Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] -10 |
VII. KẾT LUẬN: TỔN THƯƠNG “KÉP” CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN
Qua phần luận thuật ở trên có thể thấy, vận mệnh của Không Hành Mẫu là sự mất mát kép: Về thế tục thì “nam nữ” bất bình quyền, về mặt tôn giáo thì việc “thành Phật” không có hy vọng. Tuy tổ sư Mật giáo và các học giả trên lý thuyết đều cực lực khoa trương nói Phật giáo Tạng truyền tôn trọng (hoặc đối đãi bình đẳng) người nữ nhất, hơn nữa bậc thành tựu là người nữ nhiều nhất [121], nhưng chúng ta đứng từ định nghĩa, loại hình, vai diễn, chức năng của Không Hành Mẫu trong song thân pháp Vô thượng Yoga, và kết cục cuối cùng thì nhìn chung địa vị xã hội của họ là rất thấp kém, thân phận tôn giáo là kẻ phụ tòng (ăn theo), từ đầu đến cuối đều bị người nam coi là công cụ tình dục hoặc nô lệ tình dục, mặc sức muốn làm gì thì làm; mà kết cục của họ là bị vứt bỏ, cho tự sinh tự diệt. Về mặt hiện thực là bất bình đẳng, về tín ngưỡng là không có kết quả, Không Hành Mẫu có thể nói là người cung ứng chủ yếu cho “song tu dâm dục” trong Phật giáo Tạng truyền, cũng là kẻ hy sinh lớn nhất. Phật giáo Tạng truyền tuy có rất nhiều “nữ Phật”, “nữ Thượng sư”, “nữ thành tựu giả” để rêu rao rằng họ tôn trọng hoặc sùng bái người nữ, thế nhưng đó chỉ là những lời lẽ bề ngoài, ngôn từ lý thuyết thôi. Nếu như đi sâu quan sát lịch sử và chế độ của nó, thì có thể phát hiện thấy trong ngoài bất nhất, tự mâu thuẫn với chính mình. Họ đặc biệt bày đặt ra pháp tu song thần, dường như là đã nâng cao địa vị không thể thiếu khuyết của người nữ trong pháp “Vô thượng Yoga”, hơn nữa còn lạm dụng những khái niệm “song vận”, “hợp nhất” để cho thấy sự bình đẳng không phân biệt (nam nữ) chí cao cứu cánh; nhưng kỳ thực, từ đầu đến cuối, do phân chia rõ ràng hai tướng (nam nữ, âm dương, trí bi) thì mới cần phải song tu, hòa hợp. Nếu là trong Phật giáo chính thống, nam nữ tuy là hai chúng, nhưng pháp tu chỉ có một loại, của ai người nấy tu, ai nấy thành tựu giải thoát và quả vị giống nhau. Đặc biệt là sau khi thân chứng Như Lai Tạng, thì biết Chân Như vốn thanh tịnh, Thực tướng là vô tướng, trong nam nữ hoàn toàn không khác biệt, bình đẳng ngang nhau. Đó mới là bình đẳng, trang nghiêm thực sự. Vu Quân Phương nói: Đúng như Khải Bối Tùng (Cabezon) đã nhắc nhở…Sự xuất hiện của tượng trưng nữ thần và nữ tính trong tôn giáo không thể giải thích thành sự tôn trọng đối với các phụ nữ về mặt văn hóa. Một xã hội tôn sùng nữ thần và địa vị của phụ nữ trong xã hội đó, hai thứ ấy không có quan hệ hô ứng nhất định nào…. Lôi Minh Đốn (Leigh Mintum) nêu nghi vấn trong tác phẩm nghiên cứu về phụ nữ Ấn Độ của bà: Vì sao trong một nền văn hóa nữ thần có đại thần lực, người nữ lại bị coi là sản phẩm phụ thuộc? Nữ thần không hề ban cho phụ nữ bất cứ quyền lực thế gian thực tế nào, nhưng tôi thấy họ lại cho sự kiên nhẫn và tự tôn cực quan trọng trong tính cách phụ nữ Ấn Độ. [122]
Học giả Tạng tộc Đức Cát Trác Mã cũng nói rằng: Người nữ được tôn vinh là “Không Hành Mẫu”, trong số họ có người nữ xuất gia, cũng có người nữ tại gia, họ được hưởng địa vị rất cao trong cuộc sống xã hội Tạng tộc…. Đồng thời, nữ tính quan đến từ xã hội, tập tục cũng có vai trò trong Phật giáo Tạng truyền. Do đó, thái độ và tiêu chuẩn giá trị của Phật giáo Tạng truyền đối với người nữ là mang tính kép, một mặt là tôn sùng người nữ, mặt khác lại hạ thấp người nữ, có khuynh hướng lưỡng cực hóa. [123]
Thái độ của Phật giáo Tạng truyền đối với người nữ là lưỡng cực hóa: Một mặt là nâng người nữ lên rất rất cao, như Phật Mẫu, Trí Tuệ Mẫu, Không Hành Mẫu vân vân; mặt khác lại hạ thấp người nữ, coi người nữ là công cụ tình dục, nô lệ tình dục trong pháp tu song thân, như Sự Nghiệp Nữ vân vân. Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền, dưới sự “cường điệu hóa” của giáo nghĩa, bề ngoài là có địa vị rất cao; thế nhưng địa vị như thế chủ yếu là dựa dẫm vào nam Bản Tôn và nam Thượng sư mà có, nếu không có nam Phật thì cũng không có Phật Mẫu, nếu không có Dũng Phụ thì không có Không Hành, nếu không có Thượng sư thì không có Minh Phi…Đạt Lai Lạt Ma cũng thừa nhận: “Trong Phật giáo Tạng truyền sở dĩ lơ là địa vị và quyền lợi của người nữ, một phần nguyên nhân là người đời xưa vốn không suy xét đến điều này, chúng ta không nhiều thì ít thì cũng coi đây là chuyện đương nhiên.” [124] Một học giả người Đức nói: Người nữ trong Phật giáo Tạng truyền càng không ra cái thể loại gì, bọn họ phục dịch người khác, hơn nữa bắt buộc phải nghe lệnh người khác…Người nữ trong Phật giáo Tạng truyền là thuộc về loài người hạ đẳng….Thái độ đối xử tiêu cực với người nữ của Phật giáo Tạng truyền, trong pháp tu “nội mật” của Đàm Thôi (Tantra)/Phật giáo Tạng truyền là vô cùng rõ rệt. Cái mà pháp tu này đạt được chính là tức thân thành Phật của người nam, người nữ chỉ là công cụ cần thiết để đạt được mục đích này mà thôi… Khi “tình dục” được lôi kéo vào đây, thì người nam sẽ có khả năng ít nhiều sử dụng bạo lực mềm, để quán triệt tư tưởng phụ quyền của bọn họ. [125]
Sự đắm đuối của nam hành giả Tạng Mật đối với Không Hành Mẫu và tịnh độ Không Hành, có thể được giải thích là nguyện vọng quay về “tử cung” trong Tâm lý học [126]. Lấy Không Hành Mẫu làm điều kiện song tu, lý luận của họ được thiết lập nên từ chức năng khí quan và nhu cầu tâm lý của người nam, có thể nói là sự tranh chấp giữa ảo tưởng tình dục và lo lắng tình dục, nhưng lại lấy tâm ý thức vòng vo tam quốc mà tôn sùng hóa nó, thần thánh hóa nó để lừa bịp người nữ, dụ dỗ khiến họ hiến thân hợp tu một cách bán tự nguyện! Bề ngoài thì dường như là người nam chủ đạo, kỳ thực là người nữ phụ thuộc, thoái lui một cách không tự giác về với sùng bái nữ thần và chủ nghĩa duy thân nguyên thủy [127], mà điều này lại tương ứng với duyên khởi tính không của “Lục thức luận” mà bọn họ chủ trương, rơi vào sự chấp bám trong cảnh giới của Sắc ấm và Thức ấm. Xin tổng kết như sau:
1. Sự tu hành của họ trước sau không tách rời sự phân biệt hai giới nam nữ, tuy có trừu tượng hóa là hai khí âm dương, hoặc triết học hóa là trí tuệ và phương tiện, nói là trong thân tất thảy vạn vật đều có hai nguyên tố này, dựa vào sự tiếp xúc của ngoại tướng để hoàn thành sự hợp nhất của nội tại, tức liền có thể thành Phật. Vừa bắt buộc song tu, sau đó hợp nhất, thì trong ý thức của họ vẫn là có tri kiến sai biệt, chứ họ không biết cũng không chứng được Bản Tôn (Như Lai Tạng) vốn dĩ thanh tịnh, tự tính viên mãn, vốn dĩ Niết Bàn kia. Bản Tôn này vừa không có tướng nam nữ, cũng không bắt buộc phải song tu; nó vốn không có phân biệt, không cần phân tách nam nữ; vốn dĩ có tự tính viên mãn, không cần phải tái hợp gì cả.
2. Lại hạ thấp thân phận của người nữ, như thuyết cội nguồn của tộc Tạng: Con khỉ (mi hầu) và La Sát nữ giao hợp sinh ra. Bên nam là thuộc đạo súc sinh, bên nữ là thuộc đạo quỷ thần, đẳng cấp có cao thấp; sau đó mới làm đẹp hóa bằng sự hóa hiện của Quán Âm và Độ Mẫu. Mà La Sát “có sức thần thông, có thể bay nhanh trong không trung, hoặc đi nhanh trên mặt đất, đó là loài quỷ bạo ác đáng sợ”, đây có lẽ là một trong những nguồn gốc của hình tượng của Không Hành Mẫu. “Nam La Sát có thân đen, tóc đỏ, mắt xanh lục, còn nữ La Sát thì như phụ nữ tuyệt mỹ, có sức mê hoặc lòng người, chuyên ăn máu thịt của con người.” [128] Điều này rất rõ ràng là nhào nặn hình tượng người nữ từ quan điểm của người nam, mà đa số các tượng (Phật) song thân của Mật giáo đều là nhe nanh đáng sợ, chính là thể tổng hợp của loài súc sinh, La Sát và ngạ quỷ này, chúng tu hành trong khi hành dâm dục và ăn máu thịt. Tuy rằng đời này hóa hiện hình người, tự xưng là học Phật, nhưng những gì họ nghĩ, họ làm đều không lìa cảnh giới tam ác đạo. Lại nữa, từ bối cảnh văn hóa lấy người nam làm chủ đạo, dưới cộng nghiệp ấy lại cố ý đè nén tính tự giác và địa vị của người nữ [129], làm nổi bật thói xấu trong nền thống trị uy quyền, đi ngược lại với sự bình đẳng và tâm lượng từ bi của Phật giáo. Đối lập với điều này, chức năng của Không Hành Mẫu là hiến thân cho song tu, cho nên bắt buộc phải là các cô gái trẻ đẹp (để gây kích thích tình dục cho người nam), nhu thuận phối hợp (thỏa mãn các yêu cầu của người nam). Để đạt được hai công năng này, không thể không hi sinh chính mình, phó mặc cho người ta sắp đặt, để đánh đổi lấy sự sinh tồn cơ bản và tia hy vọng nhỏ nhoi.
Không Hành Mẫu bắt nguồn từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo, là người hầu nữ của “nữ thần Ca Lê” vợ thần Siva, thuộc về loài quỷ thần, do Liên Hoa Sinh đem vào đất Tạng mà có sự diễn biến: Tăng thêm chủng loại, có rất nhiều vai như Phật Mẫu, Kim Cương Du Già Mẫu, Kim Cương Hợi Mẫu, Độ Mẫu, Trí Tuệ Nữ, Minh Phi, Sự Nghiệp Nữ, Thiên Nữ, Quỷ Nữ, Dạ Xoa Nữ, La Sát Nữ, Nữ Tín Sai, Cống Phẩm… Qua điều kiện tuyển dụng Không Hành Mẫu và quá trì huấn luyện của bốn đại phái ở Phật giáo Tạng truyền có thể thấy: Không Hành Mẫu chỉ là công cụ tình dục kích dẫn dâm dục cho các (nam) Lạt Ma, phối hợp song tu. Do đó, họ bắt buộc phải là những cô gái trẻ đẹp, âm hộ có tính đàn hồi tốt; sau đó dạy cho họ về mật pháp, không tính, mật giới, quán đỉnh, rồi ban cho họ cái mỹ danh là Không Hành Mẫu Trí Tuệ, để họ có được thân phận huy hoàng đẹp đẽ trong mắt dân chúng ở đất Tạng, để rồi sẵn sàng cung cấp cơ quan sinh dục mà hành dâm với Lạt Ma, rồi ảo tưởng đến khả năng “tức thân thành Phật”. Thế nhưng, những cô gái này giống như vật phẩm, bị cho đi nhận lại, đệ tử đem họ hiến tặng cho Thượng sư, rồi Thượng sư dùng xong lại ban họ cho các đệ tử xài. Sau một thời gian, họ sẽ vứt bỏ không thèm xài nữa. Các Lạt Ma không được có bất cứ tình cảm nào đối với các cô gái này, cho nên “Không Hành Mẫu” trong Vô thượng Yoga chỉ là “công cụ tình dục” bị lợi dụng mà thôi. Không Hành Mẫu trong Phật giáo Tạng truyền đa phần là các thiếu nữ vị thành niên, trong quá trình thực tu song thân pháp, bản thân họ không có bất cứ chứng lượng nào. Mà mỗi ngày mấy giờ liền phải “Lạc Không song vận”, đã bị dày vò đến mức “tinh suy lực kiệt”, không thể nào lại có thể dựa nhờ vào Thượng sư có tu chứng cao để nâng đỡ cô ấy “chứng ngộ Phật quả” trong cơn cực khoái tình dục được. Người nữ trong Tây Tạng cũ có địa vị cực thấp kém, nhưng Phật giáo Tạng truyền lấy song thân pháp làm lý luận cho việc “tức thân thành Phật”, cần phải có người nữ phối hợp song tu, vì thế mà đã sử dụng thủ đoạn “nhạt hóa và pha loãng”, bề ngoài là liên tục “gia tăng hóa” nâng cao địa vị của Không Hành Mẫu, cho đến gọi họ là “Phật Mẫu”, lấy đó để lung lạc người nữ tham gia song tu. Do đó, người nữ trong Tây Tạng cũ lấy việc đảm nhiệm chức Không Hành Mẫu làm điều đáng tự hào. Ban đầu, họ tự nhận mình “là một loại phụng hiến vô tư”, nhưng sau khi trải qua nhiều năm tháng dâm hợp song tu, thể lực bội chi, năng lượng mất hết, do đó mà sớm già, nhan sắc phai tàn, lại bị “vứt đi không dùng”, trong tu chứng Phật pháp lại không có được cái gì, đến lúc đó mới hiểu ra “mình đang bị ngược đãi”, thật đúng là sự bi ai của người nữ trong Phật giáo Tạng truyền. Tuy trong thời gian ngắn việc ăn mặc không thiếu thốn, nhưng lại phải sống những tháng ngày “bị ngược đãi tình dục”, địa vị của họ lên hay xuống, tất cả đều do Lạt Ma quyết định. Pháp tu song thân của Mật giáo được bày đặt từ phái Tính Lực của Ấn Độ giáo, nó đã hàm chứa rất nhiều tín ngưỡng và ảo tưởng lạc hậu; nguồn gốc của Không Hành Mẫu là một kiểu thần thoại, cho dù trong quá trình phát triển của Mật giáo Ấn Tạng nó không ngừng được nâng cao và phức tạp hóa, nhưng đó chỉ là một sự bày đặt vọng tưởng, không phải là kết quả của tu chứng Phật pháp, mục đích của nó vẫn chỉ là sự hợp nhất của âm dương nhị nguyên luận ở nhân gian. Nếu thực sự muốn tu học Phật, thành Phật, thì vẫn phải quay về với chính pháp Phật giáo, quy y với chân thiện tri thức trong Phật môn (chứ không phải là tà sư dụ dỗ đệ tử song tu); nam nữ hành giả dưới sự hướng dẫn của họ ai nấy tự tu dựa trên tri kiến và thứ tự của đạo Phật Bồ Đề. Trước hết là quan sát như thực thấy Ngũ uẩn hư vọng để đoạn Ngã kiến, chân phát tâm Bồ Đề, vun trồng đại phúc đức, tiến đến tham thiền chứng ngộ Tâm Như Lai Tạng, phát khởi trí tuệ Bát Nhã, rồi tiến tu Đạo Chủng trí, từ Thất trụ vị của Biệt giáo dần dà tu lên, trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp tu viên mãn 52 bậc, cho đến thân cuối cùng cứu cánh thành Phật. Đây vốn dĩ chính là pháp môn tu học Nhất thừa mà Phật Phật đạo đồng, từ cổ chí kim cho đến tương lai đều không thể nhảy cóc, cũng không có đường tắt. Nếu không tin vào con đường này mà lại sáng lập ra pháp mới, thì đó không phải là chính giáo mà Phật nói, nhân duyên quả báo do sở tu sở đắc đều không liên quan gì đến Phật Bồ Đề, cũng không thể thành Phật được. Như trên đã nói, Mật giáo Tây Tạng đắm chìm vào trong cảm giác tiếp xúc giữa thân (nam căn – dương vật) và thân (nữ âm), rồi vọng quán tưởng là (việc đó) không có hình sắc, cho rằng thông qua kết hợp “nam nữ” Lạc Không song vận, có thể phục chế (copy) chuyển hóa thành sự hợp nhất giữa “hành giả và Bản Tôn”, điều này kỳ thực rất giống với một loại “di tình” trong văn học tưởng tượng, cái mà họ căn cứ vào không phải là thuyết “Sinh Phật bất nhị” (chúng sinh đều có Như Lai Tạng) của Phật pháp, mà là thuyết “Phạm Ngã hợp nhất” trong Bà La Môn/ Ấn Độ giáo. |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |