Phật giáo Tạng truyền thường lấy đó làm tự hào. Thế nhưng, quán xét phương pháp cái mà Vô thượng Yoga tục gọi là “cứu độ” thì lại là pháp song thân nam nữ, dẫn dắt chúng sinh cùng thân làm việc tà dâm, miệng nói đại vọng ngữ, ý khởi tham sân si, thầy trò cùng tạo nghiệp ác đạo, cùng dắt tay nhau nhảy vào hố lửa. Điều này đối với hành giả Phật giáo muốn cầu giải thoát, chứng Bồ Đề mà nói là dự dạy dỗ tà ác mà muốn tránh e còn không kịp. Thế nhưng, hơn 1000 năm nay, các tổ sư Mật thừa ra sức biên tạo các bộ tục luận, đem những thứ kiểu “dâm hành”, “vọng tưởng” thực hiện hợp lý hóa, thần thánh hóa, mê hoặc các tín đồ đất Tạng; đặc biệt là những người nữ (Không Hành Mẫu) mà “pháp tu song thần” cần đến, ngay từ đầu đã được tuyển chọn qua vật chất sắc đẹp, thì đã cố tình lừa dối rồi: Lấy chức danh cao quý, lời hứa thiêng liêng và mệnh lệnh uy quyền, ngang nhiên đi các nơi lừa đảo gái trinh “nhà lành”, có thể nói là nửa lừa nửa cướp. Thế nhưng, đại đa số các cô gái sau khi đã trở thành Phật Mẫu, Minh Phi song tu, ngoài việc chuyên nghề đóng vai công cụ tình dục hoặc nô lệ tình dục ra, thì họ không có chút thân phận hay hoạt động cao sang nào cả; hơn nữa còn tùy theo vui giận thất thường và có mới nới cũ của các nam Thượng sư, nội tâm họ thường bị dày vò, thiếu khuyết cảm giác an toàn; thậm chí không lâu sau sẽ bị rũ bỏ, đuổi đi, ở mức độ nghiêm trọng hoặc vì bị dày vò quá mức mà mất mạng. [101] Còn về các Thượng sư Phật giáo Tạng truyền sở dĩ họ có thể bạo gan lừa dối, ép bức các thiếu nữ, ngược đãi các bé gái như vậy, đó là vì hành vi như thế trong pháp nghĩa và giới luật của tôn giáo họ là được quy định, được khuyến khích, như trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, Tông Khách Ba có nói: Lìa tham dục như vậy, các người rốt cuộc không nên làm; Ngươi thọ dụng chuyện dục, cứ làm không phải sợ; Ăn ngũ nhục cam lộ, cũng bảo vệ lời thề; không nên hại chúng sinh, không nên bỏ nữ bảo, không nên bỏ sư trưởng, tam muội da [102] khó trái. Nhờ huệ phương tiện tâm, không thiếu không nên làm, người vô tội đừng sợ, như Như Lai đã nói; tâm ý tịnh tín kim cương tính, tự thề y chỉ vô tận lạc, thiếu lạc các nẻo ngươi sẽ đến, kim cương tát đỏa thường trụ tính. [103]
“Tham dục là đạo” như thế, ăn thịt uống cam lộ và “không nên bỏ nữ bảo”, toàn là để thọ dụng chuyện dâm dục, nương dựa vào khoái lạc vô tận. Đối với nam giới ở cõi Dục giới có bản năng động vật thôi thúc như vậy, đó là thọ dụng cầu mà không được, nay càng vì có sự gia trì của sư trưởng và sự mở lối cho phép của tam muội da, dưới sự đảm bảo của hành dâm vô tội, các Lạt Ma sẽ muốn làm gì thì làm, không việc gì phải kiêng kị nữa. Thế nhưng, những người nữ như Không Hành Mẫu, Minh Phi dưới áp lực kép của quyền uy nam giới và bóng ma tôn giáo, họ chỉ có thể để mặc cho người ta cắt tiết. Người nam thế gian ai nấy đều đem “nữ thể” vật cách hóa thành công cụ giải tỏa tình dục, còn Phật giáo Tạng truyền thì thần cách hóa họ thành đạo cụ, bề ngoài tuy có phân cao thấp, đều là sự làm nhục nhân cách phụ nữ; thế nhưng, cái trước xuất phát từ việc vô tri, cũng dễ chỉnh sửa; cái sau thì lại cố tình lừa dối, hơn nữa lại là sự lừa dối có tính tập thể, khó mà đối trị được. Phật giáo Tạng truyền cho rằng sau khi bộ phận sinh dục của Không Hành Mẫu được gia trì, thì lập tức có thể thành “hàng thượng diệu phẩm cúng Phật”, như “Na Lạc lục pháp” nói: Trong “Kinh bí mật” có nói: “Thế gian có bốn vật không thể rời bỏ”, đó là, một, hoa; hai, rượu; ba, giao cấu; bốn, vật tam bảo.” Ba loại đầu nhìn thô thì dường như không tốt đẹp lắm, nhưng người có lực thì có thể gia trì cho nó, để trở thành diệu phẩm vô thượng cúng Phật....Hoa thì có chia làm hoa trong và hoa ngoài. Hoa ngoài tức là hoa trong hoa cỏ, hoa trong thì người nữ mới có. Đóa hoa của người nữ này, nếu như khéo biết dùng nó, thì có lợi ích không gì to lớn bằng. Nếu không khéo dùng nó, thì lại di hại vô cùng đó. [104]
Hoa trong (nội hoa) là từ đại diện cho “nữ âm”, là chỉ chỗ kín bất tịnh, vốn không nên lộ ra nơi công cộng, huống hồ là đem đến chỗ Tam bảo để cúng? Mật giáo lại hoang đường nói: Thông qua sự gia trì của bậc hữu lực thì có thể trở thành “diệu phẩm cúng Phật”, nếu có thể khéo dùng nó (hợp tu song thân pháp) thì sẽ có “lợi ích không gì to lớn bằng”. Đây có lẽ là chuyện kì quái thiên cổ, cái gọi là diệu phẩm, lợi ích đều là sự cuồng tưởng Mật giáo xuất phát từ “tình dục của đàn ông”. Lấy đó làm chính, cộng thêm “uống rượu, giao hợp”, lại cho rằng giá trị của “nữ âm” ngang bằng với “vật Tam bảo”. Thoạt nhìn thì dường như đang nâng cao địa vị của người nữ, nhưng suy nghĩ kĩ thì lại lấy cơ thể người nữ chỉ giới hạn ngắn lại ở bộ phận sinh dục, đồng thời vật cách hóa thành đồ cúng, lấy đó để làm ô nhục Tam bảo Phật giáo! Tiếp đến, hãy xem sự quán đỉnh trong Mật giáo, có nói rằng: “Quán đỉnh là tâm yếu căn bản của tất thảy chứng ngộ, nếu chưa đạt được quán đỉnh mà truyền thừa giáo thụ của Mật tục, thì thượng sư và đệ tử đều sẽ đọa vào trong ác đạo dưới cùng.” [105] Quán đỉnh có nghĩa là “trao quyền”, tức là truyền thụ quyền lực tu Mật, quán đỉnh thực sự (của họ) là chứng ngộ tâm Ý thức của mình và cảm giác dâm xúc đều là vô hình vô sắc. Bốn bộ Mật pháp, bộ nào cũng có quán đỉnh khác nhau, nếu chưa trải qua sự quán đỉnh, thì không có quyền tu Mật pháp. Đạt Lai Lạt Ma nói: Sách luận của Nguyệt Xứng đem toàn bộ Mật tục chia thành 5 thứ tự...., bởi vì đạo có thứ tự khác nhau, cho nên có thành thục bốn loại quán đỉnh của đạo này mới trao quyền cho hành giả tu trì sinh khởi thứ đệ. Thứ nhất là bình quán, thứ hai là bí mật quán, ... thứ ba là trí tuệ quán, ...thứ tư là văn tự quán. [106]
“Quán đỉnh bảo bình”: Hành giả Mật tông trước hết cúng hiến cho Thượng sư một vị Minh Phi. Thượng sư sau khi tiếp nhận, thì lại đem Minh Phi trao lại cho hành giả. Hành giả vuốt ve bầu vú của Minh Phi, ôm ấp cơ thể của cô ấy, qua đó mà dẫn phát đại tham (hưng phấn tình dục), bởi vì bầu vú của Minh Phi giống như cái bình đựng sữa, cho nên quán đỉnh này mới gọi là quán đỉnh bảo bình. “Quán đỉnh bí mật”: Thượng sư và Minh Phi hành dâm, cùng lên cơn cực khoái tình dục, sau đó thu gom lấy chất hỗn hợp tinh dịch của Thượng sư và dâm dịch của Minh Phi (tức bạch Bồ Đề tâm và hồng Bồ Đề tâm), đặt vào miệng của đệ tử cho nuốt xuống, đồng thời ngắm nhìn bộ phận sinh dục nữ của Minh Phi (liên hoa) để dẫn sinh ra kích thích tình dục lớn hơn. “Quán đỉnh trí tuệ”: Thượng sư đem chính vị Minh Phi đó trả lại cho đệ tử, yêu cầu đệ tử và Minh Phi này hành dâm đến khi lên cơn cực khoái tình dục. “Quán đỉnh văn tự” (quán đỉnh danh từ): Đệ tử và Minh Phi cùng nhập vào song vận, nhưng để duy trì cực khoái tình dục liên tục, thì phải ghìm bế tinh, không tiết xuất ra đầu của cơ quan sinh dục (bảo chùy kim cương). Bốn loại quán đỉnh này đều có liên quan đến người nữ, ở đây dựa vào “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba mà nói vắn tắt nội dung của nó như sau [107]: “Ban đầu tiếp xúc với vú trí tuệ an lành, tức là bình quán đỉnh.... Vì lấy tâm Bồ Đề của phụ mẫu làm quán đỉnh vật bí mật, nên gọi là mật quán đỉnh.” Lại nói: “Quán đỉnh thứ ba, tuệ gọi là thắng trí, vì ở đây có gọi là ngoại ấn. Trí gọi là tâm lìa phân biệt từ nơi đó sinh ra, thanh tịnh cùng sinh hoan hỉ.” Đây là nói sau khi nếm dâm dịch sinh ra từ cuộc giao hợp của Thượng sư và Minh Phi, hiểu được “vị đại lạc” mà dẫn sinh ra trí tuệ làm thế nào để phát khởi dâm lạc, diệt trừ suy nghĩ “dâm dịch bất tịnh”; nhưng vẫn chưa đích thân song tu, cho nên gọi là ngoại ấn. Lại nói: “Mật quán đỉnh sau khi truyền, là chỉ Thượng sư cùng chín Minh Phi từ 12 đến 20 tuổi đẳng chí (cùng đạt cực khoái), lấy câu chủng kim cương rót vào miệng đệ tử, dựa vào đó mà quán đỉnh... Cùng chín vị Minh Phi đẳng chí tức là với từng người sinh ra diệu hỉ... Đó gọi là quán đỉnh thứ tư thế tục.” Nam đệ tử mới bắt đầu học quán đỉnh thứ ba, Thượng sư tuy đã giải thích về đạo lý song thân pháp, nhưng vẫn e sợ nam đệ tử vẫn không thể hoàn toàn hiểu hết các loại thiện xảo và lý luận chi tiết trong thực tu, hơn nữa đệ tử đó lĩnh thụ lạc xúc trong quán đỉnh thứ ba cũng còn ít, vẫn chưa thể nào lĩnh thụ được Lạc Không bất nhị, cho nên bắt buộc phải nói rõ chi tiết ngay tại hiện trường trong quá trình Thượng sư giao hợp cùng chín vị Minh Phi ở quán đỉnh thứ tư; sau đó thu thập hỗn hợp tinh dịch của Thượng sư và dâm dịch của chín vị Minh Phi mà thành “câu chủng kim cương”, trút vào trong miệng đệ tử, sau đó đem một phần hoặc toàn bộ Minh Phi ban cho đệ tử để hợp tu, Thượng sư lại đứng bên cạnh chỉ đạo lâm sàng, thì mới có thể lĩnh hội được “thắng lạc” của đệ tứ hỉ trong lúc thực tu, do đó mà thành tựu viên mãn “công đức” của đệ tứ quán. Cái gọi là “Minh Phi cấm hành” là nói: Trong đây trao ba cấm hành (Minh, Kim Cương, Hành), việc trao Minh Phi cấm hành là nói sau quán đỉnh thứ tư, đem tay Minh Phi đặt vào tay đệ tử, lấy tay trái của mình cầm hai tay họ, lấy tay phải trì Kim cương đặt lên đỉnh đầu đệ tử. Dạy rằng: “Chư Phật chứng việc này, ta đem nàng trao ngươi”, nói như thế là chư Phật làm chứng. “Không phải pháp khác có thể thành Phật, cái pháp này có thể thanh tịnh ba nẻo, cho nên ngươi và nàng, đến cùng cũng không được lìa bỏ. Điều này là tất thảy mọi Phật, vô thượng Minh cấm hành, nếu kẻ ngu làm trái, không được lên tất địa.” Trao cho Minh Phi cấm hành.... Xả bỏ Minh Phi cụ tướng, lấy phương tiện khác không thể nào nhanh chóng thành Phật.... Là nói ba cõi do có cái này thanh tịnh, cho nên ngươi không nên lìa bỏ Minh Phi này. Do có Minh Phi cụ tướng tu hành đại lạc tam ma địa, là tất thảy Phật vô thượng Minh Phi cấm hành....Cái nghĩa của cấm hành, là nói để đắc tất địa của tất thảy Như Lai,, nên quyết định cần phải làm. [108]
Nghĩa là nói, phải cùng người nữ thật thực tu song thân pháp, thì mới có thể đạt đến thành tựu cao nhất. Muốn tu pháp này thì trước hết buộc phải thụ Tam muội da giới của Mật tông (14 giới căn bản và tám tội thô). Nội hàm của giới này toàn là bày đặt ra để phương tiện tu song thân pháp. Sau khi thụ giới này, song thân pháp sẽ trở thành chuyện không hề có cấm kị, mỗi ngày đều bắt buộc phải tu. Nay xin nêu mấy điều khoản trong đó làm chứng: Điều 5, đoạn tâm Bồ Đề rễ chính pháp: xả bỏ hoặc làm rớt mất tâm Bồ Đề năng sinh bất biến đại lạc (tinh dịch), thì tức là phạm giới; tức là phải nương dựa vào Minh Phi hành dâm cùng nhập vào cực khoái tình dục, nhưng bế tinh không tiết xuất. Điều 13, không dựa vào tam muội da đã đắc (từ chối thụ vật câu thề): tu trì Vô thượng Yoga song thân pháp phải định kỳ làm hội cúng, thọ dụng những thứ gia trì đặc biệt như rượu, thịt, không ăn tức là phạm giới. Điều 14, hủy báng tự tính trí tuệ của phụ nữ: nương dựa vào xúc lạc hai căn hòa hợp do nữ căn sinh ra, có thể tăng thượng trí tuệ Lạc Không, cho nên không thể hủy báng cơ quan sinh dục (trí tuệ) của người nữ, nếu không là phạm giới. [109] |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |