Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] -11 |
Qua đó có thể thấy rằng, Mật giáo Tây Tạng xây dựng trên song thân pháp Vô thượng Yoga, về mặt bản chất là sự sùng bái tính lực (sinh đẻ) mà xuất phát từ ảo tưởng tình dục và kết thúc ở thỏa mãn tình dục. Tuy là họ khoác lên tấm áo Phật giáo, nhưng xưa nay đều không phải là Phật pháp. Hơn nữa, Mật giáo lan khắp đất Tây Tạng, kéo dài 10 thế kỉ, từ chính trị đến tôn giáo, đều là tư duy và thực tiễn của nam quyền lãnh đạo; danh nghĩa “Không Hành Mẫu” từ đầu đến cuối đều mang tính phụ thuộc, tính công cụ, đồng thời không có bất cứ nhân cách “độc lập” và tu chứng “loại bỏ giới tính” nào - ở Nhân địa là “Minh Phi”, ở Quả địa là “Phật Mẫu”, nhưng vẫn không phải là Phật. Có thể nói, sự kỳ thị giới tính trong Mật giáo Tây Tạng là rất triệt để, nó xuyên suốt qua cả tục đế và thánh đế, một đời làm con gái, vĩnh kiếp làm Phi, Mẫu. Mà giá trị tôn giáo của người nữ trong Phật giáo Tạng truyền lại nghiêng về chức năng của “sắc thân”, hơn nữa chỉ rút gọn giới hạn ở “cơ quan” của thân thể - vú và âm bộ. Cuối cùng, cái gọi là “người nữ” cũng không hề tồn tại nữa, mà chỉ còn lại Yoni [130] mang tính tượng trưng, chả trách ý nghĩa hình ảnh của Không Hành Mẫu lại bắt nguồn từ người hầu nữ (Đồ Cát Ni - Dākinī) của vợ (Ca Lê) thần Siva của Ấn Độ, đó là sự thấp kém “kép”. Tuy để bấu víu vào Phật giáo mà nêu “Bà Tu Mật Đa” trong “Kinh Hoa Nghiêm” làm người phát ngôn cho song thân pháp, nhưng thứ nhất, Bà Tu Mật Đa trong kinh Phật là trường hợp đặc biệt và là chứng cứ đơn lẻ [131], không thể mở rộng ra để giải thích rằng đó là thông lệ trong Vô thượng Yoga của Mật giáo; thứ hai, tu chứng của Bà Tu Mật Đa trong Phật pháp là Thập hành vị [132], còn chưa có (chứng lượng) Đạo Chủng trí, không thể như Mật giáo thổi phồng lên là có thể khiến người ta tức thân “thành Phật” (thành Phật bằng ngay thân này đời này); thứ ba, “trước lấy dục dụ dỗ, sau khiến nhập Phật trí”, những người hành dục với Bà Tu Mật Đa quả thực đều nhập vào trong Phật pháp đoạn Ngã kiến và chứng được trí tuệ Bát Nhã của Như Lai Tạng, và cũng từ đó đoạn được dâm, chứ không như Mật giáo là nhập vào ngoại đạo kiến, cả đời hành tà dâm. Sự bày đặt ra Không Hành Mẫu chỉ là một ví dụ vốn đầy rẫy tư tưởng hoang đường và tà pháp của Mật giáo, ngoài ra còn có những thứ khác như sùng bái Thượng sư, giới Tam muội da, Phật sống chuyển thế… đều là những quái lực loạn thần đếm không hết, ít nhiều đều củng cố cho quyền uy chủ đạo của người nam trong song thân pháp Mật giáo tối cao, không được nghi ngờ, cũng không được làm trái ngược. Cuối cùng, chúng ta hãy xem giải tích ba lớp của Lưu Uyển Lợi về Không Hành Mẫu: Ngoại mật: Các loại hình dáng hiển hiện bề ngoài, như người hoặc thần, Tịch tĩnh tôn hoặc Phẫn nộ tôn, có lợi ích hoặc gây nguy hại đối với loài người. Nội mật: Khi hành giả cao thâm chuyển hóa thành công bản thân thành Không Hành Mẫu vĩ đại (Thân Bản Tôn Kim Cương Du Già Mẫu), thì mới hiển hiện. Mật mật: Uy lực, năng lượng vô hình và sự gia trì thuần tịnh của Không tính. [133]
Thế nhưng, căn cứ nguồn gốc Ấn, Tạng của Không Hành Mẫu, và chức năng của họ trong song thân pháp ở Mật giáo, thì có thể đảo ngược thứ tự của nó, thì mới tương đối ăn khớp với sự thực: Ngoại mật: Các loại hình dáng hiển hiện bề ngoài, như người (ni tăng) hoặc thần (La Sát), Tịch tĩnh tôn hoặc Phẫn nộ tôn (xem hình ảnh). Nội mật: Trí tuệ, từ bi, cứu độ được gán ghép và tượng trưng bằng quan niệm danh tướng của Phật pháp (Phật giáo) Mật mật: Bị mê hoặc bởi “hư danh” mà tự nguyện hoặc bị cưỡng bức quan hệ tình dục (song tu) với Thượng sư, sau đó thì vứt bỏ hoặc chết thảm, nhưng trong tu hành lại không có bất cứ thành tựu gì.
----------------------------
CHÚ THÍCH:
[1] Cụm từ “Phật giáo Tạng truyền” nói trong bài viết này là sử dụng lối nói của giới học thuật, như bài “Nghiên cứu sơ bộ về sự phát triển của Phật giáo Tạng truyền ở Đài Loan” của Dao Lệ Hương nói: [Phật giáo Tạng truyền là hình thức địa phương độc đáo của sự phát triển Phật giáo sau khi truyền nhập vào Tây Tạng, về tên gọi của nó lâu nay trong giới học thuật có những ý kiến khác nhau, có người gọi là “Lạt Ma giáo”, có người gọi là “Phật giáo Tây Tạng” hoặc “Phật giáo Tạng truyền”, lại có người gọi thẳng là “Mật tông Tây Tạng” hoặc “Tạng Mật”. Từ “Lạt Ma giáo” là tên gọi mà các nhà nghiên cứu nước ngoài dùng khi giới thiệu về Phật giáo Tây Tạng thời kỳ đầu, khi ấy tên gọi này ngầm chứa ý nghĩa phủ định “hình thái trộn lẫn đọa lạc cấp thấp”... Theo ý kiến của Thỉ Kì Chính Kiến (Yazaki Masami), vì Phật giáo Tây Tạng có sự đặc sắc cơ bản: do các yếu tố mang tính chú thuật, tôn sùng khác thường đối với Lạt Ma, nhận định “Lạt Ma tức là Phật sống” tạo nên... Cách gọi “Tạng Mật” cũng không thể hàm chứa nghĩa của nó, tuy trong Phật giáo Tây Tạng, Mật tông hưng thịnh hơn Hiển tông, theo thói quen thì cũng coi Mật tông là tinh túy của Phật giáo Đại thừa,... Do đó, để thể hiện nhìn nhận đến tính tổng thể của nó, đồng thời vì sự tiện lợi trong nghiên cứu, bài viết này sẽ dùng từ “Phật giáo Tạng truyền” để phân biệt với Phật giáo Hán truyền chủ yếu ở Đài Loan.] “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học” kỳ 5, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), năm 2000, trang 315-338. Địa chỉ mạng: http://ccbs.ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-BJ011/93567.htm. Đoạn văn này cung cấp cho chúng ta mấy luận điểm: 1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài thời kỳ đầu và Thỉ Kì Chính Kiến đã nói đúng về tính chất của Mật giáo Tây Tạng, do đó, đây là cách gọi chính xác nhất. 2. Phật giáo Tây Tạng là một tên gọi rộng mà không đúng sự thật, chỉ là để bám víu lấy Phật giáo, bề ngoài thì có chứa cả Đại thừa, Tiểu thừa, Hiển giáo, Mật giáo, nhưng trên thực chất thì chỉ có Mật giáo, thì chỉ có thể nói là Quỷ thần giáo ngoại đạo đội lốt Phật. Nếu như khảo sát từ nghĩa lý chân thực của Phật pháp và lịch sử tôn giáo Tây Tạng thì cái mà Tây Tạng được truyền từ Ấn Độ và phát triển từ bản địa chỉ có Mật giáo, không phải là Phật pháp. Do đó, “Phật giáo Tạng truyền” là cái tên suông thiếu thực chất về Phật pháp, hoặc là nói, Phật giáo mà người Tạng tự xưng, kỳ thực là Mật giáo, là một loại tôn giáo pha trộn, đồng với tín ngưỡng dân gian, là pháp ngoại đạo Mật giáo đã biến chất ở thời kỳ sau của Phật giáo Ấn Độ, lại cộng thêm Bôn giáo của đất Tạng, nên về bản chất là pháp quỷ thần chú thuật, chứ không phải là Phật giáo. Cái tên gọi ăn khớp với sự thực là “Mật giáo Tây Tạng” hoặc “Lạt Ma giáo” – tuy nhiên các thầy tôn giáo đất Tạng và (một số) nhà nghiên cứu Phật học không đồng ý, vẫn sử dụng sai lầm cái tên “Phật giáo Tạng truyền”, đồng thời cho rằng tính chất của nó ngang đồng với “Phật giáo Hán truyền”, và xếp vào nhóm truyền bá mang tính khu vực “Phật pháp Đại thừa Bắc truyền”. Bài viết này tuy áp dụng thuật ngữ của học thuật, nhưng không tán đồng danh nghĩa của nó, cái thực chất của “Phật giáo Tạng truyền” trong bài viết vẫn là Lạt Ma giáo, Mật tông Tây Tạng. Ngày sau sẽ viết riêng một chuyên luận (tạm đặt nhan đề là “Từ lý luận ‘phán giáo’ khảo sát tính hợp pháp của sự phân lập ‘Hiển, Mật’”) để làm rõ vấn đề này.
[2] Quỳnh Na Nặc Bố Vượng Điển viết, “Kim Cương, Không Hành, Hộ Pháp trong Đường Khải”, nhà xuất bản Đại học Sự phạm Thiểm Tây (Tây An), tháng 5/2007, trang 114. Cuốn sách này có giải thích riêng của Mật tông: Truyền thống Không Hành Mẫu là một loại truyền thống khắp châu Á sớm hơn nữa, bắt nguồn từ giáo nghĩa của Phật từ thời đại viễn cổ. Sau khi trải qua nhiều thế kỷ, thì truyền thừa này bắt đầu trở nên hủ bại suy nhược. Thế là, Phật Thích Ca Mâu Ni đã lấy hình tướng Đại Nhật Như Lai và Kim Cương Tổng Trì để thu thập lại các truyền thừa này, để cho nó khôi phục trở lại trạng thái thuần tịnh như nguyên sơ, đồng thời đổi mới thêm cho nó, để thích ứng với nhu cầu của thời đại. Đây có lẽ là lối nói biên cải của nội bộ Mật giáo thời kỳ sau, để nhằm nâng cao địa vị của nó mà vượt lên trên Phật giáo chính thống, không liên quan gì đến nguồn gốc và sự thực của Không Hành Mẫu, cho nên không áp dụng.
[3] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 218.
[4] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 220.
[5] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 215.
[6] Thương Quyết Trác Mã viết, “Tổng thuật nghiên cứu phụ nữ Tây Tạng”, đăng trong “Nghiên cứu Tây Tạng”, kỳ 1, Viện khoa học xã hội Tây Tạng (Lhasa Tây Tạng), tháng 2 năm 2008, trang 114-115.
[7] Phật quả này là Phật Mật giáo, Phật Lạt Ma của Phật giáo Tạng truyền, không phải là Phật trong Phật giáo chính thống.
[8] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 213-236.
[9] Lý Nam viết, “Sự sùng bái người nữ trong Đạo giáo và Mật giáo”, đăng trong “Nghiên cứu Nam Á”, kỳ 1, Tạp chí xã châu Á Thái Bình Dương đương đại (Bắc Kinh), năm 1998.
[10] Lý Nam viết, “Thần Phật nữ trong Mật tông Phật giáo”, đăng trong “Nghiên cứu Nam Á”, kỳ 2, Tạp chí xã châu Á Thái Bình Dương đương đại (Bắc Kinh), năm 2007. |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |