Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] -9 |
Qua bốn loại quán đỉnh bí mật này có thể biết rằng, nam đệ tử Mật giáo bằng việc sờ mó bầu vú người nữ trong “bình quán” mà sinh khởi ý niệm dục vọng; trong “mật quán” và “tuệ quán”, trước hết là lấy dâm dịch sau giao hợp của Thượng sư và Minh Phi để quán đỉnh cho đệ tử nam, đồng thời còn lệnh cho anh ta nếm vị ấy; trong “đệ tứ quán”, thì Thượng sư và Minh Phi song tu tại hiện trường, lệnh cho nam đệ tử quan sát và giải thích cho anh ta các nội dung, sau đó thì đem Minh Phi ban cho đệ tử nam giao hợp, đồng thời Thượng sư chỉ đạo lâm sàng....Nam nữ đệ tử Mật giáo trải qua việc dạy học và thực tập “dâm lạc” này, sẽ bị kẹt sâu vào tham ái và ảo tưởng sắc dục, muôn kiếp cũng không được giải thoát. Còn Không Hành Mẫu thì làm đạo cụ trong “bốn loại quán đỉnh”, từ đầu đến cuối có thể nói là không có gì để nói, chỉ như người bơm hơi có xác không hồn, thậm chí trong quá trình thầy trò (nam giới) bọn họ dạy nhau quan hệ tình dục, cô ấy đã trở thành người bàng quan cho thuê thân xác. Ngoài việc quan hệ tình dục dâm lạc ra, người nữ Tạng Mật trong song tu Vô thượng Yoga còn có một chức năng khác là “lấy âm bổ dương”, như Liên Hoa Sinh nói: “Không Hành, Dũng Sĩ, tùy ý nhiếp trì, phúc thọ tăng trưởng; thân tươi sáng như đồng tử, đầu không có tóc bạc, trán không có nếp nhăn. Thân anh ta phần đỏ không thể đa đề (chiết nhiều), nhiều thì thân thành màu tía đen, cho nên phải biết mức độ của nó. Người có đủ tính kham năng, yếu quyết như vậy, nên biết mà thụ trì.” [110] Ở đây là nói pháp song tu có thể khiến cho người nam tăng trưởng phúc thọ, da dẻ sáng bóng, đầu không tóc bạc, trán không nếp nhăn; nhưng về việc chiết xuất tinh huyết của Không Hành Mẫu thì nên vừa phải (ngang sức chịu đựng) là dừng, để tránh làm tổn hại thân mệnh cô ấy. Qua đây có thể biết rằng, vai diễn của Không Hành Mẫu trong pháp song tu của Phật giáo Tạng truyền chính là hai vai nô lệ tình dục “thỏa mãn tính dục của người nam”, hoặc công cụ tình dục “cung cấp năng lượng nữ tính”, thân thể người nữ là thứ bị xâm phạm, bị lợi dụng, bị tước đoạt. Nhân quyền ngay lúc đầu đã bị đánh mất, vận mạng cuối cùng càng đáng thương, trong sự hi sinh tiểu ngã đó, sau khi tác thành sự dâm lạc trong hiện thực và “thành Phật” trong ảo tưởng của Lạt Ma, tất nhiên cô ấy sẽ bị vứt bỏ - vì điều kiện của Không Hành Mẫu là trẻ đẹp, tươi non nhạy cảm [111]; Thế nhưng, mỗi một sắc thân đều là vô thường, đều có kỳ hạn sử dụng của nó. Mức độ yêu cầu của Lạt Ma đối với Không Hành Mẫu cực cao, mà con gái trong thiên hạ vô cùng nhiều, vậy thì đối với người nữ song tu bị vật thể hóa, công cụ hóa đó, trong logic của các nam Thượng sư, “dùng qua thì vứt”, “có mới nới cũ”, đối với người nữ song tu bị vật thể hóa, công cụ hóa mà nói thì đó là kết luận tất yếu. Phật giáo Tạng truyền lấy pháp song thân Vô thượng Yoga làm tu trì “tức thân thành Phật”, mỗi một giai đoạn đều cần có người nữ phối hợp, do đó họ đã lấy vai diễn hư danh và cảnh giới tôn giáo tự sáng tạo ra để lung lạc, dẫn dắt sai lầm cho phụ nữ Tây Tạng có địa vị thấp kém, để họ tự hào vì làm Không Hành Mẫu mà “phụng hiến vô tư” thân thể và tinh lực của mình; để mặc cho các Thượng sư hưởng thụ dâm lạc và hấp thụ năng lượng trên thân xác mình, để rồi không lâu sau thì tinh cùng lực kiệt, sắc phai yêu lỏng, do thân tâm tàn bại mà bị vứt bỏ, trong cả hai phương diện hiện thực và tâm linh đều không được cái gì, cuối cùng mới hiểu ra được rằng mình “bị lừa bịp, bị ngược đãi”. Trong lời thuật của Phật Mẫu Cơ Mễ Nhã trích dẫn ở trên, cô ấy đã trải qua và hiểu được sâu sắc rằng trong quá trình song tu, thân tâm người nữ đã bị xâm phạm, bị dày vò nghiêm trọng như thế nào; còn những thứ thành tựu tu chứng mà các Lạt Ma rêu rao, đối với cô ấy mà nói đều không thiết thực, do đó dưới sự bày bố dàn xếp của nghiệp lực, họ chỉ trở thành những con cừu trầm mặc.
2. Sự lừa bịp “tâm trí” Cái mà bài viết này gọi là “vai diễn (đóng vai)” là nói người chủ sự trong giáo đoàn Tạng Mật sẽ hư cấu (bịa) trước [112] ra một số vai diễn (của người chứng ngộ Không tính) cao quý và thiêng liêng để những người nữ học Mật sẽ đóng vai, như Phật Mẫu, Độ Mẫu, Kim Cương Du Già Mẫu....Họ lấy đây là hình mẫu để dụ dỗ các cô gái bình thường rơi vào các cạm bẫy hư danh này, do đó dưới tình huống bị lừa dối, phục tùng các điều kiện mà người nam của Phật giáo Tạng truyền đặt ra, đồng thời chấp nhận sự huấn luyện đặc biệt (để thỏa mãn dâm lạc cho người nam), đặt cho cái tên mỹ miều là Minh Phi, Nữ Phật Sống, Sự Nghiệp Thủ Ấn… Trong đây đã có khoảng cách giữa tự ngã và lý tưởng (con người chính mình và vai diễn, phàm nhân và thánh nữ). Người nữ được lựa chọn, tất nhiên sẽ cố gắng đóng vai diễn của mình, về mặt bản chất là làm trái ngược với nhân tính và hạ nhục Phật pháp; ngược lại, nam Thượng sư tinh kiệt người chết, thành Phật không nổi. Không Hành Mẫu cũng sắc phai người tàn, nhưng có hư danh. Thậm chí là dùng xong thì vứt, kết cục rất đáng thương. Đây mới chính là cảnh ngộ thực tế của đại đa số Không Hành Mẫu ở Tây Tạng, đến đi tay trắng, vận mệnh rơi vào trống rỗng. Cái ẩn chứa trong này chính là cú lừa tôn giáo do nam quyền chỉ đạo, người nữ chỉ là công cụ tình dục, vật hi sinh cho dâm lạc của người nam. Nam lạc (hưởng sướng) nữ không (trắng tay), gọi một cách mỹ miều là Lạc Không song vận. Người nữ trong xã hội thực tế vốn đã phụ thuộc vào người nam; do may mắn mà được lựa chọn, tiến vào trong Phật giáo Tạng truyền của lĩnh vực tôn giáo, vận mệnh không những không thăng lên, mà lại tăng thêm một tầng lừa dối và bóc lột. Còn về “vô nam nữ tướng”, “bình đẳng bình đẳng” trong nghĩa lý chân thực của Phật pháp thì lại hoàn toàn đảo lộn trong Mật giáo Tây Tạng, sự thấp kém và bi thảm của Không Hành Mẫu thậm chí còn tệ hơn cả các cô gái trên thế gian. Nếu như đào sâu suy nghĩ, bất luận là “song” trong song tu hay là “nhất” trong nhất thể, hoặc phân hoặc hợp, đều là sự vọng tưởng phân biệt của ý thức, vừa không thể thay đổi được nhận thức và nghiệp báo của “nam nữ”, càng không thể vì thế mà thành Phật được. Bởi vì, Thượng sư và Minh Phi, Dũng Phụ và Không Hành [113], khi giao hợp tuy có cái khoái lạc của dâm xúc, trong cơn mê say thì cho là “vô ngã” mà thành Phật; sau khi tách nhau ra thì nam nữ riêng biệt, khi tỉnh lại thì biết người và mình vẫn là phàm phu. Đạt Lai Lạt Ma nói: “Khi tiến hành song vận, nam hành giả có chứng lượng tương đối cao sẽ có thể giúp đỡ nữ hành giả chứng ngộ Phật quả; cùng lý đó, nữ hành giả nếu như có chứng lượng tương đối cao, cũng có thể hỗ trợ giúp đỡ nam hành giả chứng ngộ…. Hiệu quả của nó là bổ trợ lẫn nhau.” [114] Lời tuy là nói như vậy, nhưng chúng ta chưa từng nhìn thấy sự thực có bất cứ nam nữ Mật tông nào “chứng ngộ” trong song tu cả, tất cả đều rơi vào trong cảnh giới Thức ấm, huống hồ là chứng ngộ Phật quả? Bởi vì, dựa vào lý thuyết và phương pháp mà họ bày đặt ra để tu, tâm trí của anh ta sẽ vừa không lìa khỏi cái tham Dục giới, mà cũng không tin có Như Lai Tạng, lại kiên trì chấp bám Lục thức trong Thức ấm và cảnh giới Lục trần trụ vào, thì không thể nào đoạn Ngã kiến chứng quả giải thoát, cũng không có duyên để minh Bản Tâm, chứng Bồ Tát đạo. Do đó, nam hành giả Mật tông hành song tu, dù là Pháp vương, Thượng sư Lạt Ma hay nam hành giả, dựa vào nội hàm của Tam thừa Bồ Đề mà quán xét, xưa nay chưa từng có “chứng lượng tương đối cao”, thì làm sao mà giúp đỡ được nữ hành giả? Còn nữ hành giả còn trẻ đã được/bị tuyển làm Không Hành Mẫu, 20 tuổi đã bị vứt bỏ, thì cũng không thể nào có chứng lượng tu hành gì – trừ phi cái “chứng lượng” (mà Đạt Lai Lạt Ma) nói ở đây là năng lực và kinh nghiệm quan hệ tình dục dâm lạc. Người nữ đất Tạng trong hai phương diện tuyển làm “Không Hành Mẫu” và phối hợp “song tu”, dường như họ không có bất cứ một quyền tự chủ nào, đã sinh ra làm con gái thì đã mất đi tất cả nhân quyền rồi. Như điều thứ 13 trong Căn bản giới của Mật giáo nói: “Không dựa vào đã đắc Tam muội da”, Trần Kiện Dân (Thượng sư của Mật giáo) nói: “Ở đây tức là chỉ chuông chùy Tam muội da. Là nói song thân pháp đã đắc rồi mà không chịu thực tu. Trong giới điều đặc biệt của Cát Tường thiên mẫu, Vô thượng Yoga sĩ có thể tu pháp song vận, mà không chịu nỗ lực tu nó. Ngày có chỗ khuyết, khiến Minh Phi không vui vẻ, tức coi là phạm giới.” [115] Vô thượng Yoga sĩ của Mật giáo đã thụ song thân pháp, nhưng lại thực tu mỗi ngày, khiến cho Không Hành Mẫu không vui, tức là phạm giới. Cùng lý đó, Không Hành Mẫu mà không phối hợp song tu với Lạt Ma, khiến Lạc Ma không vui, thì cũng là phạm giới. Chỉ có những người ngày ngày cùng Không Hành Mẫu hợp tu song thân pháp thì mới là người trì giới thanh tịnh trong Mật tông [116]. Do đó, thân là Không Hành Mẫu, mỗi ngày đều phải phối hợp với Du Già sĩ “nỗ lực” tu pháp dâm dục, đó là nghĩa vụ của họ, nếu không kính nghiệp (yêu nghề) như vậy, hoặc hoài nghi song thân pháp, thì tức là phạm giới Tam muội da, trì giới không thanh tịnh, phải đọa vào “địa ngục Kim Cương” [117]. Điều này đối với Không Hành Mẫu lại là một sự đè nén trầm trọng nữa. Có lẽ sẽ có người cho rằng, ngoài việc trở thành “Không Hành Mẫu” thực tu song thân pháp ra, thì cũng có thể tự tu hành mà thành tựu. Điều này có lẽ là một suy nghĩ xa xỉ, hãy xem: Đan Tân Ba Mặc (Jetsunma Tenzin Palmo) đã từng tu hành vất vả 18 năm ở vùng núi khuất nẻo xa xôi ở núi Himalaya, nhưng lại không thể thụ trì giới Tỳ kheo ni ở Tây Tạng. Cho đến năm 1973, cô ấy đến Hồng Kông mới chính thức xuất gia [118]. Trong một luận văn hội nghị, cô ấy đã đề cập đến Phật giáo Tạng truyền lấy người nam làm chủ đạo: Tất cả các Thượng sư đều lấy người nam làm chính, người nữ ở Phật giáo Tạng truyền thậm chí còn không từng nghĩ đến khả năng có nữ Thượng sư. Một truyền thống khác của Phật giáo Tạng truyền – Phật sống, cũng có lý đương nhiên là chỉ có người nam. Linh đồng chuyển thế vừa sinh ra hoặc sau khi “tọa sàng” thì đã phải chịu sự giáo dục và huấn luyện chuyên môn của Thượng sư, đến khi họ trưởng thành rồi, cũng sẽ chỉ đem giáo pháp quan trọng nhất truyền cho người chuyển thế của Thượng sư của họ (cũng là thân người nam). Cho nên, giáo pháp tối cao của Phật giáo Tạng truyền vẫn luôn là “câu lạc bộ quý ông”…. Khang Sở Nhân Ba Thiết đời thứ tám (the 8th Khamtrul Rinpoche) từng chia sẻ câu chuyện của chị ông ta như sau: Chị ông ta trước khi sinh ra đã xuất hiện rất nhiều điềm của Thượng sư chuyển thế, thậm chí còn nhiều hơn cả ông ta lúc sinh ra. Thế nhưng, sau khi cô ấy được sinh ra, mọi người đều vô cùng thất vọng trước giới tính của cô…. Những cô gái này vào tuổi nhi đồng ngay cả cơ hội tu hành cũng không có. Rốt cuộc là năng lực của người nữ không đủ hay là đã bị hủy diệt khả năng phát triển tâm linh rồi? Các cô gái Tây Tạng luôn phải đợi đến khi trưởng thành rồi, sau khi có gia đình của mình rồi thì mới bắt đầu tu hành. Do trình độ giáo dục của họ khá thấp, cứ cho là tu hành của họ có thể đạt đến mức độ rất cao, thì họ cũng không có năng lực hoằng pháp. Vòng tuần hoàn ngược này khiến cho nữ Thượng sư rất hiếm khi xuất hiện ở trong Phật giáo Tạng truyền. [119]
3. Sự thành tựu “ác nghiệp” Sự bóc lột về thể xác và lừa bịp về tâm trí đã khiến cho tên giả “Không Hành Mẫu” đã mất đi quyền “tự chủ” và quyền “tri thức” của nam nữ bình đẳng làm người trong thế tục, đây là sự bóc lột nhân quyền mà có thể thấy được ở ngay đời này. Thế nhưng, sự đãi ngộ bất nhân tính này lại được thực hiện trên danh nghĩa giả tu hành, về mặt tôn giáo lại càng gây nên rất nhiều loại ác nghiệp: Sau khi một người nữ bị tuyển trúng và hiến dâng cho Thượng sư, trải qua huấn luyện (tà dạy dỗ) và thực tu (tà dâm hành) mà trở thành Không Hành Mẫu, ba nghiệp thân khẩu ý đã cùng Thượng sư phạm phải mười ác nghiệp mà Phật đã cấm chế; Không Hành Mẫu tuy là không biết gì, bị động, chỉ là tòng phạm, nhưng những gì gặp phải đời này cho đến nghiệp đời trước hiện hành, lại lần nữa bị ô nhiễm, tội chồng thêm tội, không có khả năng tự bật ra, nhân duyên nhiều lần tiếp xúc với tà sư, trải qua dâm hợp song tu mà càng thêm gắn bó mật thiết rồi. Không Hành Mẫu sau khi cùng Thượng sư hòa hợp đại định, lại bị luân chuyển cho nam đệ tử: “Chư Phật làm chứng, đưa cô ấy trao cho ngươi”, rồi lại cùng nam đệ tử dâm hợp. Trước sau cùng hai thầy trò họ hành dâm phi pháp như vậy, là đã vi phạm nghiêm trọng giới (tà) dâm của Phật giáo rồi, mà về sau lại tiếp tục cùng những người nam học Mật khác hợp tu song thân pháp, hơn nửa đời người đã lấy việc đó làm thường nghiệp (nghề chính), tuy có sự ủng hộ của lý luận Du Già và giới Tam muội da, nhưng đều lại là tà kiến, tà giới, càng thêm ô nhiễm thân khẩu ý sâu nặng hơn, rơi vào trong ác nghiệp, khó mà tự rút ra được. Tiếp đến, trong quá trình song tu, Không Hành Mẫu bị dạy dỗ hoặc tự nhận rằng mình “đã chứng Không tính”; nhưng phần trên đã nói, hành giả Phật giáo Tạng truyền không thể nào chứng được Không tính – bởi vì pháp nghĩa và hành trì của họ đều mắc sai lầm, song bọn họ lại lấy cảnh giới do quán tưởng bằng tà kiến mà thành, vọng nói đó là chứng Không, như thế là “chưa chứng nói chứng”, lại phạm vào giới đại vọng ngữ. Lại có người nặng hơn, Không Hành Mẫu cao cấp (Phật Mẫu) sau khi giành được tư cách “truyền pháp”, để truyền thừa “pháp đoạn kiến” tất thảy pháp không hoặc “pháp thường kiến” Ý thức thường trụ mà mình đã học được, đã thay thế “pháp Trung đạo” lấy Như Lai Tạng làm nòng cốt của Phật giáo để truyền thụ cho đệ tử của mình, như vậy lại thành tựu thêm đại ác nghiệp căn bản hủy Phật hoại Pháp, sau khi chết sẽ khó tránh khỏi đọa vào trong tam ác đạo. Từ mặt sự tướng mà nói, sinh nhai của Không Hành Mẫu, do phụ thuộc vào Thượng sư Mật giáo, mà phải tùy thuận thành tựu các nghiệp ác nặng nề như (tà) dâm, đại vọng ngữ, phỉ báng Tam bảo, khi xả thọ tất sẽ đọa vào ác đạo hoặc chuyển sinh vào Ma giới. Quả báo loại này là điều mà các nữ tu hành giả của Phật giáo Tạng truyền không thể không biết, không thể không thận trọng. Nếu dựa vào kinh điển Phật giáo mà khảo xét, thì tà pháp mà Thượng sư và Không Hành Mẫu Mật giáo tu hành đã đồng thời gây nên bốn loại nghiệp nặng, như “Đại Phật đỉnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ Tát vạn hành Thủ Lăng Nghiêm kinh” quyển 6 đã nói: Cho dù có trí tuệ cao, có thiền định hiện tiền, nhưng nếu không đoạn trừ dâm tâm thì tất sẽ rơi vào ma đạo: Thượng phẩm thì làm ma vương, trung phẩm thì làm ma dân, hạ phẩm thì làm ma nữ. Những loại ma quỷ này cũng đều có tín đồ đi theo, ai nấy tự xưng là đã thành đạo Vô thượng. Sau khi ta diệt độ, thời mạt pháp sẽ có nhiều loại ma dân này, thịnh hành khắp thế gian, quảng hành tham dâm, tự xưng là thiện tri thức, khiến cho chúng sinh rơi vào hố tà kiến tham ái, bị lạc mất con đường tu Bồ Đề”…. Dù là người có nhiều trí tuệ, đạt được thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ sát nghiệp thì chắc chắn sẽ lạc vào đạo quỷ thần. Người thượng phẩm thì được làm Đại lực quỷ, người trung phẩm thì làm Phi hành Dạ xoa, các quỷ soái… Còn người hạ phẩm thì làm Địa hành La Sát. Các quỷ thần đó cũng đều có tín đồ, ai nấy đều tự xưng là đã đạt được đạo Vô thượng. Sau khi ta diệt độ, trong thời mạt pháp, những loại quỷ thần đó đầy rẫy thế gian, tự tuyên bố rằng ăn thịt vẫn có thể đắc đạo Bồ Đề”…. Dù cho có nhiều trí tuệ, đạt được thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ được tâm ăn trộm thì tất sẽ rơi vào tà đạo: Kẻ thượng phẩm thì làm tinh linh, kẻ trung phẩm thì làm yêu mị, kẻ hạ phẩm thì làm tà nhân bị các quỷ mị bám chặt. Các loại tà đó cũng có tín đồ, ai nấy tự xưng thành đạo Vô thượng. Sau khi ta diệt độ, trong thời mạt pháp, những loại yêu tà đó thịnh hành khắp thế gian. Chúng giấu giếm sự gian dối của mình, tự tuyên xưng là thiện tri thức, ai nấy đều nói rằng mình đã đắc pháp thượng nhân. Chúng gây huyễn hoặc kẻ không hiểu biết, đe dọa khiến họ mất tâm chính niệm. Những nơi chúng đi qua, gia đình đó đều hao tán…. Nếu nói đại vọng ngữ, tức Tam ma địa không được thanh tịnh, trở thành ma có tà kiến tham ái, mất đi hạt giống Như Lai. Tức là kẻ chưa đắc nói đắc, chưa chứng nói chứng, hoặc cầu tôn thắng đệ nhất thế gian. Họ nói với người trước mặt rằng: Ta nay đã đắc quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, đạo A La Hán, Bích Chi Phật thừa, Bồ Tát các vị Thập địa, trước địa, để cầu mong sự lễ sám của người ta, tham cầu đồ cúng dường của người ta...” [120]
Cái gọi là “quảng hành tham dâm, sát sinh ăn thịt, ngầm ẩn gian dối, chưa chứng nói chứng”, tức là tà dâm, sát sinh, trộm cắp, đại vọng ngữ, bốn trọng tội này đều phạm cả. Hơn nữa mỗi một tội nặng này đều có đầy đủ ba pháp căn bản, phương tiện và thành dĩ, không những tự mình làm mà còn dạy người khác làm. Trong quá trình phối hợp với Thượng sư Mật giáo hành pháp tu song thân, Không Hành Mẫu với thân phận và chức năng của mình, đã cùng nhau thành tựu các nghiệp ác nói trên. Bất luận là họ có biết hay không biết, chủ động hay bị động, thì những lợi ích nhỏ nhặt trên thực tế (danh văn lợi dưỡng) cũng không thể nào xứng ngang với những quả báo ác đạo (ma dân, ma nữ, dạ xoa, la sát, yêu mị tà nhân) trong trường kiếp ở đời sau đâu! |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |