Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |
KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN [1] -15 |
[117] Địa ngục Kim Cương là thứ mà chỉ Phật giáo Tạng truyền mới có, trong Phật giáo không có địa ngục Kim Cương này.
[118] Chi tiết xin tham khảo “Cave in the Snow – Tuyết động” ghi chép phỏng vấn Đan Tân Ba Mặc của Vicki Mackenzie.
[119] Đại hội thiện nữ Phật giáo quốc tế lần thứ 12 (12th Sakyadhita International Conference on Buddhist Women) được tổ chức ngày 12.06 tại Băng Cốc, Thái Lan trong 7 ngày. Link: http://mingkok.buddhistdoor.com/cht/news/d/20962
[120] “Đại Chính Tạng” sách 19, “Đại Phật đỉnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ Tát vạn hành Thủ Lăng Nghiêm kinh” quyển 6, trang 131, dưới 18 – trang 132, dưới 25.
[121] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 234 nói: “Trong tu trì của Mật tục, những khái niệm đã vượt qua thế tục, đối với sự phân biệt giới tính, giai cấp, thân phận cũng dừng hết. Hơn nữa, căn cứ vào sự truyền thụ về Không tính cứu cánh hoặc tam thân, nam tính hoặc nữ tính chỉ là lời nói thay cho năng lượng về mặt bản chất, chỉ là sự giải thích phương tiện ở tầng thứ Thế tục đế, còn về mặt gốc rễ thì không có phân biệt…. Một vị phàm phu làm thế nào phát tâm thoát lìa trần thế, đối diện với các loại cảnh ngộ khó và chướng ngại trong ngoài trong tu hành, cuối cùng giải thoát từ trong luân hồi và lợi ích cho vô số chúng sinh…. Trong những quá trình này, sự thị hiện, chỉ dẫn, điểm hóa của Không Hành Mẫu cho đến bậc thành tựu lĩnh ngộ được bản chất tam thân Không Hành Mẫu mà tự mình vốn có, có thể khác đường cùng lối về mà chỉ ra một ý chỉ căn bản nào đó – cũng có nghĩa là tính cộng thông Phật tính sáng suốt, bình đẳng vô phân biệt của mỗi chúng sinh.”
[122] Vu Quân Phương viết, “Trí tuệ là mẹ, từ bi là cha – Quán Âm và giới tính của ngài”, “Hương Quang Trang Nghiêm” kỳ 59, Tạp chí xã Hương Quang Trang Nghiêm (Đài Loan), tháng 9.1999, trang 60-62. Link: http://www.gaya.org.tw/magazine/v1/2005/59/main4.htm Nguyên nhân giải thích trí tuệ được coi là đặc chất của người nữ trong bài viết là: “Trí tuệ là mẹ, từ bi là cha trong Phật giáo là bắt nguồn từ quan niệm của Ấn Độ và Tây Tạng đối với phụ hệ, vì ban đại truyền thống của Phật giáo – Tiểu thừa, Đại thừa, Kim Cương thừa, những người tín ngưỡng của họ ắt phải hiểu rằng duy chỉ có trí tuệ mới có thể liễu ngộ Thực tướng của tất thảy chư pháp, giống như nước và đất vậy, trí tuệ là nhân tố bắt buộc phải có trong khai ngộ, do đó mà được ví dụ là mẹ. Thế nhưng, người mẹ không thể nào cho con thân phận, phần này phải hoàn toàn thành tựu từ cha. Căn cứ theo phụ hệ, đứa con này mới tính là có thân phận, định vị, cho nên nhờ lợi tha mà sinh khởi từ bi và phương tiện, tức là đạo chủng Bồ Đề độc nhất vô nhị của Bồ Tát Đại thừa…. (1) Trong Đại thừa, trí tuệ không có tính quyết định; (2) Do Đại thừa khá nghiêng về tình cảm, và lấy đó làm đặc chất vốn có. Do đó mà đem đặc chất vô cùng quan trọng này trong truyền thống Đại thừa quy về cho người nam. Rất rõ ràng là, hai nhân tố này đều không thể nâng cao trí tuệ và địa vị của người nữ.” Sự lý giải như vậy là có vấn đề, nhưng không phải là phạm vi nghiên cứu của bài viết này nên tạm không thanh lọc làm rõ.
[123] Đức Cát Trác Mã viết, “Vai trò và địa vị của người nữ trong Phật giáo Tạng truyền”, “Nghiên cứu Tây Tạng” kỳ 4, Viện khoa học xã hội Tây Tạng (Lhasa Tây Tạng), năm 2005, trang 45-46.
[124] Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 viết, “Sức mạnh của từ bi”, Công ty xuất bản Liên Kinh (Đài Bắc), tháng 5 năm 1998, trang 94.
[125] “Tantra - Tibetischer Buddhismus: Die Frauenfeindlichkeit im Tibetischen Buddhismus” trích lục từ “Dalai Lama–Fall eines Gottkönigs (Đạt Lai Lạt Ma – sự đọa lạc của bệ hạ Pháp vương)” của Colin Goldner. Trong đó có một đoạn như sau: “Việc này thường không nói ở bên ngoài, Đạt Lai Lạt Ma thậm chí chủ trương rằng, nếu đối phương là người chưa quy y hoặc chưa thụ quán đỉnh, thì đều không được dễ dàng khinh dị tiết lộ bí mật không truyền này của Tạng Mật cho họ. Thế nhưng, sử dụng đồng nữ và con gái trẻ, hợp tu song thân pháp với họ, quả thực là con đường tất yếu của đạo giải thoát của Phật giáo Tạng truyền…” Nói “hành giả Phật giáo Tạng truyền bắt buộc phải sử dụng đồng nữ, con gái trẻ, thực tu song thân pháp với họ”, ý là nói trong Phật giáo Tạng truyền, đây là một việc mà mọi người tâm soi chiếu không tuyên truyền, phụng hành không thay đổi. Trích từ Marcus Hammerschmitt Homepage, “Ein ungeheures Lächeln (Mỉm cười không bình thường)”. Tham khảo “Dalai Lama– Der Fall eines Gottkönigs (Đạt Lai Lạt Ma - sự đọa lạc của bệ hạ Pháp vương)” sau trang 170. Link: http://cat13333.blogspot.com/2010/10/die-frauenfeindlichkeit-im-tibetischen_19.html
[126] Trong bài “Phục hưng nữ thần trong tìm gốc văn hóa phương Tây, từ giả thuyết Cái Cơ nói đến văn minh nữ thần”, Diệp Thư Hiến viết: [Hành vi mô phỏng mẹ và làm lại sinh mệnh trong nuôi dưỡng tử cung đất mẹ của nhân loại, thai nhi và sự ra đời, cũng chính là hành vi lặp lại vũ trụ sáng tạo ra nhân loại... Tiến vào mê cung hoặc hang động, tương tự như quay về cơ thể mẹ một cách thần bí. Trong thần thoại vĩnh sinh, “quay về mẫu thể” (regressus ad uterum) là chủ đề truyền bá rộng nhất, tức là quay trở lại cội nguồn sáng tạo hoặc tượng trưng cho tử cung cội nguồn của sinh mệnh. Tinh thần phân tích học cho rằng ở thế giới vô ý thức, thời gian nó quay lại tuần hoàn, vô ý thức có nguyện vọng quay về với nguyên thủy. Sự phục quy của Đạo gia nhằm vào lý tưởng trẻ thơ và thuật luyện kim, chính là tìm cách đem kết hợp trời đất, rồi nhiếp quy vào thân thể, sinh ra một trạng thái hỗn độn nguyên thủy (Hỗn độn như trứng gà), quay về trạng thái thuần chân là phôi thai hoặc trước khi có thế giới. Thánh nhân Đạo gia cho rằng loại hồi quy kiểu quay về phôi thai của sinh mạng cá thể này là quy luật vũ trụ “phản giả đạo chi động”.] “Lý luận và phê bình văn học” kỳ 4, Viện nghiên cứu nghệ thuật Trung Quốc (Bắc Kinh), năm 2022. Link: http://www.21mishu.com/lunwen/shys/xfwhlw/201003/656350.html
[127] Dương Tú Huệ nói: “Trong quan điểm thời nay đời người lấy hưởng lạc làm mục đích của Phái Thuận Thế, có thể nói là hoàn toàn phủ định tôn giáo và đạo đức. Do đó, khi họ đang lựa chọn hành vi hoạt động, sẽ suy nghĩ đến việc hậu quả của hành vi này liệu có đem lại khoái lạc cảm quan hay không, chứ không nghĩ rằng hành vi này liệu có hợp với quy phạm đạo đức hay không, liệu có làm tổn hại đến người khác hay không, hoặc khoái lạc mà nó đem đến liệu có phải là khoái lạc tạm thời hay không…. Dưới tư duy của loại Duy thân quan này (deha-vada, hoặc dịch là Tác thân luận), duy có mình không có người, tất thảy chỉ là thân thể mà thôi, tư tưởng và hành vi của họ hoàn toàn kết hợp với thân thể hoặc ái dục của mình.” Xem bài “Luận về sự triển hiện của ý chí tự do trong nghiệp luận của kinh A Hàm”, “Luận văn hội thảo Nho Phật hội thông lần thứ 4”, khoa Triết học Đại học Hoa Phạm (Đài Bắc), tháng 5.2000, trang 301-316. Link: http://ccbs.ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-HFU/nx020883.html Song thân pháp Tạng Mật từ Mật giáo Ấn Độ truyền đến, tư tưởng “dâm lạc thân thể” mà nó tham trước có quan hệ rất lớn với “Thuận Thế luận”. Chi tiết xem: Thạch Hải Quân viết, “Chính kiến về ái dục: Chủ nghĩa diễm dục trong văn hóa Ấn Độ”, Bách Thiện thư phòng (Đài Bắc), tháng 9.2009 in lần đầu, trang 15-102.
[128] “Đại từ điển Phật Quang”, link: http://www.fgs.org.tw/fgs_book/fgs_drser.aspx
[129] Trong bài “Nói chuyện văn hóa Tây Tạng” 14: “Bí mật của Hương Ba Lạp (Shambhala) (thượng)”, Da Luật Đại Thạch viết: [Quốc vương của vương triều Kalki giống như đại pháp sư của Ấn Độ (Maha Siddha), để tóc dài, đeo khuyên tai to và vòng cổ tay. Họ đều chỉ có một con trai, nhưng lại có rất nhiều con gái, phụ nữ họ làm Trí Tuệ Nữ trong nghi thức…. Giới tính trong vương quốc, tất cả những nhân vật hữu dụng đều là người nam, người nữ trừ khi sinh con được nhắc đến ra, chính là làm “Trí Tuệ Nữ” trong nghi thức. Cá nhân quốc vương có đến một trăm vạn Trí Tuệ Nữ, “trẻ như trăng mùng tám”.] (Theo Quỹ Giáo dục Chính Giác (Đài Bắc), tháng 3.2008, trang 71-72). Tác giả bình chú: Cuốn sách này tuy không được đánh giá là trước tác học thuật, nhưng những gì nói trong sách lại có nhiều căn cứ. Tác giả cũng liệt kê chi tiết xuất xứ của mỗi luận văn trích dẫn sau mỗi đoạn văn. Do đó, cho dù không thể coi là chứng cứ trực tiếp, nhưng cũng có thể liệt ra để tham khảo, tạo ra biện luận học thuật trái chiều hai bên, lấy chân tướng khai quật một cách chuyên sâu để thanh lọc sự thật. Đó là vì kinh luận của Phật giáo Tạng truyền đa số là có thói quen “tưởng tượng làm giả”, trộn lẫn với chân nghĩa của Phật pháp, thế nhưng giới học giả thường không suy xét, lần nào cũng bị sự tô điểm của tôn giáo đó nó che khuất, nên không thể nào so sánh như thực được sự khác biệt và thật giả trong pháp nghĩa của hai bên Hiển-Mật. Mất lễ thì cầu nơi dân dã, thế nhưng các trước tác phi học thuật kiểu này không chịu sự gò bó của quy cách sáng tác, mà tường thuật trực tiếp những gì biết, những gì trông thấy, nên đã để lại rất nhiều tư liệu điền dã và phương hướng suy nghĩ rất đáng quý. Những luận thuật liên quan đến song thân pháp trong cuốn sách này của Da Luật Đại Thạch đều tập trung vào thuật lấy âm (thượng) (hạ), có thể tham khảo. Chú thích của dịch giả: Thuật lấy âm là cách gọi tắt của thuật “lấy âm bổ dương”, thường thấy trong Đạo gia, tức là hút tinh khí người nữ trong quá trình quan hệ tình dục để tăng cường sinh lực cho phía nam. Hành giả Mật tông Tây Tạng do tập khí công lâu năm, có thể bế tinh hoặc hút ngược tinh vào trong cơ thể, nên khi áp dụng thuật này thì chỉ một thời gian sau người nữ hợp tu song thân với anh ta sẽ bị hút sạch tinh lực, sức khỏe cạn kiệt, xuống sắc nhanh chóng, sau cùng là sẽ bị phế bỏ, người xấu số thì có thể mất mạng.
[130] Đối xứng (hoặc tương hợp) với Linga, bộ phận tình dục nam nữ được tạo hình độc lập.
[131] Trong truyền thuyết có Mã Lang Phụ, Tỏa Cốt Bồ Tát do Quán Âm hóa thân, nhưng không phải là chính thống.
[132] Bài “Phật giáo nhân gian” của Đạo sư Bình Thực viết: “Tham thứ 25 dâm nữ Bà Tu Mật Đa trong Thập hành vị…, cũng có người thị hiện làm kỹ nữ cao cấp, ví dụ Bà Tu Mật Đa trong Thập hành vị, cô ấy là dâm nữ - một kỹ nữ cao cấp. Ai mà ái mộ sắc đẹp của cô ấy mà đi tìm đến cô ấy, đương nhiên là phải bỏ ra một khoản tiền lớn thì mới được gặp nàng, thế nhưng thường là hễ nhìn thấy nàng là khai ngộ rồi. Cho nên, Bà Tu Mật Đa cũng là một Bồ Tát có chứng ngộ rất cao, đương nhiên là thiện tri thức thật sự.” Theo “Báo điện tử Chính Giác”, kỳ 63, Hội Đồng tu Chính Giác Phật giáo, ngày 1.11.2010, trang 17-18.
[133] Lưu Uyển Lợi viết, “Truyện ký về Không Hành Mẫu và thượng sư trong Phật giáo Tạng truyền”, đăng trong “Học báo trung tâm nghiên cứu Phật học”, kỳ 7, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Viện Văn học, Đại học quốc lập Đài Loan (Đài Bắc), tháng 7 năm 2002, trang 224.
Từ khóa: KHÚC CA BI THƯƠNG CỦA KHÔNG HÀNH MẪU – VAI TRÒ VÀ VẬN MỆNH CỦA NGƯỜI NỮ TRONG PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN
Bài sau: Phật giáo Tạng truyền – Luật im lặng Lượt xem trang: 203 |
Home » 文章分类_VN » CHÂN TƯỚNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG |